Các lực lượng bên trong công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích mô hính swot của công ty cp sữa việt nam (vinamilk) (Trang 26 - 36)

d. Các nguồn lực đặc thù:

2.4. Các lực lượng bên trong công ty:

Năng lực tài chính:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh tốn thể hiện ở quy mơ vốn, chất lượng tài sản và khả năng

sinh lời ... đủ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.

Năm 2011 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế, với sản phẩm cung cấp cho số đông người tiêu dùng, Vinamilk khơng tránh khỏi những khó khăn chung như lạm phát và sức mua thực tế của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Với nỗ lực khơng mệt mỏi của tồn bộ hệ thống, doanh thu của Vinamilk năm 2011 đã tăng 37,2% so với năm 2010. Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 thấp hơn năm 2010 (37,2% so với 48,6%). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm 2011 vẫn tăng cao hơn năm 2010. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5.990 tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 16.081 tỷ năm 2010 lên 22.071 tỷ đồng năm 2011. Mức tăng này cao hơn mức tăng 5.261 tỷ đồng của tổng doanh thu năm 2010 so với 2009.Tuy nhiên, lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu. Năm 2011, giá nguyên vật liệu đầu vào nội địa lẫn nhập khẩu của Vinamilk tăng cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng không chỉ do giá thế giới tăng mà còn do tỷ giá uSD/VND năm 2011 tăng 8,47% so với bình quân năm 2010. Giá nguyên vật liệu nội địa như giá đường cũng tăng mạnh, trong đó riêng giá đường bình qn tăng trên 20%. Trong khi đó, với mong muốn chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, Vinamilk đã cố gắng hạn chế mức giá bán trong năm 2011, đặc biệt Vinamilk đã tham chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và người già. Điều này dẫn tới tỷ lệ giá vốn hàng bán / doanh thu thuần của Công ty tăng từ 67,2% năm 2010 lên 69,5% năm 2011.Để bù đắp lại phần nào mức tăng của các nguyên liệu đầu vào, Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể. Tỷ trọng các chi phí nhân cơng trực tiếp, khấu hao trong tổng chi phí sản xuất năm 2011

là 5,6%, giảm so với mức 6,1% năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng /doanh thu thuần và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần của Vinamilk cũng giảm xuống chỉ còn 8,4% và 2,1% năm 2011, từ mức 9,1% và 2,5% trong năm 2010. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí khơng bù đắp hết mức tăng giá nguyên vật liệu nên lợi nhuận từ hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2011 chỉ tăng 30,4% so với cùng kỳ.Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động khác trong năm 2010 cũng cao hơn năm 2011 (609 tỷ đồng so với 237 tỷ đồng năm 2011) do năm 2010 có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản nhà máy cà phê. Một số khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hết thời hạn ưu đãi, Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 16,6%, và tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng doanh thu năm 2011 giảm xuống mức 19,1%.

Tài sản và nguồn vốn

Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vinamilk tăng mạnh lên 15.583 tỷ đồng, tăng 4.810 tỷ đồng so với đầu năm, tức tăng 44,6%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 3.548 tỷ đồng (tăng 60%) và tài sản dài hạn tăng 1.262 tỷ đồng (tăng 26%).

Trong tài sản ngắn hạn, tăng mạnh nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn. Tại thời điểm 31/12/2011, Cơng ty có lượng tiền và tiền gửi ngân hàng là 3.597 tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng (tức tăng 62%) so với mức 2.219 tỷ đồng lúc đầu năm. Hàng tồn kho và phải thu khách hàng cũng tăng, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2011 tăng trưởng. Thời gian thu tiền khách hàng và số ngày hàng tồn kho vẫn xấp xỉ năm 2010, tuân thủ theo đúng chính sách của Cơng ty. Nợ

phải thu quá hạn của Công ty không đáng kể, chỉ chiếm 0,1% tổng doanh thu và giảm từ mức 61 tỷ năm 2010 xuống còn 19 tỷ đồng năm 2011, trong đó chủ yếu là nợ phải thu quá hạn dưới 30 ngày.Tài sản dài hạn của Công ty

tăng do đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà máy là 1.513 tỷ đồng. Đầu tư vào các công ty con do Vinamilk sở hữu 100% vốn cũng tăng 263 tỷ đồng do tăng vốn cấp cho Cơng ty TNHH MTV Bị Sữa Việt Nam (từ 350 tỷ lên 522 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Sữa Dielac (từ 74 tỷ lên 165 tỷ đồng).

Về mặt nguồn vốn, tài sản tăng thêm được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. So với đầu năm, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh 4.513 tỷ đồng, từ 7.964 tỷ lên 12.477 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 56,7%. Trong đó, khoản thặng dư vốn từ việc phát hành riêng lẻ 10,7 triệu cổ phiếu là 1.267 tỷ đồng, còn lại là từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đem lại.

Trong khi đó nợ phải trả chỉ tăng 10,6%, từ 2.809 tỷ đồng lên 3.105 tỷ đồng, tức tăng 296 tỷ đồng. Đặc biệt, Cơng ty đã hồn trả tồn bộ 568 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn ngân hàng, và đến cuối năm 2011, Vinamilk hồn tồn khơng vay ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu tiếp tục là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của Cơng ty, khi chiếm đến 80% tổng nguồn vốn, tăng thêm 6% so với tỷ trọng 74% lúc đầu năm.

Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tiếp tục dương, đạt 2.411 tỷ đồng, so với mức 2.019 tỷ đồng năm 2010, tăng 392 tỷ đồng.

Về đóng góp ngân sách, trong năm Vinamilk đã nộp vào ngân sách nhà nước là 2.437 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với mức 1.987 tỷ đồng năm 2010, Vinamilk là một trong các cơng ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước trong các năm qua.

Chất lượng đào tạo nhân lực nhìn chung cịn thấp so với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội dẫn đến khan hiếm nguồn nhân cao cấp, ... Cơng nhân có tay nghề cao. Do đó để phát triển kinh tế thì cần phải nhanh chóng đổi mới cơng tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng ngồn nhân lực.

Về công tác nhân lực, những năm qua vinamilk đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về cơng nghệ sữa làm nịng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Cơng đồn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm . Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ; tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chun mơn được đảm bảo đầy đủ .

Đầu tư tạo nguồn nhân lực tri thức cao

Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với

Trường Đại học Công nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình cơng nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa.

Con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Vinamilk, cơng ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em đi học theo diện này.

Không chỉ hỗ trợ con em trong ngành, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngồi. Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi.

Bà Vũ Thị Bích Nghĩa, phụ trách khâu đào tạo của Cơng ty Vinamilk cho biết: “Những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả những kiến thức đã học ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nịng cốt ở các nhà máy của cơng ty và ý thức xây dựng cho sự thành công của công ty rất tốt”. Khơng chỉ chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai, ngay cả những CB-CN nào có yêu cầu học tập cũng được cơng ty hỗ trợ 50% học phí.

Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực cơng nghiệp tại Công ty Sữa Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm.

Chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp

Chúng tôi quan niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược đầu tư cho sự thành công trong tương lai của cơng ty. Vì thế, là nhân viên của Vinamilk bạn sẽ có cơ hội được đào tạo nhằm hòan thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong cơng việc. Các khóa đào tạo về chun môn và kỹ năng cũng như các buổi tham gia huấn luyện thực tế được chúng tơi tổ chức thường xun trong và ngồi nước. Tại Vinamilk, chúng tôi vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể cho bạn và chúng tơi mang đến các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc. Một khi hiệu quả làm việc của bạn được nâng cao, bạn sẽ được giao phó những cơng việc thử thách hơn và cùng với sự hỗ trợ tích cực từ đồng nghiệp và cấp trên, mục tiêu nghề nghiệp của bạn chắn chắn sẽ thành hiện thực.

Kỹ thuật công nghệ:

Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Vinamilk đã đầu tư phát triển nền cơng nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.

- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ cơng nghệ “gõ” sang cơng nghệ “thổi khí”;

- Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nơng dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữa bị, thúc đẩy ngành chăn ni bị sữa trong nước;

- Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh;

- Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành;

- Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hố bao bì sản phẩm;

- Đầu tư công nghệ thơng tin và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền cơng nghệ, nhằm kiểm sốt chặt chẽ các thơng số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định...

- Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO- 9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm sốt điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000- 2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS... Sản phẩm của Vinamilk tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản vì đối với Vinamilk sức khỏe của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Để làm được điều này, Vinamilk luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất như cơng nghệ xử lý tiệt trùng, đóng gói vơ trùng”.

Trong thời gian gần đây, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới bổ sung Probiotics, Collagen, chất xơ cho trẻ em… mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng, Vinamilk còn đẩy mạnh đầu tư hệ thống kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh cho nhà phân phối và các điểm bán lẻ trên cả nước

nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm sữa chua Vinamilk trên thị trường.

Bên cạnh đó, Vinamilk cịn đầu tư mở rộng nhà máy nhằm tăng công suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường: tối đa và tối ưu hóa cơng suất của các nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất thế giới nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa bằng việc tăng số lượng bò sữa tại 5 trang trại hiện có và tìm kiếm phát triển thêm các trang trại bò sữa mới trong và ngoài nước.

Vinamilk sử dụng cơng nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng cơng nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng cơng nghệ này và quy trình sản xuất. Ngồi ra, Vinamilk cịn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác.

Vinamilk là một doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào quản lý. Hệ thống ERP đồ sộ được tích hợp cùng hệ thống quản lý nhà phân phối DMS và quản trị quan hệ khách hàng CRM, tạo nên một nền tảng cơng nghệ có quy mơ đầu tư vào loại lớn nhất Việt Nam. Bước tiếp theo trong lộ trình triển khai các ứng dụng cơng nghệ là hệ thống quản lý nhân sự. Với việc lựa chọn Histaff, Vinamilk kỳ vọng đây là một bước đi đúng đắn để có được giải pháp quản lý nhân sự tổng thể, đồng bộ, được tích hợp với hệ thống ERP trên quy mơ tồn tập đồn.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, cơng ty chọn hướng đón đầu áp dụng cơng nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng cơng suất chế biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa..

Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, cơng nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh Cần

Một phần của tài liệu Phân tích mô hính swot của công ty cp sữa việt nam (vinamilk) (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)