Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 2105QTNE020 nguyễn thị hạnh PPNCKH (Trang 31)

1.4 .Các yếu tố tác động đến kỹ năng quản lý thời gian

2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập ngày 14/11/2011, trước đây có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.

Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ của trường là Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường đào tạo các ngành nghề như Quản trị nhân lực, Quản trị văn phịng, Quản lý cơng, Quản lý xã hội, Chính trị học, Chính sách cơng, Tổ chức và xây dựng chính quyền, Luật, Văn thư, Lưu trữ, Quản lý văn hố, Hệ thống thơng tin, Thư viện, Thư ký văn phòng...

Hiệu trưởng là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh); 8 phịng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm.

Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.

2.1.1.2. Quy mơ đào tạo

Tính đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao học và46 đại học. Ngồi ra Trường cịn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư, phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác. Ngành đào tạo 1. Quản trị nhân lực 2. Quản trị văn phòng 3. Quản lý nhà nước 4. Luật 5. Lưu trữ học 6. Chính trị học

7. Thông tin - Thư viện 8. Hệ thống thông tin 9. Quản lý văn hóa 10. Văn hóa học

11. Văn hóa truyền thơng 12. Văn hóa doanh nghiệp 13. Xây dựng Đảng

14. Ngơn ngữ anh

2.1.2. Đặt vấn đề

Quản lý thời gian hiệu quả là yêu cầu và cũng là thách thức hiện nay đối với sinh viên các trường đại học nói chung và với sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay. Để quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên cần có kỹ năng quản lý thời gian. Kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp sinh viên biết phân phối, sử dụng thời gian hiệu quả, hợp lý từ đó nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động học tập và các hoạt động khác trong trường đại học. Những kỹ năng này sử dụng thời gian hợp lý cho các hoạt động của bản thân, tránh những căng thẳng, giảm thiểu tình trạng phân bổ thời gian khơng hợp lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn sinh viên đều nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian đối với hoạt động tự học là quan trọng. Tuy nhiên, giữa nhận thức và việc làm cụ thể lại khá khác biệt. Tác giả đã thực hiện một khảo sát 100 bạn sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra là: chỉ có 18% sinh viên cho biết mình sử dụng thời gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu tài liệu. Có tới 42% sử dụng nhiều thời gian ngồi máy tính để online, lên Facebook, dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ nướng hoặc ngủ trưa. 28% cho biết dành nhiều thời gian để tham gia hoạt động xã hội và thể thao giúp cải thiện sức khỏe, hình thành và rèn luyện kỹ năng, 12% sử dụng nhiều thời gian lên thư viện nghiên cứu tài liệu. Như vậy, sinh viên sử dụng thời gian thiếu hiệu quả là minh chứng cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên còn hạn chế. Sinh viên gặp khó khăn trong quản lý thời gian. Đó chính là vấn đề các nhà nghiên cứu, các nhà trường cần quan tâm giáo dục, phát triển kỹ năng cho sinh viên. Vậy, thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ như thế nào? Thực trạng đó đặt ra những u cầu gì đối với nhà trường và bản thân mỗi sinh viên để phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên? Từ câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý thời gian của sinh viên theo học tại Đại học Nội vụ Hà Nội phân tích nguyên nhân của thực trạng đó.

Thơng qua xử lý, phân tích, thống kê các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, bài viết đưa ra những khuyến nghị đối nhà trường, giảng viên và sinh viên nhằm phát triển kỹ năng, giúp sinh viên có định hướng, kế hoạch quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, sử dụng thời gian của mình

2.2.Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội

Để tìm hiểu và đánh giá về thực trạng quản lý thời gian của sinh viên, tác giả đã khảo sát một số sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội, được kết quả như sau:

Theo kết quả khảo sát nhìn chung, kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Một số thói quen trong kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên đạt ở mức trên trung bình nhưng khơng đáng kể. Một số thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với khá nhiều sinh viên như: chia các cơng việc khó, phức tạp thành những việc nhỏ với khoảng thời gian tương ứng, luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những dụng cụ nhắc nhở để quản lí thời gian, xác định khoảng thời gian bị lãng phí.

2.2.1. Sự quan tâm đối với vấn đề quản lý thời gian của sinh viênTrường Đại học Nội vụ Hà Nội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3.5 9.8 25.2 48.3

13.2

Khơng quan tâm Ít quan tâm Bình thường

Quan tâm Rất quan tâm

Biểu đồ 2.1. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Nội vụ đến vấn đề quản lý thời gian

Biểu đồ 2.1. Phản ánh mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học Nội vụ về vấn đề quản lý thời gian cho thấy đa số sinh viên quan tâm đến quản lý thời gian (chiếm 48,3%) nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận nhỏ khơng quan tâm đến quản lý thời gian (chiếm 3,5%) họ cho rằng vấn đề quản lý thời gian khơng giúp ích được gì trong quá trình làm việc của bản thân “Mình khơng quan trọng việc sắp xếp thời gian bởi công việc này tốn thời gian và khiến mình bị gị bó, khó chịu nên dẫn đến giải quyết các cơng việc không hiệu quả” (Sinh viên 1 – Năm 3, khoa quản trị nhân lực). Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy phần lớn sinh viên đã hình thành và nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý thời gian làm việc, học tập của bản thân. “Quản lý thời gian là một vấn đề vơ cùng quan trọng đối với em, vì nếu khơng sắp xếp, lên lịch trình hợp lý em sẽ khơng thể quản lý và giải quyết hết các công việc phải làm của mình.” (Sinh viên 2 - Năm 2, khoa quản trị văn phịng). Nhìn chung hầu như phần lớn sinh viên k quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian.

2.2.2 Thực trạng lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên:

Sau khi thực hiện khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại học Nội vụ kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:

60 25

15

Không lập kế hoạch Lập kế hoạch Không thực hiện

( Đơn vị: %)

Biểu đồ 2.2. Thực trạng việc lập kế hoạch của sinh viên đại học Nội vụ

Từ bảng số liệu cho thấy phần lớn sinh viên không lên kế hoạch (chiếm 60%). “Mình khơng có thói quen lên kế hoạch hay thời gian biểu (tức là lên

cơng việc trên giấy). Mình chủ yếu hình dung trong đầu, sắp xếp các cơng việc theo trình tự việc nào cấp thiết nhất thì mình sẽ làm trước. Nói chung là làm thế nào cho hồn tồn giải quyết xong vấn đề ấy” (Sinh viên 3 - sinh viên năm 1, ngành luật). Kết quả trên cho thấy mặc dù sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết và có sự hình dung về việc sắp xếp, phân bổ thời gian cho cơng việc. Bên cạnh đó, ta cũng thấy số sinh viên lập kế hoạch (chiếm 25%) là không nhiều. Không những thế, một số sinh viên lập kế hoạch nhưng không thực hiện hay khơng thực hiện triệt để (chiếm 15%). “Bình thường thì mình quản lý theo lịch trình có sẵn. Lập thời gian biểu chi tiết cho từng ngày. Phần lớn dành thời gian học tập tại trường và tham gia các câu lạc bộ. Mình có thói quen lên kế hoạch, lập thời gian biểu tuy nhiên chưa thể hiện triệt để do các tình huống đột xuất, bất cập tác động vào. Ví dụ: Chuyển đổi lịch học, học bù, deadline,...và mình thấy mình lên kế hoạch khơng khả thi” (Sinh viên 4 - sinh viên năm 2, khoa Quản trị văn phịng). Nhìn chung, đa số sinh viên quan tâm đến việc quản lý thời gian nhưng trái lại phần lớn sinh viên chưa có kỹ năng lập kế hoạch để quản lý thời gian của bản thân nên dẫn tới tình trạng sinh viên lập kế hoạch mà thực hiện không hiệu quả.

2.2.3. Thực trạng thực hiện kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên

Dưới đây là kết quả sau khi tác giả khảo sát thực trạng sử dụng thời gian cho các hoạt động chủ yếu của sinh viên Trường Đại học Nội vụ:

Thời gian cho những công việc khác

0 10 20 30 40 50

Khơng dành thời gian Ít hơn 1 giờ Khoảng 1-3 giờ Nhiều hơn 3 giờ

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thời gian của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội

Kết quả thể hiện ở biểu đồ trên cho thấy sinh viên Trường Đại học Nội vụ đang sử dụng thời gian cho nhiều hoạt động đa dạng khác nhau. Trong đó một bộ phận khơng nhỏ dành thời gian từ 1-3h/ngày cho hoạt động lướt web, dùng mạng xã hội; từ 1-3h cho các hoạt động vui chơi, giải trí và những hoạt động khác. Trong khi đó thời gian dành cho hoạt động tự học dưới 1h/ngày cịn nhiều, ít sinh viên dành trên 3h/ngày cho hoạt động tự học. trên thực tế, theo khảo sát (Biểu đồ 3) cho thấy số lượng sinh viên dành thời gian nhiều hơn 3 giờ cho việc lướt web, sử dụng mạng xã hội,... (chiếm 40%) so với số lượng sinh viên dành thời gian hơn 3 giờ cho việc tự học ở nhà (chỉ chiếm 25%). Điều này cho thấy sinh viên chưa có đánh giá khách quan về việc sử dụng thời gian của bản thân. Lý giải cho điều này, bởi tâm lý ngộ nhận “tôi mỗi lần ngồi vào bàn học, nghiên cứu sách vở khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại. Mỗi lần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay các thơng báo trên Facebook nên bạn ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học. Việc này khiến tôi dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên 4 - năm 2 khoa quản trị nhân lực), “Tôi thường hay bị phân tâm trong lúc học bài, và phải thú nhận rằng xem Tiktok cuốn hút hơn việc giải quyết các bài tập” (Sinh viên 5 - năm nhất ngành kinh tế ). “Mình cho rằng trên mạng xã hội có rất nhiều điều thú vị, bất cứ khi nào rảnh, thậm chí cả lúc học mình thường sẽ lướt Instagram, Facebook, Tinder... vì thế thời gian trơi nhanh, nhiều khi ngồi cả tối mà không học được chữ nào”. (chia sẻ của (SV 5 năm 2 khoa quản trị văn phòng). Phỏng vấn sinh viên về hiệu quả quản lý thời gian ngoài giờ học trên lớp của sinh viên, nghiên cứu thu được các chia sẻ: “Mình quan tâm và thường lập kế hoạch cho các hoạt động theo ngày, nhưng thấy mình hầu như khơng thực hiện được kế hoạch như đã lập ra.”(Sinh viên 6- năm 2, khoa du lịch và lữ hành). Kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của nhiều sinh viên chưa tốt dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt

động học tập. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên cho rằng mình học quá nhiều nhưng lại không đạt kết quả tốt.

2.2.4. Kết quả học tập và đánh giá của sinh viên về vai trò của nhàtrường trong phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên. trường trong phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên.

Về kết quả học tập của sinh viên, nghiên cứu khảo sát trên 100 sinh viên và kết quả khảo sát cho thấy học lực của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, phần lớn sinh viên đạt học lực khá, tỉ lệ sinh viên giỏi và xuất sắc k quá nhiều. Thực hiện phỏng vấn sâu để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một bạn sinh viên có học lực khá chia sẻ “Một phần yếu tố khiến học lực của tôi không được tốt cho là do tơi chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí, ví dụ như trong thời gian ôn luyện cho từng môn học tôi thường để thời gian ôn thi vào những ngày cuối cùng việc đó dẫn đến các mơn chồng chéo lên nhau khơng kịp ơn tập kỹ, từ đó dẫn đến điểm thi thấp và khơng được như mong muốn của bản thân” (sinh viên 7- năm 3, khoa luật). Tuy nhiên qua khảo sát nhận thấy rằng việc quản lý thời gian một cách hiệu quả cũng đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên phần lớn sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc đều cho rằng “Tơi đã sắp xếp thời gian hợp lí cho từng ngày, để tiết kiệm thời gian cũng như sử dụng nó một cách hợp lí em đã lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng và giành nhiều thời gian cho học tập hơn, từ đó kết quả học tập của tơi được cải thiện lên đáng kể.” (sinh viên 8- năm 3 khoa Luật). Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý thời gian và sử dụng thời gian một cách hợp lí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.

2.2.5 Đánh giá của sinh viên về vai trò của nhà trường trong việc địnhhướng, phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên: hướng, phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên:

Theo kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều sinh viên phân vân về vấn đề này. Chỉ còn lại một phần nhỏ sinh viên cho rằng nhà trường giúp đỡ nhiều trong sự hình thành kỹ năng quản lý thời gian của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy. Theo kết quả phỏng vấn, một số sinh viên chia sẻ bản thân nhận ra rằng nhà trường đã giúp bản thân trong việc quản lý thời gian : “Mình nhận

thấy là nhà trường đã giúp đỡ mình một cách trực tiếp ví dụ như các buổi tọa đàm về kỹ năng mềm , các buổi talk show về kỹ năng quản lý thời gian từ các câu lạc bộ, hay bằng cách gián tiếp như giao bài tập về nhà. Đầu năm, đầu kỳ chúng mình có lịch học rõ ràng, thời gian tổ chức thi cử, thời gian đăng ký học phần,...”, (nhóm sinh viên - năm nhất khoa quản trị nhân lực), “Mình nhận thấy nhà trường đã định hướng cho sinh viên trong việc quản lý thời gian, mình nhận thấy được sự thay đổi của bản thân qua từng năm học, có sự tiến bộ hơn các năm

Một phần của tài liệu 2105QTNE020 nguyễn thị hạnh PPNCKH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w