2. Vật liệu và phương pháp
3.3.1 Khảo sát nồng độ kháng sinh ceftriaxone có thể gây chết S.suis CM
CM368
Phương pháp nuôi cấy phân lập vi sinh truyền thống vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Tuy nhiên phương pháp nuôi cấy có thể gặp thất bại nếu bệnh nhân hay heo bệnh đã dùng kháng sinh điều trị trước khi lấy mẫu chẩn đoán. Nhằm đánh giá khả năng phát hiện S. suis bằng phương pháp LAMP với
phương pháp nuôi cấy, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng phát hiện S. suis
trong dịch nuôi cấy có chứa kháng sinh. Vì thế, chúng tôi bố trí thí nghiệm nhằm phát hiện vi khuẩn S.suis trong môi trường có bổ sung hàm lượng kháng sinh
Hình 3.11: S. suis CM 368 mọc trên môi trường thạch máu sau khi ủ với
ceftriaxone với nồng độ 2xMIC (0.4 μg/ml) ở 24h.
1,46x106 cfu/ml 1,46x105 cfu/ml
Hình 3.12: S. suis CM 368 mọc trên môi trường thạch máu sau khi ủ với
ceftriaxone với nồng độ 4xMIC (0.8 μg/ml) ở 24h.
1,46x106 cfu/ml 1,46x105 cfu/ml
Bảng 3.1: Nồng độ S. suis sau khi ủ với ceftriaxone (2xMIC và 4xMIC) ở thời
điểm 24h
Số lượng vi khuẩn S. suis ủ với ceftriaxone với nồng độ 2xMIC giảm ít ở thời điểm 24h so với nồng độ vi khuẩn ban đầu (hình 3.11), (bảng 3.1). Kết quả cho thấy nồng độ ceftriaxone 2xMIC không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Tuy nhiên khi ủ vi khuẩn với nồng độ kháng sinh ceftriaxone 4xMIC kết quả thu được số lượng vi khuẩn giảm đáng kể (hình 3.12), (bảng 3.1). Kết quả cho thấy với nồng độ 1,46x103 cfu/ml lúc 24h thì không có bất kỳ khuẩn lạc nào mọc trên môi trường thạch máu. Điều này có thể kết luận ceftriaxone với nồng độ 4xMIC có thể tiêu diệt được vi khuẩn nồng độ thấp (103 cfu/ml) nhưng ở nồng độ vi khuẩn cao (1,46x106 cfu/ml) mật độ vi khuẩn giảm ít sau khi ủ với kháng sinh. Theo các nghiên cứu trước đây, mật độ vi khuẩn S. suis ở nồng độ cao là nguyên nhân chính gây chết ký chủ, chẳng hạn S. suis gây chết 30% chuột với liều gây nhiễm 5x107
cfu/ml [68] và 106 cfu/ml [53] là liều chết đối với heo con.
Tuy nhiên trong kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy với nồng độ ceftriaxone 2xMIC và 4xMIC vi khuẩn ở nồng độ cao không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thực tế bệnh nhân nghi ngờ nhiễm S. suis được điều trị bằng ceftriaxone với nồng độ 1g/ người lớn ( tiêm tĩnh mạch 1g/10 ml nước cất hay tiêm bắp 1g ceftriaxone pha loãng 3,5ml dung dịch 1% lignocaine hydrochloride BP) [26].
Nồng độ vi khuẩn ban đầu Nồng độ vi khuẩn ủ với 2xMIC Nồng độ vi khuẩn ủ với 4xMIC cfu/ml 1,46x106 9,65x105 8,25x105 1,46x105 8,67x104 180 1,46x104 7,34x103 10 1,46x103 780 0
1,47x104 cfu/ml 1,47x103 cfu/ml
Vì thế chúng tôi tăng nồng độ ceftriaxone lên 8xMIC (1,6 μg/ml tương đương với 6,4 mg/ 4l ~ lượng máu trong cơ thể người lớn) trong phản ứng nuôi cấy S. suis.
Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tác động ceftriaxone nồng độ 8xMIC lần lượt với các nồng độ S. suis 1,47x106; 1,47x105 ; 1,47x104 ; 1,47x103 cfu/ml đến thời điểm 24h. Kết quả cho thấy rằng với nồng độ 1,47x106
cfu/ml mật độ
S. suis chỉ giảm ít khi tiếp xúc với kháng sinh, tuy nhiên trong các nồng độ còn lại 1,47x105; 1,47x104 ; 1,47x103 cfu/ml, kết quả nuôi cấy cho thấy không có khúm khuẩn lạc nào mọc trên thạch máu sau 24h ủ (hình 3.13), (bảng 3.2), điều này có nghĩa là với các nồng độ vi khuẩn này bị tiêu diệt hoàn toàn bởi kháng sinh ceftriaxone nồng độ 8xMIC.
Hình 3.13: S. suis CM 368 mọc trên môi trường thạch máu sau khi ủ với
Bảng 3.2: Nồng độ S. suis giảm sau khi ủ với ceftriaxone 8xMIC ở thời điểm 24h
Tóm lại, S. suis không bị tiêu diệt khi ủ với nồng độ ceftriaxone 2xMIC và
4xMIC có khả năng giết chết S. suis nồng độ thấp. Tuy nhiên, với nồng độ 8xMIC, ceftriaxone tác động và giết chết S. suis hoàn toàn ở nồng độ cao đến 105 cfu/ml.
3.3.2 Xác định đường cong chết phụ thuộc thời gian (time kill-curve) của chủng S. suis CM 368 trong môi trường có cetriaxone nồng độ 8xMIC