D. Những thành tựu của chính sách an sinh xã hội của Nhật Bản
B. MỘT SỐ THÁCH THỨC
– Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội chung:
Một là, phương pháp tiếp cận phát triển chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo còn chưa được thiết kế hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bảo đảo “quyền” của người dân. Các chính sách được xây dựng dựa vào ngân sách nhà nước. Khả năng huy động nguồn lực từ các nhóm xã hội chưa cao.
Hai là, một số chỉ tiêu khơng hồn thành so với mục tiêu như tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục; chỉ tiêu về tiếp cận nước sạch.
Ba là, chất lượng thực hiện các mục tiêu chưa cao, như: Chất lượng việc làm còn thấp; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn cao; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng; tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT tăng chậm; chất lượng phổ cập giáo dục cịn chênh lệch, đặc biệt với nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, hộ nghèo và vùng đặc biệt khó khăn; tuyển sinh cao đẳng nghề, trung cấp nghề gặp nhiều khó khăn; vẫn cịn gần 25% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; chậm triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia còn thấp.
Bốn là, hệ thống chính sách an sinh xã hội cịn cồng kềnh, trùng chéo. Hiện có khoảng 233 văn bản chính sách do Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, cơ quan khác nhau ban hành và tổ chức thực hiện. Do quá nhiều chính sách, lại được ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng, thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho việc áp dụng chính sách, quản lý đối tượng. Chủ trương tích hợp chính sách, lồng ghép chính sách cho cùng một nhóm hưởng thụ chưa thực hiện được.
Năm là, một số chương trình an sinh xã hội chưa thực sự hiệu quả. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, các chương trình trợ giúp xã hội cịn phân tán về đối tượng, kinh phí, tổ chức thực hiện. Cơng tác thơng tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách về ASXH ở một số địa phương cịn yếu, hình thức thơng tin, tuyên truyền chưa hiệu quả.
Sáu là, bảo đảm an sinh tối thiểu cho người dân có nhiều thách thức. Phạm vi bao phủ của chính sách an sinh xã hội cịn hẹp; thiếu tài chính và sự phân bố tài chính hợp lý giữa các chương trình; các cơng cụ, chính sách thiếu nhạy bén, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cải cách kinh tế và biến đổi khí hậu.
Bảy là, sự tham gia của cơ quan, đoàn thể và xã hội, huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách chưa tốt, cịn phân tán. Nhận thức về vai trò của an sinh xã hội của một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ. Cịn tư tưởng trơng chờ vào Nhà nước, vào Trung ương về chính sách và kinh phí. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, luật pháp, thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện an sinh xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Cơng tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng tham gia của người dân, doanh nghiệp và các đối tác xã hội.
Tám là, việc quản lý người dân tham gia ASXH chưa có hiệu quả: chưa có mã số an sinh xã hội của người dân, các chỉ tiêu đánh giá, giám sát chưa thống nhất, công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên.
– Riêng đối với các chính sách giảm nghèo cịn có những thách thức sau:
Các chương trình tín dụng chưa bố trí vốn kịp thời, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.
Các chính sách thiết kế cịn nặng về bao cấp, cho khơng, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, chưa khuyến khích người nghèo tự vươn lên.
Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa nhịp nhàng, văn bản chính sách giảm nghèo cịn trùng lắp, chồng chéo về nội dung và đối tượng.
Nguồn lực thực hiện chính sách cịn hạn chế, phân tán, phân bổ chậm; cơ chế quản lý, giám sát việc bố trí, sử dụng nguồn vốn cịn lỏng lẻo, trùng lắp, hiệu quả đối với đối tượng thụ hưởng chưa cao.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao (chiếm 1/3 số hộ thoát nghèo); tỷ lệ hộ nghèo ở một số huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc còn cao, trên 50%, cá biệt trên 60-70%.
Chênh lệch giàu-nghèo về thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, nhất là giữa khu vực miền núi phía Bắc và Tây
Ngun và các khu vực cịn lại; giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa. Cơng tác xã hội hóa huy động nguồn lực địa phương, các doanh nghiệp, cộng đồng vào tham gia thực hiện chương trình, chính sách cịn khó khăn; số lượng và trình độ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế.