Đặc điểm tâm lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TRÒ CHƠI vận ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ lực học SINH TRƯỜNG TIỂU học (Trang 45 - 49)

Trẻ em từ Tiểu học tri giác không chủ định và chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Dần dần do yêu cầu học tập, tri giác có chủ định phát triển, khi dạy động tác mới giáo viên cần sử dụng phương tiện trực quan, biểu bảng, tranh vẽ... với nội dung đơn giản dễ hiểu, cần nhấn mạnh những bộ phận những yếu tố cần thiết. Tri giác nhịp điệu của các em có những đặc điểm riêng. Dưới 8 tuổi cảm giác thời gian của trẻ chưa tốt, các em chưa nắm được nhịp nhanh, chậm. Khi phải thực hiện nhịp với thời gian ngắn trẻ lại gõ nhịp quá chậm, khi phải thực hiện nhịp với khoảng thời gian tương đối dài trẻ lại gõ nhịp q nhanh. Các em khơng tự biết mình làm sai, chỉ nhờ luyện tập tri giác nhịp điệu mới được hoàn thiện.

Trẻ em từ Tiểu học khả năng chú ý không chủ định chiếm ưu thế, sức tập chung chú ý thấp. Ví dụ, chú ý nâng dần gối khi tập thể dục, nhưng lại quên động tác khác. Khối lượng chú ý tăng dần, 6 tuổi chỉ chú ý được từ 2 - 3 đối tượng, 9 tuổi các em đã chú ý được 4 - 5 đối tượng. Sự chú ý của các em dễ bị phân

tán. Ví dụ, khi dẫn bóng các em thường quên quan sát xung quanh. Vì thế phát triển khả năng chú ý cho các em cần được quan tâm. [29], [41], [53], [54]

Hoạt động trí nhớ của học sinh tiểu học có những biến chuyển bước đầu về chất lượng. Đặc điểm chủ yếu của tuổi này là trí nhớ trực quan hình tượng. Trẻ dễ dàng nhớ sự việc, khái niệm, đối tượng hoặc hình ảnh cụ thể.

Tư duy của học sinh lứa tuổi này có những tiến bộ rõ. Trong quá trình tiếp thu tri thức mới, bao gồm nhiều khái niệm mà trẻ khơng nhìn thấy trực tiếp, thì các em phải dựa vào lời giảng của giáo viên mới có biểu tượng của những khái niệm đó. Tư duy sáng tạo được phát triển chủ yếu trong quá trình vui chơi và tập kể chuyện.

Cảm xúc phụ thuộc nhiều vào hệ thần kinh. Quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, dễ mệt mỏi.

Tình cảm được biểu hiện ra ngồi, như tình u tổ quốc, yêu lao động, tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, bạn bè.

Ý thức của trẻ phát triển chưa tốt. Tính kỷ luật, sự quyết tâm cịn yếu, ví dụ, trong giờ học TD các em hay chen hàng để thực hiện nhiều lần.

Tóm lại, có thể dễ dàng nhận thấy: Trẻ em Tiểu học có đặc tính là các trung tâm thần kinh cơ có khả năng hưng phấn cao, q trình hưng phấn lan toả mạnh, q trình ức chế cịn yếu, các chức năng thực vật hoạt động chưa tiết kiệm. Do đó trẻ em ở lứa tuổi này cịn kém tập chung tư tưởng và chóng mệt. Vì thế, nội dung tập luyện của các em phải gây được khí thế hào hứng, phấn khởi, đồng thời các bài tập không được kéo dài với LVĐ lớn. Những bài tập phải có tác dụng hồn thiện sự phối hợp động tác và phát triển các TCTL, đặc biệt là tố chất tốc độ.

Không nên dùng những bài tập tĩnh và kéo dài vì dễ gây mệt mỏi, thỉnh thoảng lại phải cho nghỉ vài phút. Trò chơi vẫn là những hình thức tập luyện cơ bản, khơng nên sử dụng những bài tập có những động tác phối hợp phức tạp hoặc địi hỏi độ chính xác cao. Ngồi ra, có thể cho tập bóng bàn từ 8 tuổi; nhảy cầu, nhào lộn, thể dục nghệ thuật từ 9 tuổi, bóng rổ từ 10 tuổi, thể dục dụng cụ, bóng chuyền, chạy ngắn từ 11 tuổi. Các em lứa tuổi này việc tập luyện, thi đấu địi hỏi phải có kế hoạch thật chặt chẽ và khoa học, kết hợp với trình độ chun mơn cao và nhiều kinh nghiệm của nhà sư phạm, có như vậy mới đạt được kết quả, tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra... [29], [41], [53], [54]

Nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HSTH sẽ giúp các giáo viên có thể tác động những biện pháp phù hợp và có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác GDTC cho học sinh.

Tóm lại, qua nghiên cứu chương 1, đề tài có các nhận xét sau:

1. TDTT trường học bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt động TDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta. Các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhất quán: Coi trọng và đề cao vai trị của TDTT trong xã hội, trong đó có TDTT trong trường học các cấp. Đồng thời, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách tại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Đối với trẻ em, trị chơi là nhu cầu khơng thể thiếu được, là thế giới thu nhỏ của trẻ. Thơng qua trị chơi, trẻ em được chuẩn bị từng bước để đi vào cuộc sống xã hội, làm chủ xã hội.

Từ góc độ sư phạm - giáo dục, trị chơi là một nội dung quan trọng để thực hiện chức năng chuẩn bị thế hệ cho mỗi xã hội. Do vậy, không thể đối lập hoặc tách rời giữa việc học và chơi của trẻ. GDTC là mơn học giúp hồn thiện khả năng vận động và tăng cường thể chất cho học sinh, với đặc điểm trên, sử dụng trị chơi vận động là vơ cùng quan trọng và có hiệu quả.

3. Q trình nghiên cứu của đề tài đã quan tâm tới việc đánh giá trình độ thể lực, đặc điểm các tố chất thể lực cũng như đặc điểm tâm, sinh lý và giải phẫu của học sinh tiểu học... Đây là những căn cứ lý luận cần thiết để nghiên cứu các phần tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TRÒ CHƠI vận ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ lực học SINH TRƯỜNG TIỂU học (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w