Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 75)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠTĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạtđộng kinh doanh của các CTTC tại Việt Nam

3.2.5.2 Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro

Để phòng ngừa các loại rủi ro trong hoạt động, CTTC đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro để xây dựng các chính sách, biện pháp phịng chống rủi ro phù hợp với thực tế hoạt động. Tuy nhiên, CTTC cần lƣu ý một số giải pháp cơ bản phòng chống các loại rủi ro cơ bản là:

- Rủi ro lãi suất

Để loại trừ và giảm thiểu tối đa loại hình rủi ro này, CTTC cần thực hiện phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm đƣa ra nhận định về lãi suất tƣơng lai từ đó cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có của CTTC một cách hợp lý. Tổ chức phân loại các tài sản nợ và tài sản có của CTTC theo từng giai đoạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm từ đó dựa vào phân tích biến động lãi suất trong tƣơng lai (1, 3, 6 tháng hay 1 năm). Sử dụng biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá để đƣa ra những con số cụ thể về lỗ hay lãi nhằm cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho hợp lý. Thực hiện cho vay khách hàng theo lãi suất thả nổi để điều chỉnh tƣơng ứng với tình hình biến động lãi suất theo tình hình thị trƣờng, nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm cảnh báo khi có biến động về lãi suất.

- Rủi ro về tín dụng

CTTC cần xây dựng tỉ trọng, phân bổ hạn mức cấp tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề, ban hành qui chế, qui trình tín dụng, thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để đánh giá và quyết định cho vay với từng đối tƣợng khách hàng, thẩm định và định giá các loại hình tài sản thế chấp cũng nhƣ phân tích dự án khả thi và khả năng tài chính của từng khách hàng để đƣa ra mức cho vay hợp lý, thực hiện qui chế giám sát, kiểm soát, tái thẩm định từ giai đoạn ban đầu nộp hồ sơ cho đến hết đời dự án của một hồ sơ cho vay cấp vốn, các qui định về hoạt động thẩm định, phê duyệt dựa trên nguyên tắc độc lập và theo hạn mức thẩm quyền.

- Rủi ro về hoạt động đầu tƣ tài chính

Quản lý giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tƣ tài chính từ khâu nghiên cứu, phê duyệt đầu tƣ cho đến việc quản lý sau đầu tƣ. Các sản phẩm đầu tƣ tài chính đƣợc chọn lựa theo hình thức gắn kết với một số ngành nghề kinh tế theo những tiêu chí nhất định. Nếu có biến động liên quan đến một trong số những ngành này thì giá trị cổ phiếu của ngành khác sẽ có tác động hỗ trợ trong danh mục đầu tƣ. Việc đầu tƣ tài chính vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau giúp cho CTTC hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động đầu tƣ.

- Rủi ro về hoạt động ngoại hối

Để giảm thiểu đƣợc rủi ro hoạt động ngoại hối, CTTC cần phân tích để có dự đốn về nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong tƣơng lai của khách hàng nhằm có chính sách nắm giữ ngoại tệ một cách hợp lý. Hơn nữa, CTTC cũng cần áp dụng biện pháp phân tích diễn biến xu hƣớng của tỷ giá trong tƣơng lai để đƣa ra các quyết sách phù hợp.

- Rủi ro về thanh khoản

CTTC cần xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý. Căn cứ trên tình hình thực tế hoạt động để đƣa ra mức dự trữ thanh khoản phù hợp đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn huy động với nguồn vốn sử dụng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng loại hình nghiệp vụ.

- Rủi ro về hoạt động

Để hạn chế rủi ro này CTTC cần đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, quản lý và triển khai áp dụng trong toàn hệ thống.

3.2.5.3 Đổi mới hệ thống quản lý chất lƣợng

Hiện nay CTTC đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 1900:2000. Mục tiêu áp dụng tiêu chuẩn ISO 1900:2000 tại CTTC nhằm khẳng định

khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ của NHTM thống nhất trong toàn hệ thống để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, CTTC cần xác định việc áp dụng tiêu chuẩn ISO để nâng cao sự thoả mãn các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng, xây dựng các quá trình cải tiến thƣờng xuyên và phòng ngừa lỗi trong quá trình hoạt động. Để triển khai công tác ISO đạt mục tiêu trên, CTTC cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng với các nội dung chi tiết, các yêu cầu chung và yêu cầu của hệ thống tài liệu để làm nền tảng của hệ thống quản lý chất lƣợng.

- Tổng Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý hệ thống quản lý chất lƣợng của CTTC. Lãnh đạo CTTC phải nhận biết các yêu cầu của khách hàng khi xây dựng chiến lƣợc phát triển CTTC và cam kết đáp ứng các yêu cầu đúng pháp luật và chức trách giải quyết công việc. Lãnh đạo CTTC phải xác định chính sách chất lƣợng và để đạt chính sách này phải xác định các mục tiêu chất lƣợng đồng thời việc hoạch định các biện pháp cần tiến hành để đạt đƣợc mục tiêu đó. Ban lãnh đạo CTTC cần đảm bảo có sự trao đổi thông tin nội bộ rõ ràng về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lƣợng và xem xét, đánh giá định kỳ hệ thống để đảm bảo hệ thống ln thích hợp và có hiệu lực.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở hàng tầng, môi trƣờng làm việc cần thiết nhằm tạo khả năng đảm bảo các yêu cầu của khách hàng đều đƣợc đáp ứng.

Bên cạnh đó, cần quán triệt để CBCNV hiểu đƣợc sự cần thiết của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO tại CTTC.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về cơng tác quản lý chất lƣợng, làm nòng cốt trong việc hoàn thiện các quy trình cơng việc, tham gia đánh giá nội bộ tại CTTC.

Bên cạnh đó, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CTTC cần nhanh chóng thực hiện và vận dụng các chuẩn mức kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính. Các cơng cụ tài chính giữ vị trí quan trọng trong các tổ chức tín dụng.

Tính phức tạp của các cơng cụ tài chính ngày càng gia tăng do vậy việc vận dụng một cách phù hợp các chuẩn mực quốc tế (IAS39, IAS32 và IFRS7) là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo các thơng tin hữu ích cho các quá trình ra quyết định kinh doanh của CTTC.

Ngồi ra với vai trị là một tổ chức tín dụng, CTTC cần có lộ trình để áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý hiện đại đang áp dụng trên thế giớivề công tác quản trị rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng nội bộ, các tỷ lệ an toàn trong các lĩnh vực hoạt động.

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w