1.2.1. Những nội dung nghiên cứu đã được sáng tỏ và được luận án kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài
Số lượng các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án tương đối phong phú và đa dạng. Kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thức quan trọng về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết và sẽ được kế thừa trong luận án:
Trên phương diện lý luận, các vấn đề lý thuyết về nhãn hiệu và quyền SHCN
đối với nhãn hiệu trong các nghiên cứu trong nước, khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của chuyển quyền sử dụng nói chung và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng được nêu ra trong các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi, so sánh chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với các khái niệm khác đã được làm rõ. Luận án kế thừa các nghiên cứu đó và sẽ đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để tìm hiểu các quy định của các nước về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Khái niệm về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đề cập trong các cơng trình đã cơng bố song đặc điểm của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chưa được đề cập rõ. Tuy các hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đề cập tới nhưng chưa thực sự rõ nét.
Về mặt thực tiễn:
Mặc dù đã có đánh giá thực trạng của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng cũng chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý hoặc cơ chế thực tiễn mà chưa nhận diện được những ưu, nhược điểm cụ thể.
Chưa chỉ rõ những bất cập của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Tuy đã có các nghiên cứu các kinh nghiệm pháp luật nước ngoài song mới chỉ nghiên cứu về nội dung “hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” theo pháp luật của Liên minh Châu Âu do đó, tính đa dạng của các kinh nghiệm để kế thừa chưa nhiều.
Về giải pháp, kiến nghị:
Do thiếu các luận cứ thực tiễn trong phần thực trạng nên các cơng trình nghiên cứu trong nước chỉ nêu ra các giải pháp chung chung, chưa cụ thể hóa được việc hồn thiện các quy định của pháp luật (ví dụ như chưa đưa ra giải pháp để hoàn thiện điều luật nào, nội dung hồn thiện điều luật đó là gì, bổ sung các quy định pháp luật nào về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong luật SHTT). Một vài nghiên cứu trong nước cũng mới dừng lại ở việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật về chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN nói chung mà việc hồn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chưa đề cập sâu.
Các cơng trình nghiên cứu về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mới chỉ phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu song còn chưa chú trọng so sánh các hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác nhau cũng như chưa so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác cịn chưa nhiều (chỉ có so sánh với pháp luật của Liên minh Châu Âu ở một khía cạnh rất nhỏ về hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu). Việc chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu còn mờ nhạt. Việc đánh giá thực tiễn về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chưa bao quát được các dạng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Do vậy, việc đánh giá thực trạng chưa thấu đáo dẫn đến thiếu các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khoảng trống pháp lý về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra đối với luận án
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên, có thể thấy rằng khơng gian nghiên cứu dành cho luận án cịn hết sức rộng rãi, bao gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của chuyển quyền sử
dụng nhãn hiệu so với các đối tượng khác của quyền SHTT nhằm xác định khái niệm chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngồi ra, luận án cịn tập trung nghiên cứu về nội dung và hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Thứ hai, nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về
chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để từ đó chỉ ra được cơ sở pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Thứ ba, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp
luật về nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; thực trạng tranh chấp và thực tiễn giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ được những thành tựu, hạn chế, bất cập về mặt pháp luật và tìm ra nguyên nhân dẫn tới thực trạng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, trên cơ sở thực trạng pháp luật, đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện
pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; nghiên cứu hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để có những so sánh về những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ đó chỉ ra những gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.