Cố đô Huế là nơi sinh ra người con đặt nền móng cho nghề Nhiếp ảnh Việt Nam-cụ Đặng Huy Trứ. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây có nhiều hiệu ảnh vang bóng, đã lưu giữ những khoảnh khắc của cuộc sống, lưu lại thời thanh xuân của nhiều lớp người và hiện tại vẫn được chủ cũ, chủ mới đầu tư phát triển.
salon, cưới hỏi, hội nghị, lúc rỗi ông xách máy ảnh dạo vịng ra các cơng viên, Đại Nội Huế, hay các lăng, chùa... là khách xúm vô, chụp không xuể. Về sau, máy ảnh kỹ thuật số ra đời, sự tiện ích nhanh gọn của nó làm cho nghề chụp ảnh salon trầm lắng. Hiệu ảnh Xuân của ông Bảy phải kết hợp thêm cho thuê đồ áo cưới, trang điểm cô dâu... để giữ cái nghề truyền thống của gia đình.
Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh tỉnh Võ Đăng
Bảy cho biết, ảnh đen trắng có sức hút riêng với các ưu điểm như bền màu, khó sao chép và có thể lưu giữ được trong thời gian dài. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của các thiết bị ghi hình kỹ thuật số, ảnh đen trắng khơng cịn chỗ đứng. Tuy vậy, khơng ai có thể phủ nhận, ảnh đen trắng đã từng giữ vai trò quan trọng trong việc ghi lại các sự kiện trọng đại của đất nước, của con người Việt Nam.
Tiếp nối những tâm hồn yêu nghệ thuật
Chọn con đường nhiếp ảnh phải có năng khiếu và tình u nghệ thuật, đó là cách nhiều người lý giải vì sao có rất nhiều hiệu ảnh ra đời nhưng cuối cùng khơng nhiều trong số đó tồn tại, phát triển. Hậu duệ của ông Nguyễn Văn Lai, đường Đống Đa-thành phố Huế, chủ hiệu ảnh Photo Lai nức tiếng một thời ở bờ nam sông Hương là anh Nguyễn Việt Cường, đang nối nghiệp cha và hàng ngày vẫn miệt mài với các công việc tại hiệu ảnh. Anh Cường, cho biết, Photo Lai ra đời từ thập niên 60 ở đường Đống Đa, sau đó phát triển thêm một Photo Lai nằm cạnh Bia Quốc Học. Trong
những lúc bố làm việc, anh Cường luôn bám để nhìn cách đặt góc máy, hỏi cách chỉnh ánh sáng và học tráng phim, rọi ảnh. Với mong muốn theo đuổi niềm đam mê, giữ nghiệp theo di chúc của bố, anh Cường tiếp quản đầu tư mở rộng hiệu ảnh Photo Lai. Hiện nay, Photo Lai là nơi anh Cường lắng hồn hay “phiêu” theo từng góc chụp, sắc màu và ánh sáng. “Từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời, nghề ảnh khơng cịn đắt xơ như trước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nghề, đầu tư thiết bị cơng nghệ mới thích ứng với cơ chế thị trường, nghề ảnh vẫn sống tốt. Hiện nay, 5 anh em tôi vẫn đi theo nghề của bố”-anh Cường nói.
Anh Hồ Ngọc Sơn, con trai thứ hai của ông Hồ Văn Thùy, hiện tiếp quản hiệu ảnh Hoàng Anh (đường Trần Hưng Đạo), là hội viên Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Nhắc đến Hồ Ngọc Sơn giới Nhiếp ảnh đất Cố Huế ai cũng rõ. Được bố đào tạo từ năm lên 10 tuổi, đến giờ đã hơn 40 năm, anh Sơn thấu hiểu chân tơ kẻ tóc của nghề. Hiện nay, ngồi công việc chụp ảnh salon tại gia đình, anh thường
Anh Cường-hậu duệ Photo Lai giới thiệu bộ sưu tập máy ảnh thời hưng thịnh của người cha để lại
rong ruổi trên các cung đường, làng quê để chớp lấy những khoảnh khắc đẹp. Qua bao nhiêu năm tháng bằng tình yêu nghề, tình yêu nghệ thuật đã đưa anh đến con đường vinh quang. Anh Sơn có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật được triển lãm ở 35 nước trên thế giới và đạt 11 giải thưởng quốc tế, 20 giải trong nước; trong đó, có tác phẩm “Đánh bắt cá” giành huy chương vàng Liên đoàn Nhiếp ảnh Quốc tế (FLAP) tại Anh năm 2010.
Ông Nguyễn Văn Thùy, bố anh Sơn, hiện tuổi đã cao, khơng thể tự mình cầm máy nhưng lịng yêu nghề vẫn luôn cháy bỏng. Chia sẻ về thời làm ảnh một thời, ký ức của những ngày tháng đam mê theo nghề dường như sống lại. Ơng nói, máy ảnh kỹ thuật số hiện nay chỉ là công cụ hỗ trợ tiện ích nhanh và gọn. Cịn nếu đã chơi ảnh nghệ thuật, chụp máy cơ vẫn là số một. Còn ảnh trắng đen, cũng một thời thách thức của nhiều tay máy. Ảnh đen trắng giản dị nhưng đòi hỏi mắt phải tinh, phân biệt được sắc độ đậm, nhạt trong khoảng sáng tối.
Máy sấy ảnh-kỷ vật thời làm ảnh đen trắng của ơng Thùy cịn sót lại
Đôi khi, ánh sáng vào khuôn mặt là như thế, song chỉ cần chậm tay thao tác một chút ánh sáng đã di chuyển ra chỗ khác rồi... “Tôi vẫn tự hào suốt những năm tháng làm nghề, tôi luôn nắm bắt được trạng thái tốt nhất của khách hàng để chụp đúng thời điểm”, ông Thùy trải lịng.
Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh tỉnh, Võ Đăng Bảy cho biết, hiện nay dù cho thời đại thiết bị kỹ thuật số chiếm lĩnh, nhưng nhiều hiệu ảnh, nhiều “tay máy” vẫn tâm huyết vun vén bằng sự say mê để duy trì, phát triển nghề ảnh; trong đó có 62 thành viên tham gia Hội Nhiếp ảnh tỉnh. Hiện nay, Hội Nhiếp ảnh tỉnh có ba Câu lạc bộ gồm Đặng Huy Trứ; Câu lạc bộ Trẻ và Nữ Hải Vân, với đủ các thành phần, lứa tuổi và có điểm chung là tình u đam mê nghệ thuật. Những “tay máy” của Hội Nhiếp ảnh tỉnh hiện không nặng với chuyện “cơm áo gạo tiền” khi làm nghề, mà chủ yếu tổ chức sinh hoạt hàng tháng để gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề và tham gia hưởng ứng vào các cuộc triển lãm, lễ hội lớn của trung ương, địa phương và quốc tế, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa vùng đất Huế.