Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 105)

6. Cấu trúc đề tài

4.2. Kiến nghị với các cơ quan có liên quan

4.2.2. Kiến nghị đối với NHNN

Có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với Chính Phủ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với chính sách tài khóa và tình hình thực tế của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhằm góp phần kiểm sốt lạm phát và từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Xây dựng và ban hành kịp thời hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của

các NHTM. Tăng cường cơng tác kiểm tra tình hình hoạt động của các NHTM nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những NHTM vi phạm pháp luật về tài chính-ngân hàng, đảm bảo các NHTM hoạt động lành mạnh. Đồng thời phát hiện các NHTM có tình hình tài chính yếu kém để từ đó có hướng hỗ trợ hoặc xử lý sớm, tránh để xảy ra tình huống các NHTM mất khả năng thanh khoản trong ngắn hạn dẫn đến hệ lụy sụp đổ dây chuyền trong ngành ngân hàng.

Cùng với việc quy định mức lãi suất trần huy động vốn, NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định này ở các NHTM. Trên thực tế, một số NHTM vẫn tìm cách lách quy định này bằng cách tặng tiền mặt, vàng... cho khách hàng, thậm chí là áp dụng mức lãi suất cao hơn so với mức quy định của NHNN để huy động vốn. Tuy nhiên, về lâu dài NHNN nên bỏ quy định điều hành lãi suất mang tính hành chính này, thay vào đó NHNN cần áp dụng công tác điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, để cho các NHTM tự quyết định mức lãi suất huy động của mình và NHNN chỉ cần đứng ra đảm bảo sự cạnh tranh của các NHTM là công bằng và đúng luật.

Theo dõi sát sao tình hình kinh tế, diễn biến của thị trường tiền tệ trên thế giới và trong nước. Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro về hoạt động ngành ngân hàng, có khả năng cảnh báo sớm cho các NHTM trong nước nhằm tránh được các rủi ro có thể xảy ra.

Khuyến khích NHTM và các TCKT thực hiện việc thanh toán bằng thẻ điện tử, hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Yêu cầu các NHTM đẩy mạnh việc trang bị các thiết bị dùng cho việc thanh toán qua thẻ điện tử như máy ATM, POS, EDC nhằm triển khai tốt cơng tác thanh tốn qua thẻ.

KẾT LUẬN

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng của các NHTM, nhằm mục đích tạo nguồn để duy trì khả năng thanh khoản và phục vụ cho các hoạt động cấp tín dụng của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng nhiều các NHTM, các TCTD, các tổ chức kinh tế và các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khốn…thì thị phần của các NHTM càng bị thu hẹp đi. Các NHTM phải đối mặt với nhiều áp lực trong công tác huy động vốn. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước” nhằm góp phần có cái nhìn rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng này giúp các NHTM có thể hồn thiện và thực hiện tốt hơn nghiệp vụ huy động vốn của mình, tạo tiền đề để phát triển và mở rộng quy mơ hoạt động của mình.

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (sử dụng mơ hình hồi quy bội) thơng qua việc phân tích số liệu sơ cấp thu thập được bằng phiếu khảo sát ý kiến khách quan từ phía khách hàng. Phiếu khảo sát được xây dựng để khảo sát ý kiến khách hàng gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với 21 yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến các biến. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường các yếu tố này. Số liệu sơ cấp thu thập được gồm 232 phiếu trong đó có 199 phiếu đạt yêu cầu phục vụ cho đề tài được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). Dựa trên kết quả thu được từ việc phân tích số liệu sơ cấp, đề tài có đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các NHTM trên địa bàn hoàn thiện hơn nghiệp vụ huy động vốn của mình.

Mặc dù đã rất cố gắng song do giới hạn thời gian, phạm vi thực hiện đề tài, số liệu phân tích và kiến thức cịn ít vì vậy đề tài vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Đề tài được thực hiện trên phạm vi về địa lý nhỏ, số lượng phiếu khảo sát chưa nhiều nên đề tài chưa phản ánh được nhiều về vấn đề nghiên cứu và chưa mang tính đại diện cao.

- Việc phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các NHTM bao gồm: các yếu tố khách quan từ phía mơi trường kinh tế-xã hội, các yếu tố từ phía khách hàng và các yếu tố chủ quan từ phía các NHTM. Tuy nhiên, đề tài chỉ áp dụng việc phân tích cả định tính và định lượng đối với các yếu tố chủ quan từ phía các NHTM. Đối với các yếu tố khách quan từ phía mơi trường kinh tế-xã hội và các yếu tố từ phía khách hàng thì đề tài chỉ áp dụng việc phân tích định tính.

- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy độ thích hợp của mơ hình hồi quy là 64,4%, do vậy mơ hình đưa ra chỉ giải thích được 64,4% sự biến thiên của khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh. Còn lại 35,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc vẫn chưa được xác định và phân tích trong đề tài này.

Rất mong sự đóng góp ý kiến của Q Thầy, Cơ để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Kết luận chƣơng 4

Nội dung Chương 4 đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra một số kiến nghị để các đơn vị có thẩm quyền kiến nghị đối với Chính Phủ và NHNN nhằm gia tăng khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------

1. Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 của UBND tỉnh Bình Phước. 2. Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 và phương

hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 của NHNN tỉnh Bình Phước.

3. Báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 của NHNN tỉnh Bình Phước.

4. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2010, 2011, 2012 của UBND tỉnh Bình Phước.

5. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

6. Lê Hồng Hoa (2012). Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 7. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

8. Luật NHNN số 46/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

9. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Nhà xuất bản lao động xã hội.

10. Nguyễn Minh Kiều (2012). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động xã hội.

11. Nguyễn Thị Ngọc Chinh (2012). Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Phương Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Trang web: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 13. Trang web: http://www.binhphuoc.gov.vn/3cms/.

14. Trương Quang Thông (2010). Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

------------------------------------------------------------------

Bƣớc 1: Xây dựng phiếu khảo sát

Câu hỏi trong phiếu khảo sát được đưa ra dựa trên cơ sở các thông tin cần thu thập theo ý kiến đóng góp của các chuyên gia và tham khảo từ một số đề tài nghiên cứu khác cùng lĩnh vực. Phỏng vấn thử 15 khách hàng để đánh giá mức độ phù hợp của các câu hỏi được sử dụng cho đề tài. Hiệu chỉnh các câu hỏi và hoàn tất phiếu khảo sát. Bên cạnh các câu hỏi về thơng tin chung của khách hàng thì phiếu khảo sát đề cập đến 21 yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường các yếu tố này. Số lượng phiếu khảo sát cần thiết được xác định là 5 x 21 = 105 phiếu.

Bƣớc 2: Khảo sát khách hàng

Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến khách hàng và cư dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Hình thức khảo sát ý kiến là phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua sự hỗ trợ của bộ phận dịch vụ khách hàng của một số NHTM. Tổng số phiếu khảo sát dùng để khảo sát ý kiến khách hàng là 250 phiếu, số phiếu khảo sát được thực hiện là 232 phiếu. Sau khi kiểm tra, số phiếu khảo sát không hợp lệ là 33 phiếu, số phiếu hợp lệ dùng để phục vụ cho đề tài là 199 phiếu.

Bƣớc 3: Xử lý phiếu khảo sát

Xử lý dữ liệu thu thập bằng việc sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).

PHIẾU KHẢO SÁT ---------------------------

Ngày khảo sát:……………………………........

Tôi tên là: Đỗ Tiến Thành, học viên cao học lớp Ngân hàng-Ngày 2, khóa 20 thuộc khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay tơi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp, nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Anh (Chị) vui lịng dành ít thời gian trả lời phiếu khảo sát này,

mọi câu trả lời của Anh (Chị) đều rất quý báu để tôi làm cơ sở dữ liệu hồn thành đề tài của mình. Tơi xin cam đoan mọi thơng tin cá nhân và câu trả lời của các Anh (Chị) sẽ được bảo mật. Rất mong được sự giúp đỡ, cộng tác từ phía các Anh (Chị). Xin chân thành cảm ơn!

Anh (Chị) vui lịng hồn thành lần lượt từng câu hỏi bằng cách trả lời chi tiết hoặc đánh dấu “X” vào ơ thích hợp. 1/ Họ tên: ................................................................................................................... Số điện thoại: .............................................................................................................. .................................................................................................................................... 2/ Giới tính: Nam Nữ 3/ Độ tuổi: 18-22 tuổi 22-35 tuổi

35-55 tuổi Trên 55 tuổi

4/ Trình độ học vấn:

Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học

Sau đại học

5/ Tình trạng hơn nhân:

Độc thân Có gia đình riêng

6/ Nghề nghiệp:

Cán bộ quản lý (cấp lãnh đạo đơn vị) Cán bộ, công nhân viên

Kinh doanh tự do

Khác:……………………………..

7/ Anh (Chị) đã bao giờ gửi tiền vào Ngân hàng thƣơng mại trƣớc đây chƣa?

Có Khơng

Nếu chọn “Có” thì khơng trả lời câu số 8, chuyển sang trả lời câu số 9 và số 10. Nếu chọn “Khơng” thì trả lời tiếp câu số 8.

8/ Anh (Chị) có ý định gửi tiền vào Ngân hàng thƣơng mại trong tƣơng lai khơng?

Có Khơng

Nếu chọn “Khơng” vui lịng cho biết lý do:

Sinh lãi ít nên khơng gửi Khơng có tiền để gửi

Thích giữ tiền mặt Lý do khác..............................

Sau khi cho biết lý do thì kết thúc phỏng vấn. Nếu trả lời “Có” tiếp tục trả lời câu số 9 và số 10.

9/ Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp, mỗi yếu tố chỉ chọn 01 mức độ quan tâm với quy ƣớc nhƣ sau:

(1): Khơng quan tâm, (2): Ít quan tâm, (3): Bình thường, (4): Quan tâm, (5): Rất quan tâm TT Yếu tố Khơng quan tâm (1) Ít quan tâm (2) Bình thường (3) Quan tâm (4) Rất quan tâm (5)

1 Lãi suất huy động của ngân hàng

2 Chương trình khuyến mãi của ngân

hàng

3 Sự đa dạng sản phẩm huy động của

ngân hàng

4

Thông tin về sản phẩm huy động luôn được cung cấp chính xác và đầy đủ

5 Mạng lưới giao dịch của ngân hàng

rộng lớn

6 Các điểm giao dịch của ngân hàng

có vị trí thuận lợi

7 Thiết bị làm việc của ngân hàng

hiện đại

8 Các tiện nghi phục vụ khách hàng

9 Nhân viên ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng đầy đủ, dễ hiểu

10 Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp

đỡ khách hàng

11

Nhân viên ngân hàng tư vấn và trả lời thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng

12 Nhân viên ngân hàng có thái độ lịch

thiệp, thân thiện với khách hàng

13

Giấy tờ, mẫu biểu sử dụng trong giao dịch được thiết kế đơn giản, rõ ràng

14 Thời gian xử lý giao dịch nhanh

15 Thủ tục thực hiện giao dịch đơn

giản, thuận tiện

16 Ngân hàng có thời gian hoạt động

lâu đời

17 Ngân hàng có tình hình tài chính

lành mạnh

18

Ngân hàng bảo mật tốt thơng tin và luôn quan tâm đến quyền lợi của khách hàng

10/ Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp, mỗi ý kiến chỉ chọn 01 mức độ đồng ý với quy ƣớc nhƣ sau:

(1): Rất không đồng ý, (2): Không đồng ý, (3): Bình thường, (4): Đồng ý, (5): Rất đồng ý TT Ý kiến Rất khơng đồng ý (1) Khơng đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) 1

Nếu có tiền nhàn rỗi (tiền chưa cần sử dụng ngay), Anh (Chị) sẽ gửi tiền vào Ngân hàng thương mại

2

Anh (Chị) ưu tiên gửi tiền của mình vào Ngân hàng thương mại thay vì đầu tư vào các kênh đầu tư khác (vàng, thị trường chứng khoán, bất động sản...)

3

Anh (Chị) sẽ vận động người thân trong gia đình gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng thương mại

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC CÁC TCTD CÓ CHI NHÁNH HOẠT ĐỘNG TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC

--------------------------

1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam (Agribank) 3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

4. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 5. Ngân hàng TMCP An Bình (AB Bank)

6. Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) 7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 8. Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank)

9. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 10. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)

11. Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) 12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

13. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (SacomBank) 14. Quỹ tín dụng nhân dân Bù Đăng

15. Quỹ tín dụng nhân dân Đồng Xồi 16. Quỹ tín dụng nhân dân Lộc Ninh 17. Quỹ tín dụng nhân dân Phước Bình

PHỤ LỤC 04

CÁC BẢNG SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ

-------------------------- 1. Phân tích nhân tố (EFA)

1.1. Nhóm biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .672

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w