2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam, tiền thân là ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức được đổi tên thành ngân hàng Cơng thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990. Ngày 27/03/1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNN Việt Nam.
Ngày 16/01/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 196/QĐ- NHNN chấp thuận cho ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh và tên viết tắt bằng tiếng Anh, từ Incombank sang Vietinbank. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngày 16/7/2009 cổ phiếu của Vietinbank chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.
Ngày 10/10/2010 diễn ra sự kiện ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Vietinbank và cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC). Đến tháng 07/2012, Vietinbank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng. Ngày 27/12/2012 Vietinbank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Tập đoàn ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), tập
đồn tài chính - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Sau khi BTMU hoàn tất việc chuyển tiền để nắm giữ cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược, Vietinbank sẽ là NHTM có vốn lớn nhất cả nước và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam, trong đó NHNN vẫn là cổ đơng chiếm cổ phần chi phối, tiếp theo là hai cổ đơng tổ chức nước ngồi: BTMU, IFC và các bên có liên quan.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank đã phát triển theo mơ hình đa năng với mạng lưới hoạt động phân bố rộng khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm:
- 01 trụ sở chính, 01 sở giao dịch, 150 chi nhánh, 1.124 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1829 máy rút tiền tự động (ATM), 03 văn phòng đại diện trong nước.
- 02 chi nhánh tại Cộng hòa Liên bang Đức, 01 chi nhánh tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và 01 văn phòng đại diện tại Myanmar.
- 07 công ty hạch tốn độc lập: cơng ty Cho th Tài chính, cơng ty Chứng khốn Công thương, công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, công ty TNHH MTV Bảo hiểm, công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, công ty TNHH MTV Cơng đồn.
- 02 công ty liên doanh: ngân hàng Indovina, công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva.
- 03 đơn vị sự nghiệp: trung tâm thẻ, trung tâm Công nghệ thông tin, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Góp vốn vào 08 cơng ty, trong đó có: cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, cơng ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,…
Ngoài ra, Vietinbank hiện tại có quan hệ đại lý với gần 1.000 ngân hàng, định chế tài chính trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên tồn thế giới. Vietinbank cịn là thành viên chính thức của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng, Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa - Master quốc tế.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN
Ủy ban nhân sự, tiền lương, khen thưởng Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có Ủy ban giám sát, quản lý và xử lý rủi ro
Ủy ban chính sách
Ủy ban nghiên cứu chiến lược PT cơng nghệ Phịng Kiểm tốn tn thủPhịng Kiểm toán giám sát hoạt động
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC HỘI ĐỒNG
Hội đồng tín dụng
Hội đồng Định chế tài chính CÁC PHĨ TGĐ VÀ KẾ TỐN TRƢỞNG Ban thư ký HĐQT
Các phịng ban Trụ sở chínhSở giao dịch và các chi nhánh Các đơn vị sự nghiệp Các văn phòng đại diện
Các phòng giao dịch
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính:
Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngồi, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
Hoạt động tín dụng: tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho th tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.
Hoạt động đầu tư: thực hiện qua thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư gồm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, cơng trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu NHTM, trái phiếu doanh nghiệp,… Ngồi ra, Vietinbank cịn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài.
0
460.082 420.928
339.699 220.435
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Vietinbank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.
Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế đi kèm với những dịch vụ tiện ích như: vấn tin tài khoản ATM online, ví điện tử, SMS Banking, Internet Banking,…
Các hoạt động khác: Vietinbank cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, các hoạt động chứng khốn thơng qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, gửi và giữ tài sản, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,…