Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (Trang 94)

3.2.3 .1Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực nhân viên

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình cần tạo điều kiện tối đa cho hoạt động cải cách, hiện đại hóa và phát triển NNL của Cục Thuế Quảng Bình, hỗ trợ một số lĩnh vực đào tạo phát triển NNL của Cục Thuế về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động của Cục Thuế.

Kiến nghị với UBND tỉnh thực hiện chỉ đạo các cơ quan ban ngành trực thuộc UBND tỉnh tạo điều kiện phối hợp trong công tác thực thi nhiệm vụ của các CBCC ngành Thuế trong tỉnh.

Kiến nghị UBND tỉnh tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về phát triển NNL cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tỉnh nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm ra những khó khăn, vướng mắc hiện nay để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. 3.3.3Kiến nghị với Tổng cục Thuế

Kiến nghị TCT phối hợp với Bộ tài chính xây dựng lại quy trình thi tuyển cơng chức hàng năm theo hướng khoa học hơn nhằm rút ngắn thời gian chấm thi để nhanh chóng có quyết định tuyển dụng cho Cục Thuế các địa phương, có như vậy mới đáp ứng kịp thời nhu cầu thiếu hụt NNL trong tổ chức.

Kiến nghị TCT phối hợp Bộ tài chính mở thêm các lớp đào tạo về nghiệp vụ Thuế, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ lãnh đạo, các bộ nguồn có sự tham gia giảng dạy của các cán bộ cấp cao về Thuế ở một số trường và một số cơ quan nhà nước ở các nước khác, nhằm học hỏi kinh nghiệm, mở mang những tư tưởng mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nòng cốt cho ngành Thuế tỉnh.

Kiến nghị TCT mở rộng đối tượng được đào tạo sau đại học, không hạn chế bởi quy định số năm công tác, đồng thời thường xuyên có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho CBCC.

Tóm tắt chương 3

Qua cơ sở lí thuyết về QT NNL ở chương 1, kết hợp phân tích thực trạng cơng tác QT NNL tại Cục Thuế Quảng Bình ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của công tác QT NNL tại Cục Thuế Quảng Bình đến năm 2020. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình nói chung và của Cục Thuế Quảng Bình nói riêng. Kết hợp với việc đánh giá, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác QT NNL hiện nay của Cục Thuế, tác giả có các nhóm giải pháp về thu hút NNL, đào tạo-phát triển NNL, duy trì NNL và một số biện pháp hỗ trợ thêm. Ngoài ra, tác giả nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế Việt Nam để xây dựng, kiện toàn bộ máy CBCC của Cục Thuế Quảng Bình nói riêng và của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tỉnh nói chung.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng với xu thế phát triển kinh tế tri thức, lấy tri thức làm động lực phát triển như hiện nay thì chất lượng NNL đóng vai trị là bộ phận hạt nhân có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của bất kì một tổ chức nào.

Tác giả xin trích câu nói của một doanh nhân Việt Nam trong một cuộc hội thảo về NNL như sau: “Nhân tài là bộ óc của doanh nghiệp, nếu biết chăm sóc tốt, doanh nghiệp sẽ tránh được các cơn tai biến, nhũn não và tình trạng thất thốt chất xám”. Câu nói này thực sự có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhà nước trong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã từng bước hội nhập Quốc tế vào một thế giới mà ở đó khơng có chỗ cho những doanh nghiệp yếu kém tồn tại.

Với đề tài: “ Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục

Thuế Quảng Bình đến năm 2020”, tác giả xin đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu

cá nhân về vấn đề QT NNL cho ngành Thuế Quảng Bình nói riêng và cho các doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết nền tảng về QT NNL nói chung và khu vực nhà nước nói riêng, tác giả đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác QT NNL của Cục Thuế Quảng Bình đề tìm ra những ưu điểm cũng như nhược điểm trong bộ máy CBCC ngành Thuế Quảng Bình. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QT NNL tại đơn vị.

Tuy nhiên, luận văn chỉ nêu lên vấn đề QT NNL trong một đơn vị hành chính nhà nước tại một thời điểm cụ thể chưa có tầm bao quát rộng cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cho nên việc triển khai, áp dụng các giải pháp vào thực tế ln cần được kiểm tra và hồn thiện. Với sự cố gắng để thực hiện luận văn, tác giả mong muốn đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Cục Thuế Quảng Bình nói riêng và tỉnh nhà nói chung.

Trong giới hạn khả năng cũng như thời gian nghiên cứu cho phép, không tránh khỏi những hạn chế về nội dung, vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp q báu từ phía Hội đồng, Q thầy cơ, bạn bè và các độc giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Christian Batal, 2002.Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước (Tập I, II). Hà Nội: nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia (tài liệu dịch).

2. Cục Thuế Quảng Bình, 2011. Chiến lược cải cách Thuế giai đoạn 2011 – 2020. Trang Thơng tin điện tử Cục Thuế Quảng Bình.

3. Cục Thuế Quảng Bình, 2010. Ngành Thuế Quảng Bình20 năm phấn đấu và

trưởng thành. Kỷ yếu lưu hành nội bộ.

4. Cục Thuế Quảng Bình, 2011. Quyết định về việc ban hành Quy chế chi tiêu

và một số định mức chi nội bộ đối với Cục Thuế Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.

5. George T.Milkovich – John W.Boudreau, 2005. Quản trị nguồn nhân lực.

Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê (tài liệu dịch).

6. Nhiều tác giả, 2011.Bàn chuyện nhân lực. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Tổng Hợp.

7. Nguyễn Hữu Thân, 2004. Quản trị nhân sự. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà

xuất bản Thống Kê.

8. Nguyễn Thanh Hội, 2002. Quản trị nhân sự. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.

9. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức.

10. Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam. 11. Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ về việc triển khai thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 ngày 24/4/2012.

12. Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế Quảng Bình.Báo cáo liên quan đến nguồn

nhân lực của Cục Thuế Quảng Bình.

13. Phạm Văn Nam – Nguyễn Văn Trình, 2002. Quản trị học căn bản. Hà Nội: nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

14. Quyết định số 579/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 ban hành ngày 19/4/2011.

15. Tổng cục Thuế - Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.Tổ chức bộ máy

ngành Thuế. (Lưu hành nội bộ)

16. Trần Anh Tuấn, 2007. Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh

tế Quốc dân.

17. Trần Kim Dung , 2011.Quản trị nguồn nhân lực. Thành phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Tổng Hợp.

18. Trần Thị Thu – Vũ Hoàng Ngân , 2011.Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực

trong tổ chức công.Hà Nội: nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2011. Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. (Ban hành kèm theo Quyết

định số 1665/QĐ-UBND ngày 15 tháng 07 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình).

20. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2011. Quyết định số 1136/QĐ-UBND về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình thời kì 2011-2020.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hồn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC 02: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

Ban lãnh đạo:

Cục Thuế Quảng Bình được điều hành bởi một Cục trưởng và hai Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Khối văn phịng:

Văn phịng Cục Thuế có tất cả 11 phòng ban bao gồm: Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế; Phòng Kê khai và Kế tốn thuế; Phịng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Phòng Kiểm tra thuế; Phòng Thanh tra thuế; Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn; Phịng Kiểm tra nội bộ; Phòng Tổ chức cán bộ; Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ; Các phịng ban này có nhiệm vụ tham mưu cho Cục Trưởng.

Các phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế làm việc theo chế độchuyên viên. Điều hành các phòng là Trưởng phịng, giúp việc trưởng phịng có các phó phịng.

Trưởng phịng chịu trách nhiệm toàn diện trước Cục Trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, cơng chức, lao động của phịng mình quản lý.

Các Phó trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công.

Các Chi cục Thuế huyện, thành phố trực thuộc Cục Thuế:

Cục Thuế Quảng Bình có 7 Chi cục Thuế trực thuộc tại 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình, bao gồm: Chi cục Thuế Minh Hóa; Chi cục Thuế Tuyên Hóa; Chi cục Thuế Bố Trạch; Chi cục Thuế Quảng Trạch; Chi cục Thuế Đồng Hới; Chi cục Thuế Quảng Ninh; Chi cục Thuế Lệ Thủy.

Chi cục trưởng huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Cục Trưởng Cục Thuế về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động tại đơn vị.

Chi cục phó huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng huyện,

Một phần của tài liệu (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w