Hoàn thành mục tiêu cấp nước sạch nông thôn: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn

Một phần của tài liệu DB04.5.2017 (Trang 27 - 30)

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn

Hiện nay, để thực hiện mục tiêu 61% người dân còn lại ở khu vực nông thôn Hà Nội được sử dụng nước sạch, thành phố và các cơ quan hữu quan đang khẩn trương tháo gỡ những vấn đề cịn khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nhiều giải pháp như đẩy mạnh đầu tư các dự án khả thi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện về nguồn vốn và xem xét mơ hình quản lý phù hợp... sẽ được tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt.

Nhà máy nước Nam Dư cung cấp nước sạch cho các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn, một phần huyện Mê Linh và 9

quận nội thành. Ảnh: Khánh Nguyên

Thiếu vốn, "vướng" thủ tục

Những năm gần đây, vấn đề nước sạch phục vụ người dân vùng ngoại thành được đặc biệt quan tâm, triển khai mạnh mẽ. Theo Sở NN&PTNT, Hà Nội hiện có 86/119 cơng trình cấp nước sạch nơng thơn (NSNT) hoạt động ổn định, cung cấp nước đạt quy chuẩn cho hơn 300.000 người dân. Nhờ vậy, đến nay tỷ lệ người dân khu vực nông thôn Hà Nội được

sử dụng nước sạch đạt 39%. Tuy nhiên, kết quả này so với các tỉnh, thành phố trong cả nước còn khá "khiêm tốn".

Nguồn vốn đầu tư cơng trình NSNT, ngồi ngân sách nhà nước, thành phố đã huy động nhiều nguồn, trong đó có vốn từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Hướng đi này đã "hóa giải" được một số vấn đề tồn đọng. Điển hình, từ năm 2012, thành phố đã chỉ đạo dừng đầu tư bằng vốn ngân sách và bàn giao cho các doanh nghiệp có đủ khả năng tiếp tục thực hiện 16 cơng trình NSNT trong tình trạng bỏ hoang do thi công dở dang. Đến nay, 16 cơng trình này đã được các doanh nghiệp như Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ Hải Âu, Công ty TNHH Đầu tư Nhất Phát, Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải, Công ty cổ phần Cấp nước Sơn Tây, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông… tiếp tục đầu tư, quản lý, khai thác và vận hành.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư cơng trình NSNT, nhiều nhà đầu tư gặp khơng ít khó khăn, cần sự tháo gỡ. Ơng Ngơ Xuân Hải - Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải cho biết: Công ty đã và đang triển khai 5 dự án nước sạch tại thị trấn Quốc Oai, xã Ngọc Mỹ và Thạch Thán (huyện Quốc Oai); xã Ninh Hiệp và Kim Lan (huyện Gia Lâm). Trong đó, 3 dự án đã hoàn thành và đang cấp nước sạch cho nhân dân. 2 dự án ở xã Thạch Thán và Kim Lan được triển khai từ năm 2014, đã hoàn thành 80% tiến độ nhưng đến cuối tháng 3-2017 dự án ở xã Kim Lan mới được thành phố phê duyệt đầu tư; còn dự án tại xã Thạch Thán đến thời điểm này vẫn đang chờ phê duyệt.

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) Đỗ Quý Hùng cho biết: Đầu tư vào cơng trình nước sạch địi hỏi vốn lớn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, theo quy định để được thành phố phê duyệt đầu tư dự án, doanh nghiệp phải có 20% tổng nguồn vốn, số cịn lại vay ngân hàng. Tuy nhiên, do doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm, việc tiếp cận các nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Hiện, ngân hàng khơng nhận tài sản bảo đảm bằng nguồn vốn đã đầu tư vào cơng trình của doanh nghiệp; doanh nghiệp không được dùng trạm cấp nước làm tài sản thế chấp. Các "nút thắt" này khiến doanh nghiệp không chứng minh được năng lực tài chính, là nguyên nhân chính dẫn đến chậm được phê duyệt dự án. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong được vay vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố hoặc đàm phán với ngân hàng thương mại "linh động" cho phép dùng tài sản bảo đảm là vốn đã đầu tư vào cơng trình. Ngồi

ra, liên quan đến tiến độ cấp phép, còn một nguyên nhân nữa là vấn đề thủ tục hành chính. Để được phê duyệt đầu tư, doanh nghiệp phải có... “7 lá phiếu đồng thuận” là: UBND cấp huyện, Sở NN&PTNT, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Gỡ "nút thắt" bằng giải pháp mạnh

Một trạm cấp nước sạch nông thơn quy mơ hộ gia đình ở xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ.

Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án cấp NSNT, tại cuộc họp ngày 4-3 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo: Đối với các dự án nước sạch phải khoan mới, khi đã xác định được vị trí, được sự đồng thuận của các cơ quan chức năng và người dân thì cho phép doanh nghiệp vừa làm thủ tục, vừa thiết kế, thi công. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn cần xem xét, thẩm định chuẩn xác về tổng mức đầu tư, dây chuyền công nghệ, hệ thống đường dẫn, chất lượng nước tại vòi... bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Liên quan đến kiến nghị của các doanh nghiệp về nguồn vốn, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết: Đây là lĩnh vực ưu tiên từ nguồn xã hội hóa nên khó áp dụng theo kiến nghị nêu trên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần liên hệ với Ngân hàng VP Bank để đàm phán lãi suất vay ưu đãi theo thỏa thuận hợp tác giữa UBND TP Hà Nội và Ngân hàng VP Bank về chương trình NSNT. Trong trường hợp nhà đầu tư huy động vốn trong dân cùng thực hiện dự án thì cần bàn bạc, thỏa thuận, công khai các vấn đề về phương án khấu trừ qua sản phẩm, thời gian khấu trừ, số tiền huy động...

Liên quan đến thủ tục cấp phép, UBND thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, triển khai hoạt động của Tổ công tác liên ngành nhằm sớm giải quyết các thủ tục đầu tư dự án ngồi ngân sách và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp đang đầu tư dự án cấp nước sạch cần làm là chủ động liên hệ trực tiếp với Tổ công tác để giải quyết các thủ tục liên quan.

Việc thành phố đã chấp thuận hướng tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp bằng cách cho phép các nhà đầu tư vừa làm thủ tục, vừa thiết kế, thi công, đồng thời khi đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, cho phép xem xét giá trị khối lượng mà nhà đầu tư đã thực hiện để tính vào năng lực tài chính là những giải pháp “mạnh” của thành phố để tháo gỡ "nút thắt" cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: Trên địa bàn thành phố hiện có 4 mơ hình quản lý NSNT do doanh nghiệp, HTX, UBND các xã và cộng đồng tự quản. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 2 mơ hình quản lý hiệu quả là doanh nghiệp và HTX. Tại Thông báo 136/TB-UBND, ngày 2-3-2017, kết luận về Đề án quản lý, vận hành các cơng trình cấp NSNT Hà Nội có sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, UBND thành phố thống nhất, trong thời gian tới, việc quản lý, vận hành cơng trình NSNT sẽ chủ yếu giao cho doanh nghiệp và các HTX quản lý...

Một phần của tài liệu DB04.5.2017 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)