CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.2. Lý do chủ quan
a) Từ phía doanh nghiệp
- Hạn chế về trình độ quản lý
Như đã biết phần lớn doanh nghiệp nước ta là những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn hạn hẹp, vay tín dụng khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật rhiếu và yếu, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn chưa tạo được cho sắc thái văn hoá kinh doanh.
Khi nền kinh tế thị trường ở nước ta mở cửa rộng rãi với nước ngồi, thì các cơng ty với rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau mọc lên như nấm. Phần lớn là các doanh nghiệp trẻ, họ đi nước ngồi về, họ từ nơng thơn ra, họ từ chiến trường về, họ là những nhà trí thức chưa thành đạt trong lĩnh vực khoa học. Nói chung, sự kinh doanh của họ đều là đầu tiên, không bắt nguồn từ một truyền thống gia đình hay dịng họ, tập qn nào cả. Vậy thì vốn kinh doanh lấy ở đâu ra? Phần lớn là họ gom góp ở mỗi người một ít, vay mượn, thế chấp tài sản. Có một số ít người đã thành cơng bước đầu trong lĩnh vực kinh doanh, khơng ít người đã thất bại; một số cơng ty, doanh nghiệp đanh trong tình trạng sống dở, chết dở.
Phải nói rằng khát vọng làm giầu bằng kinh doanh là một hiện tượng mới ở tầng lớp thanh niên. Họ đã vượt qua được những dư luận xã hội khơng đúng đắn về ngành thương nghiệp và họ có khả năng tiếp thị khơng những ở thị
trường nội địa mà cả trên thương trường quốc tế. Song ngày nay dù một số đã thành công hay một số không thành công, người ta vẫn nhận thấy rằng nền doanh nghiệp Việt Nam chưa xác lập được những cơ sở hạ tầng làm xuất hiện các khuynh hướng, các bản lĩnh kinh doanh có văn hố.
Trong điều kiện hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị các luồng gió độc lấn át. Mọi giá trị tinh thần đang bị đảo lộn. Lợi nhuận đang trở thành mục tiêu, động lực duy nhất của một số chủ doanh nghiệp. Họ đã quên đi yếu tố văn hóa, thậm chí cịn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao chùm cả văn hóa. Chính vì thế họ sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để đoạt càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tên gọi, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý.
Lấy địa điểm xuất xứ để chỉ một sản phẩm là cách làm có từ xa xưa bởi người ta biết rằng những yếu tố địa lý, vật lý và con người có những tác động nhất định đối với một số sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu đã cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin đặc biệt.
Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý là điều còn rất mới ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Gần đây, một loạt các doanh nghiệp Việt Nam bị ăn cắp thương hiệu trên thị trường quốc tế như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên… người ta mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này.
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có nước mắm Phú Quốc đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ tên gọi xuất xứ, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký là sản phẩm chè San Tuyết Mộc Châu. Trong khi đó Việt Nam có hệ thống các làng nghề truyền thống cùng với các sản phẩm nông sản, thực phẩm đa dạng và phong phú cần được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý như chè Tân cương Thái nguyên, cà phê Buôn Mê Thuột, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, gạo tám thơm Hải Hậu, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, gà ri Việt Nam… Khi các sản phẩm này được bảo hộ tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển làng nghề truyền thốn, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm này.
Văn hoá quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức.
Ngày nay, những đoạn phim quảng cáo trên truyền hình chở nên đaị chúng và quen thuộc. Chúng xuất hiện với tần số khá cao và tác động khơng nhỏ đến người xem truyền hình do ln được đan xen giữa các chương trình ca nhạc, trị chơi giải trí, phim truyện, phim quảng cáo vừa khuyếch trương sản phẩm vừa thể hiện văn hố tiêu dùng nên được nhiều Cơng ty chăm chút và đầu tư khá nhiều tiền bạc. Tuy nhiên nhiều phim quảng cáo trên truyền hình do các cơng ty quảng cáo nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngoài thực hiện. Nên dù rất cơng phu, hồnh tráng nhưng văn hoá phần nào lại khá xa lạ với người Việt Nam.
Các cơng ty quảng cáo nước ngồi hiện chiếm tới 80% thị phần trong lĩnh vực quảng cáo do có các ưu thế vượt trội về kỹ thuật và vốn. Họ thường không dựng phim quảng cáo trong nước mà làm ở các nước khác. Các phim này thường chỉ có bối cảnh và diễn viên được chọn và quay ở trong nước, sau đó mang sang nước khác để dựng. Vừa qua, bia Tiger đã chi tới 2 triệu USD để dựng đoạn phim quảng cáo kéo dài 2 phút “The quest” (sự tìm kiếm) mà bối cảnh được quay trực tiếp tại Trung Quốc với sự cơng phu, hồnh tráng và các kỹ xảo đặc biệt. Hay phim quảng cáo của bia Heineken với những hình ảnh ấn tượng về khơng khí tiệc tùng xa hoa của giới thượng lưu châu Âu với vũ trường, quầy bar, xe Cadillac…; bia Foster với phong cách úc và “Uống bia kiểu úc”. Tất cả đều rất đẹp, rất ấn tượng nhưng lại khá xa lạ với Việt Nam. Ngoài ra cịn có các phim quảng cáo về các loại mỹ phẩm và dầu gội đầu đều do các đạo diễn người nước ngồi đóng chủ yếu. Hãng mỹ phẩm Dove tuy dựng phim quảng cáo do các diễn viên người Việt đóng nhưng ý tưởng lại rất Tây với những câu nói rất ngô nghê, rất buồn cười “…da khô như da rắn…nhăn như da người già… cảm giác như được u”. Khơng chỉ có các cơng ty nước ngồi ít chú ý đến văn hố Việt Nam mà một số cơng ty quảng cáo trong nước cũng khá tuỳ tiện ở khía cạnh này, ví như quảng cáo các loại sản phẩm như đồng hồ, vàng bạc, veston comple,v.v… thì chủ yếu là quay cửa hàng và để một diễn viên quen thuộc phát biểu rất ngô nghê. Quảng cáo về ắc quy xe máy thì cho xe máy bốc đầu như cổ
vũ đua xe… Còn rất nhiều những hạt sạn trong phim quảng cáo mà trong phạm vi bài viết này không thể kể hết.
Công bằng mà nói nghề quảng cáo ở Việt Nam cịn quá mới mẻ, chưa mang tính chuyên nghiệp, tư duy của các cơng ty quảng cáo như báo chí đã nói “Cịn lâu mới có một xa lộ”. Nhưng chúng ta khơng thể đổ tội hết cho các cơng ty quảng cáo. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất do quan niệm của các doanh nghiệp nước ta về vai trò của quảng cáo còn khá chung chung. Thứ hai là ngay các đơn vị tổ chức quảng cáo cũng cịn có những hạn chế trong nghiệp vụ. Điều này thể hiện rất rõ khi đã 10 năm, từ khi các cơng ty quảng cáo nước ngồi tham gia vào thị trường Việt Nam, nhưng bây giờ, thử hỏi một doanh nghiệp Việt Nam có chấp nhận bỏ ra một khoảng kinh phí để quảng bá một nhãn hàng lâu dài không?. Các nhà sản xuất Việt Nam luôn mang nặng suy nghĩ quảng cáo là để bán được hàng trước mắt chứ khơng tính đến giá trị lâu dài. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chú trọng đến giá trị hữu hình bằng những con số cụ thể như doanh số, lợi nhuận. Cịn có q ít doanh nghiệp quan tâm đến giá trị vơ hình. Một thực tế rất “nóng” đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là DN vừa và nhỏ, có thể là 50% thành công nhãn hàng của họ trên thị trường là do quảng cáo đem lại, và ngược lại 50% thất bại của chúng cũng bắt đầu từ việc quảng cáo. Chính vì thế các nhà sản xuất nước ngồi nhiều khi khơng hiểu lịch sử thương hiệu bằng các cơng ty quảng cáo. Đơn giản vì họ có những ràng buộc rõ ràng giữa nhà sản xuất và công ty quảng cáo. Nhà sản xuất chỉ chú trọng thương hiệu, chất lượng sản phẩm cịn cơng ty quảng cáo chỉ chú trọng đến việc quảng bá nhãn hiệu, ý đồ thị trường của nhà sản xuất… để định ra kế hoạch của mình. Đây chính là mặt hạn chế của các doanh nghiệp và các công ty quảng cáo Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có những cơng ty quảng cáo làm được những đoạn phim hay, vừa có văn hóa vừa gây ấn tượng tốt cho người tiêu dùng như các thước phim quảng cáo về bánh trung thu với các lễ hội truyền thống của dân tộc, các cảnh phim về sinh hoạt gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Quảng cáo của các hãng bảo hiểm và hàng khơng cũng rất kín đáo và tinh tế…Như vậy, văn hóa và phản
văn hoá trong quảng cáo cách nhau rất nhỏ, cần phải hết sức tinh tế trong xử lý, phải chăng các nhà làm phim quảng cáo nên thành lập một hiệp hội để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, ăn cắp ý tưởng hay sản xuất những phim quá xa lạ với văn hoá Việt Nam.
- Thủ đoạn cạnh tranh khơng lành mạnh – thứ văn hố kinh doanh cần lên án.
Trên thương trường, các công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm giống nhau thường phải cạnh tranh để giành thị trường, đó là quy luật tất yếu trong kinh doanh. Nhưng cạnh tranh bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau. Có những doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã khơng từ những thủ đoạn xấu xa.
+ Có cách kiếm lời bằng việc bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tại với một mức sống tối thiểu. + Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ sự cân bằng sinh thái.
+ Lại có cách kiếm lời bằng cách làm hàng giả, bn lậu, chốn thuế, lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong và ngoài nước.
Gần đây lại xuất hiện một hình thức cạnh tranh mới đáng phê phán là nói xấu đối thủ cạnh tranh, tìm cách bơi đen hình ảnh của cơng ty.
Thời gian gần đây, người dân ở hai thị trấn Sài Đồng và Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội nhận được rất nhiều tờ rơi do các nhân viên tiếp thị gas của cơng ty Shell gas Hải Phịng đem đến tận tay người tiêu dùng khuyến cáo họ không nên dùng các sản phẩm gas do công ty TNHH Quang Tuyến cung cấp vì các sản phẩm ga này khơng rõ nguồn gốc và khơng tin cậy được, nhất là loại bình màu hồng vì khơng có tên tuổi trên thị trường. Các nhân viên tiếp thị khuyên người tiêu dùng nên dùng các sản phẩm ga do đại lý của công ty Shell gas Hải Phòng nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm cung cấp. Ngồi ra người dân ở đây cịn liên tiếp nhận được các tin đồn về việc các công ty TNHH Quang Tuyến sắp bị phá sản, gây khơng khí hoang mang lo ngại vì từ trước đến nay trên địa bàn huyện Gia Lâm đều sử dụng sản phẩm ga do công ty này cung cấp. Song khi
khách hàng gọi điện đến hỏi về việc này thì được cơng ty trả lời là không phải như vậy; đồng thời công ty cũng phát các tờ thơng báo cho khách hàng là cơng ty chính thức khơng làm đại lý cho cơng ty Shell gas Hải Phịng.Đi sâu vào tìm hiểu thì được biết, cơng ty TNHH Quang Tuyến có trụ sở tại 30B-tổ 10, thị trấn Sài Đồng, trước đây là đại lý độc quyền cho cơng ty Shell gas Hải Phịng. Thời gian gần đây giữa hai công ty này đã phát sinh mâu thuẫn do cơng ty Shell gas Hải Phịng đột nhiên giảm trọng lượng ga từ 12.5kg/bình xuống cịn 12kg/bình, giá khơng đổi mà khơng nói rõ lí do cho đại lý. Đồng thời cơng ty Shell gas Hải Phòng lại bổ nhiệm một đại lý kinh doanh mới trên địa bàn Gia Lâm, phá vỡ cam kết đại lý độc quyền. Chính vì thế mà cơng ty Quang Tuyến chấm dứt hợp đồng, không làm đại lý cho cơng ty Shell gas nữa. Loại bình màu hồng mà cơng ty Shell gas Hải Phịng nói đến thực chất là sản phẩm của cơng ty thương mại Dầu khí Petechim- Chi nhánh Hà Nội cho biết: Từ trước đến nay Petechim là một đầu mối cung cấp ga của Petro Việt Nam với nguồn ga được lấy từ nhà máy Gas Dung Cố (Vũng Tầu) và thương hiệu của công ty được đảm bảo về uy tin và chất lượng. Việc sản phẩm của công ty Petechim bị bôi nhọ là một cách cạnh tranh khơng lành mạnh, thiếu văn hố trong kinh doanh, vi phạm luật thương mại. Đây cũng là điều cảnh báo cho các cơng ty kinh doanh.
Có thể kể thêm nhiều thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh mà các công ty kinh doanh cùng mặt hàng áp dụng để chèn ép lẫn nhau giành thị trường, như: Mới đây công ty Vifon khiếu nại về việc công ty TNHH thực phẩm Thiên Hương làm nhái mẫu mã sản phẩm “Mì lẩu Thái” của mình, hay việc các cơng ty: Cơng ty cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị và TNHH Thiên Hồng vi phạm sở hữu cơng nghiệp về kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hố sản phẩm bánh quy vani và Hương Thaỏ có uy tín trên thị trường của cơng ty bánh kẹo Hải Châu v.v…Đặc biệt gần đây nhất là vụ Ngân hàng cổ phần á châu (ACB) bị tung tin đồn thất thiệt gây xơn xao dư luận. Đó là những ví dụ điển hình cho thấy kiểu cạnh tranh khơng lành mạnh đang có chiều hướng gia tăng. Nó thể hiện một thứ văn hố kinh doanh không trung thực, không bền vững đáng bị lên án. Trong khi tại các thành phố lớn đang phát động phong trào văn minh thương mại, văn hóa bán
hàng hiện đại hướng tới lợi ích người tiêu dùng thì những hình thức kinh doanh trên đi ngược lại. Các DN đó đã tự tách mình ra khỏi dịng chảy của cuộc sống và chắc chắn sẽ gặp phải thất bại trong kinh doanh.
b) Từ phía nhà nước
“Mọi quyền lực thuộc về Nhà nước” vẫn ngự trị trong tư duy của hệ thống cơng quyền.
Người xưa có câu “Miệng nhà quan có gang có thép” quả thật là khơng sai, vì quan có chức, có quyền, quan nói ra quyền và đương nhiên là ra tiền.
Khơng thể nói tới văn hố quản lý khi khơng minh bạch về sở hữu quyền lực. Vấn đề cốt lõi hiện nay cần làm rõ là quyền lực thuộc về ai? Của nhà nước hay của nhân dân, nếu của nhân dân thì biểu hiện của nó như thế nào? Cơ chế nào để dân thực thi được quyền lực của mình?
Theo điều 2 Hiến Pháp 1992 thì: Nhà nước XHCNVN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…
Thế nhưng từ 1992 đến nay cái triết lý xưa cũ “Mọi quyền lực thuộc về Nhà nước” vẫn ngự trị trong tư duy của hệ thống cơng quyền, điều đó làm cho hệ thống cơng chức trở nên đại quan liêu, níu kéo cơ chế xin cho, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Cả bộ máy công quyền đang cầm nhầm quyền lực của dân.
Quyền tự do kinh doanh của dân đã được Điều 57 Hiến pháp 1992 xác lập, nhưng mãi 8 năm sau, khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 thì Nhà nước mới trả lại cho dân.
Cầm nhầm quyền, lạm quyền đang trở thành hiểm hoạ cho xã hội, có chức, có quyền là hành xử theo ý chí chủ quan của mình, theo “tơi” chứ khơng theo pháp luật.
DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần mà nhiều cơ quan Nhà nước vẫn cứ tưởng là DNNN, nên hồn nhiên chỉ đạo như chỉ đạo DNNN nhà nước trước đây, họ cầm nhầm cả doanh nghiệp. Những kiểu cầm nhầm như vậy, hiện nay chưa quy tội nên vẫn cầm nhầm vô tư.