CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng tạo rễ
cây sim.
Chồi in vitro 3 – 4 đốt thân được cấy vào mơi trường WPM có bổ sung NAA ở các nồng độ khác nhau để khảo sát khả năng tạo rễ. Sau 4 tuần nuôi cấy kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độNAA đến khảnăng tạo rễ cây sim. Nồng độ NAA (mg/l) Tỷ lệ mẫu phát sinh rễ (%) Số rễ/mẫu Đặc điểm hình thái rễ 0,0 77,78 ± 19,24b(*) 7,56 ± 2,88b Rễ dài, nhỏ và có nhiều lơng hút 0,1 0,00 ± 0,00a 0,00 ± 0,00a 0,5 0,00 ± 0,00a 0,00 ± 0,00a 1,0 0,00 ± 0,00a 0,00 ± 0,00a
(*)Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa (theo cột) ởđộ tin cậy 95%
Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy trong môi trường WPM bổ sung 0,0 ÷ 1,0 mg/l NAA cho thấy trong môi trường không bổ sung NAA cho tỷ lệ tạo rễ cao, rễ dài, nhỏ và có nhiều lơng hút. Ngồi ra, ở các nồng độ NAA 0,1 ÷ 1,0 mg/l thì khơng tạo rễ.
Đối với một số loại cây dễ ra rễ trong điều kiện tự nhiên thì có thể khơng sử dụng auxin khi ni cấy thì cây vẫn ra rễ bình thường (Võ Thị Bạch Mai, 2004). Trong môi
trường không bổ sung NAA cây vẫn hình thành rễ nhưng ở dạng rễ bất định. Về cơ
bản rễ bất định có nguồn gốc nội sinh, do sự phản biệt hóa của tế bào nhu mô nằm xung quanh hệ thống mô mạch dưới tác động của auxin (Dương Tấn Nhựt, 2013). Chồi ngọn là cơ quan tổng hợp auxin với hàm lượng cao và được vận chuyển xuống các cơ quan phía dưới, vai trị đặc trưng của auxin là hình thành rễ bất định phát sinh
từ các cơ quan dinh dưỡng (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2004). Chính vì vậy, mơi
trường ni cấy khơng bổ sung NAA rễ vẫn được hình thành điều này chứng tỏ lượng auxin nội sinh trong cây đủ để cảm ứng tạo rễ.
Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ địi hỏi hàm lượng auxin rất thấp, thậm chí sự có mặt của auxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả ức chế sinh trưởng của rễ (Võ Thị Bạch Mai, 2004). Auxin chỉ có tác dụng kích thích khi nồng độ
của nó bằng với nồng độ tối thích trong cơ thể thực vật, ở nồng độ cao trái lại sẽ ức chế sinh trưởng và trong nhiều trường hợp có thể thành độc tố (Thimann, 1937). Do đó, trong mơi trường có bổ sung NAA làm nồng độ auxin cao gây ra sự ức chế tới quá trình tạo rễ nên các mẫu khơng hình thành rễ.
Vậy nên, mơi trường thích hợp cho sự tạo rễ cây sim là mơi trường WPM khơng bổ sung NAA.
Hình 3.4: Rễcây sim trong mơi trường WPM có bổ sung NAA với các nồng độ khác nhau sau 4 tuần nuôi cấy.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ4.1. Kết luận