Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ (Trang 35)

6. Cấu trúc đề tài

1.4. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

1.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu

1.4.1.1.Chất lƣợng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng

Chất lượng của sản phẩm huy động vốn của ngân hàng được tạo nên từ nhiều yếu tố như: lãi suất huy động, sự đa dạng của sản phẩm huy động, chương trình khuyến mãi kèm theo, thông tin sản phẩm huy động. Ngân hàng có chất lượng sản phẩm huy động càng cao thì càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng và do vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền.

Giả thuyết H1: Chất lượng sản phẩm huy động vốn của ngân hàng tốt sẽ có nhiều khả năng huy động được vốn khách hàng cá nhân (+)

1.4.1.2.Cơ sở vật chất của ngân hàng

Cơ sở vật chất của ngân hàng càng đầy đủ và hiện đại thì ngân hàng càng có khả năng mở rộng được hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng của mình được tốt hơn. Với việc có mạng lưới rộng và hoạt động kinh doanh được tổ chức chun nghiệp, có uy tín sẽ tạo được niềm tin từ phía khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền.

Giả thuyết H2: Cơ sở vật chất của ngân hàng đầy đủ, hiện đại sẽ có nhiều khả năng huy động được vốn khách hàng cá nhân (+)

1.4.1.3.Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng

Với năng lực chuyên môn cao, tác phong làm việc nhanh, thái độ phục vụ ân cần, tận tâm sẽ tạo được cảm giác thoải mái và tin tưởng từ phía khách hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng giữ chân những khách hàng cũ và thu hút thêm những khách hàng mới đến gửi tiền.

Giả thuyết H3: Kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên ngân hàng tốt, nhiệt tình sẽ có nhiều khả năng huy động được vốn khách hàng cá nhân (+)

1.4.1.4.Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng

Khi giao dịch với ngân hàng thì tâm lý của khách hàng sẽ rất ngại phải ngồi chờ lâu, kể cả trong lúc giao dịch và chờ giao dịch. Do vậy, những ngân hàng nào thực hiện được giao dịch với khách hàng càng nhanh thì càng có khả năng mở rộng thị phần của mình. Vì nếu thời gian thực hiện giao dịch nhanh thì ngân hàng sẽ phục vụ được nhiều khách hàng và chứng minh được năng lực, uy tín của ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn.

Giả thuyết H4: Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng nhanh gọn sẽ có nhiều khả năng huy động được vốn khách hàng cá nhân (+)

1.4.1.5.Thƣơng hiệu của ngân hàng

Một NHTM có được hình ảnh tốt và thương hiệu mạnh sẽ tạo được niềm tin từ phía khách hàng. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến niềm tin của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Do vậy, một NHTM có thương hiệu mạnh sẽ có khả năng thu hút khách hàng đến giao dịch nhiều hơn, từ đó khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng cũng sẽ được tăng cao.

Giả thuyết H5: Thương hiệu ngân hàng tốt sẽ có nhiều khả năng huy động được vốn khách hàng cá nhân (+)

1.4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng

Cơ sở vật chất của ngân hàng

(H2) (H1)

Kỹ năng, tác phong làm việc

của nhân viên ngân hàng (H3) Khả năng huy động vốn kháchhàng cá nhân của ngân hàng

(H4) (H5)

Thương hiệu của ngân hàng Quy trình, thủ tục giao dịch

của ngân hàng

Hình 1.1-Mơ hình nghiên cứu đề xuất.

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

1.5.Nghiên cứu sơ bộ

1.5.1.Thảo luận nhóm

Mặc dù đã được công thang đo của các tác giả trên tuy nhiên trong nghiên cứu này địi hỏi phải có những hiệu chỉnh, bổ sung các thành phần khi áp dụng đối với tình hình hoạt động của các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Do đó, bước đầu tiên của nghiên cứu là hiệu chỉnh thang đo được sử dụng bằng phương pháp thảo luận nhóm. Trong phần thảo luận nhóm, tác giả chọn ngẫu nhiên 8 khách hàng thoã mãn yêu cầu được đề cập trong phần trước và người điều khiển buổi thảo luận chính là tác giả. Ban đầu tác giả hỏi những yếu tố tác động đến quyết định chọn gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, quá trình này được lặp lại cho đến khi hết các ý kiến mới. Kết quả cho thấy các ý kiến trong thang đo ban đầu đều có sự nhất trí cao của khách hàng. Và các thang đo này được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ tiếp theo.

1.5.2.Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện đối với bảng câu hỏi được hồn chỉnh sau nghiên cứu định tính sơ bộ.

1.5.2.1.Phân tích nhân tố (EFA)

Dưới đây là kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ với số mẫu là 87 mẫu.

Đối với nhóm biến độc lập

Bảng 1.1-Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập. Nhân tố Biến đo lường 1 2 3 4 5 CLSP2 .929 CLSP4 .921 CLSP1 .861 CLSP3 .751 CSVC2 .912 CSVC1 .900 CSVC4 .804 CSVC3 .732 NV2 .928 NV1 .838 NV3 .697 NV4 .604 QT3 .810 QT2 .790 QT1 .769 TH1 .864 TH2 .849 TH3 .700 KMO 0.672 Phương sai trích 79.191

Kết quả KMO cho thấy giá trị này bằng 0.672, trong khi yêu cầu của giá trị này để phân tích nhân tố phù hợp là lớn hơn 0.5. Ngồi ra kiểm định Bartlett Test có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, kết quả trên cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp

Bảng kết quả phương sai trích, ta nhận thấy với các biến quan sát ban đầu sau khi phân tích nhân tố thì tại giá trị eigenvalue > 1 có tất cả 5 nhân tố được hình thành. Và kết quả giá trị cộng dồn cumulative % = 79.191 cho biết rằng 79.191 % biến thiên của dữ liệu nghiên cứu được giải thích bởi 5 nhân tố mới của mơ hình trên. Đây cũng là kết quả khá tốt, thơng thường với phân tích nhân tố thì phương sai trích trên 50% là chấp nhận được

Đối với nhóm biến phụ thuộc

Bảng 1.2-Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc.

Biến đo lường Hệ số

HDV3 .932

HDV2 .820

HDV1 .816

KMO 0.606

Phương sai trích 73.564

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)

Phân tích tương tự, ta nhận thấy kết quả phân tích nhân tố đối với 3 biến phụ thuộc cho thấy giá trị KMO và kiểm định Bartlett Test đều đạt yêu cầu nên phân tích nhân tố phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 1 nhân tố được thành lập và nhân tố này giải thích được 73.564% biến thiên của dữ liệu.

1.5.2.2.Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach alpha)

Sau khi kiểm định EFA tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo từ các nhân tố sau khi phân tích nhân tố.

Bảng 1.3-Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố.

Nhân tố Cronbach’s alpha

Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng 0,922

Cơ sở vật chất của ngân hàng 0,896

Kỹ năng, tác phong làm việc nhân viên ngân hàng 0,853

Quy trình, thủ tục giao dịch của ngân hàng 0,783

Thương hiệu của ngân hàng 0,779

Huy động vốn 0,818

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp do tác giả thu thập được)

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s alpha biến tổng khá cao, đồng thời hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của các biến đo lường đều lớn hơn 0,3 và đạt yêu cầu. Vì vậy, các thang đo trên đạt được độ tin cậy cao và tác giả sử dụng các thang đo này cho các nghiên cứu tiếp theo.

Như vậy, từ kết quả trên ta nhận thấy tất cả các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố đều gom chung thành các nhân tố giống ban đầu và khơng có sự thay đổi nào về số lượng biến cũng như nội dung thang đo. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ ngun và khơng có thay đổi so với mơ hình đề xuất.

Qua kết quả phân tích cho thấy các thang đo khơng có bất kỳ sự thay đổi nào nên các giả thuyết và mơ hình cũng khơng có sự thay đổi, vì vậy tác giả rút ra mơ hình nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu chính thức như sau:

Chất lượng sản phẩm huy động của ngân hàng

Cơ sở vật chất của ngân hàng

(H2) (H1)

Kỹ năng, tác phong làm việc

của nhân viên ngân hàng (H3) Khả năng huy động vốn kháchhàng cá nhân của ngân hàng

(H4) (H5)

Quy trình, thủ tục giao dịch

của ngân hàng Thương hiệu của ngân hàng

Hình 1.2-Mơ hình nghiên cứu chính thức.

(Nguồn: Tác giả)

Kết luận chƣơng 1

Nội dung Chương 1 đề cập đến các khái niệm cơ bản về NHTM, cách phân loại các NHTM theo một số tiêu chí khác nhau và các loại nghiệp vụ của NHTM. Trong đó đặc biệt đề cập đến nghiệp vụ huy động vốn của các NHTM, bao gồm các nội dung về tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với cả NHTM, khách hàng và nền kinh tế; các phương thức huy động vốn của các NHTM.

Đề cập đến một số nghiên cứu trước đây về đề tài huy động vốn, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm: những yếu tố từ phía mơi trường kinh tế-xã hội, những yếu tố từ phía khách hàng và những yếu tố từ chính bản thân các NHTM.

Ngồi ra, nội dung chương này tác giả đưa ra các nghiên cứu trước đây và thực hiện nghiên cứu định lượng và định tính sơ bộ nhằm đưa ra mơ hình nghiên cứu và một số giả thuyết về các nhân tố chủ quan từ phía các NHTM có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

2.1.Lịch sử hình thành

Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỷ thứ 18, thực dân Pháp chia

Nam Kỳ thành 4 khu vực là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bắt Xắc, lúc này Bình

Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các

tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một.

Từ năm 1956, Nước Việt Nam Cộng Hòa thiết lập một số tỉnh mới ở miền

Nam. Hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước. Ngày 30

tháng 1 năm 1971, Trung ương cục miền Nam thành lập phân khu Bình Phước. Cuối

năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 6, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một,

Bình Phước và 3 xã thuộc huyện Thủ Đức, chia thành 7 huyện, thị và 1 thị xã. Tháng 2 năm 1978 huyện Bình Long được chia thành 2 huyện là Bình Long và Lộc Ninh. Năm

1988, huyện Phước Long chia thành 2 huyện là Phước Long và Bù Đăng. Ngày 1

tháng 1 năm 1997, Tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước,

lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là Đồng

Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng.

Ngày 1 tháng 9 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP

thành lập thị xã Đồng Xoài. Ngày 20 tháng 2 năm 2003 Chính phủ Ban hành nghị định

số 17/2003 NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp được tách ra từ huyện

Bình Long và Lộc Ninh. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp

chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị, 94 xã, phường và thị

trấn.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng

huyện: Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng.

2.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội

Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Phía

Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây N inh và Campuchia.

Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc tỉnh Đắk Nơng và Campuchia.

Tỉnh Bình Phước có diện tích là 6.871,5km2 gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại

đất khác nhau. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của

vùng Đông Nam Bộ , có tác dụng tham gia điều hồ dịng chảy của các con sơng. Tổng

diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất tồn tỉnh, phần lớn là loại đất đỏ bazan phù hợp với các loại cây công nghiệp như cao su, điều, cà-phê... Tồn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khống với 20 loại khống sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán q. Trong đó ngun vật liệu xây dựng, cao

2.3.Tình hình phát triển kinh tế

2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.1-Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ của tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

GDP (tỷ đồng) 6.081,600 6.874,400 7.678,400

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 13,0 13,0 11,7

GDP bình quân đầu người

(triệu đồng) 18,500 27,280 30,960

Tổng kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) 506,400 687,209 608,960

Tổng kim ngạch nhập khẩu

(triệu USD) 116,200 121,400 133,000

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa

và dịch vụ (tỷ đồng) 12.281,8 15.586,200 20.320,500

(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội, quốc phịng-an ninh năm 2010, 2011, 2012 của UBND tỉnh Bình Phước).

Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế của tỉnh trong những năm qua ít nhiều bị ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng đều trong giai đoạn 2010-2012. Một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch hoạch đặt ra từ đầu mỗi năm, tuy nhiên GDP của tỉnh vẫn tăng trưởng đều qua mỗi năm ở mức từ 11% đến 13% , nguyên nhân là do các chỉ tiêu không đạt chủ yếu là các chỉ tiêu về mặt xã hội. Do vậy, GDP bình quân đầu người hàng năm cũng có mức tăng

khá qua các năm trong giai đoạn này. Chỉ tiêu kinh tế không đạt đáng chú ý nhất trong năm 2011 là chỉ tiêu về nhập khẩu chỉ đạt 86,7% (thực hiện được 121,4 triệu USD so với kế hoạch đề ra là 140 triệu USD).

Nhìn chung kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2010-2012 có chuyển biến khá tích cực. Ngồi các chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng khá cao thì các chỉ tiêu về mặt xã hội về y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…cũng được các sở, ban, ngành hết sức quan tâm do vậy cũng đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn cịn có những khó khăn hạn chế nhất định như thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng nhiều đến việc trồng trọt và thu hoạch nơng sản, tình hình dịch bệnh ở các đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Ngồi ra cơng tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều yếu kém do tinh thần trách nhiệm của bộ phận quản lý, bảo vệ rừng chưa cao, tình hình tai nạn giao thơng vẫn chưa kiềm chế được nhiều.

2.4.Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng

2.4.1. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh BìnhPhƣớc giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn khách hàng cá nhân của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình phước luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w