.6 Tổng tài sản của người nghèo được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 59 - 86)

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Về diện tích đất nơng nghiệp, trong 385 quan sát có 303 quan sát khơng có đất canh tác, 1 quan sát có 0,02 ha, 4 quan sát có 0,05 ha, 16 quan sát có 0,1 ha, 6 quan sát có 0,15 ha, 27 quan sát có 0,2 ha, 1 quan sát có 0,25 ha, 8 quan sát có 0,3 ha, 1 quan sát có 0,35 ha, 2 quan sát có 0,4 ha, 4 quan sát có 0,5 ha, 1 quan sát có 0,54 ha,

2 quan sát có 0,6 ha, 2 quan sát có 0,8 ha, 1 quan sát có 1 ha, 1 quan sát có 1,5 ha, 1 quan sát có 11 ha, 1 quan sát có 2 ha, 1 quan sát có 20 ha, 1 quan sát có 3 ha, 1 quan sát có 0,6 ha. Kết quả này cho thấy đa số người nghèo khơng có đất canh tác, phải đi làm thuê, làm mướn theo thời vụ, thu nhập bấp bênh.

Có 21 hộ nghèo khơng có người đang trong độ tuổi lao động, có 47 hộ có 1 người đang trong độ tuổi lao động, 188 hộ có 2 người đang trong độ tuổi lao động, 81 hộ có 3 người đang trong độ tuổi lao động, 31 hộ có 4 người đang trong độ tuổi lao động, 12 hộ có 5 người đang trong độ tuổi lao động, 4 hộ có 6 người đang trong độ tuổi lao động, 1 hộ có 8 người đang trong độ tuổi lao động.

Đối với yếu tố nghề nghiệp của người nghèo được khảo sát, có 1 quan sát sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, 12 quan sát sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, 1 quan sát sống bằng nghề bốc vác, 3 quan sát sống bằng nghề bắt cua, cá, 1 quan sát sống bằng nghề bắt dọp, 28 quan sát sống bằng nghề buôn bán nhỏ, 1 quan sát sống bằng nghề cào đường, 1 quan sát sống bằng nghề chằm lá, 22 quan sát sống bằng nghề chăn nuôi, 6 quan sát con hỗ trợ, 1 quan sát làm công nhân, 1 quan sát sống bằng nghề giữ trẻ, 2 quan sát sống bằng nghề giúp việc nhà, 1 quan sát sống bằng nghề hái rau, có 281 quan sát sống bằng nghề làm thuê, 4 quan sát nuôi trồng thủy sản, 1 quan sát làm thợ mộc, 1 quan sát làm tiểu thủ công nghiệp, 1 quan sát do nhà nước trợ cấp, 1 quan sát do trợ cấp và từ thiện, 12 quan sát trồng trọt và 3 quan sát trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy hầu hết người nghèo đều có việc làm, tuy nhiên, cơng việc cịn mang tính chất thời vụ.

Trong 385 quan sát có 12 quan sát ở nhà người thân, 1 quan sát ở nhà thuê, 372 quan sát có nhà riêng. Người nghèo trên địa bàn tỉnh được vay ưu đãi để xây, sửa nhà. Ngoài ra, những hộ Khmer khó khăn về nhà ở cịn được hỗ trợ xây dựng nên đa số người nghèo khi được khảo sát đều có nhà riêng.

Trong 228 người nghèo đã vay được vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh thì có 3 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 20% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 3 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 25% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 194 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 50% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 1 quan sát cho

rằng vốn vay chiếm 60% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 8 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 70% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 7 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 80% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 1 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 85% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 11 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 100% tổng vốn để sản xuất kinh doanh. Như vậy đa số người nghèo khi đã vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh thì vẫn phải vay mượn thêm mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh vì lượng vốn vay được còn thấp.

Trong số 228 quan sát có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, có 228 quan sát cho rằng phương thức trả nợ vay là hoàn trả vốn gốc một lần khi đáo hạn, lãi trả hàng tháng (chiếm tỷ trọng 100% người nghèo có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh). Phương thức trả nợ vay vào cuối kỳ dẫn đến việc một số người nghèo phải vay mượn nặng lãi để trả nợ vay NH do số tiền gốc phải trả khi đến hạn là khá cao so với họ. Vì nếu khơng trả nợ đúng hạn thì sẽ khơng được vay tiếp. Kết quả là nợ chồng nợ, từ đó người nghèo có tâm lý sợ nợ vay.

100% người nghèo vay được vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đều không phải trả thêm khoản phí nào khác ngồi lãi vay và tiền photo, công chứng các loại giấy tờ liên quan đến thủ tục. Đồng thời thủ tục vay vốn là do tổ trưởng tổ TKVVV chuẩn bị.

3.3.2 Kết quả kiểm định

3.3.2.1 Kết quả kiểm định Wald

Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Wald

Β S.E. Wald Df Sig. Exp (β)

Bước 1 X1 -0,883 0,768 1,323 1 0,250 0,414 X2 0,021 0,015 1,908 1 0,167 1,021 X3 0,016 0,466 0,001 1 0,973 1,016 X4 0,371 0,141 6,970 1 0,008 1,449 X5 -1,898 1,051 3,263 1 0,071 0,150 X6 120,556 5241,065 0,001 1 0,982 2,273E52 X7 -0,039 0,014 7,733 1 0,005 0,962 X8 -9,373 457,675 0,000 1 0,984 0,000 X9 -2,290 1,223 3,506 1 0,061 0,101 X10 1,262 0,682 3,422 1 0,064 3,533 Hằng số -1,295 1,573 0,678 1 0,410 0,274

Nguồn: Kết quả mơ hình hồi quy Logistic bằng phần mềm SPSS 23,0 - Bảng 3.6 cho thấy giá trị Sig của biến X1, X2, X3, X6, X8 > 0,1 nên mối liên hệ giữa KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh và các biến dân tộc, tuổi, giới tính, KNTC các nguồn TD thay thế, diện tích đất khơng có ý nghĩa thống kê.

- Giá trị Sig của biến X4, X5, X7, X9, X10 lần lượt là 0,008, 0,071, 0,005, 0,061, 0,064 < 0,1 nên mối liên hệ giữa biến phục thuộc và các biến độc lập còn lại: Quy mơ hộ gia đình, trình độ học vấn, thu nhập, tỷ lệ phụ thuộc, tiết kiệm có ý nghĩa thống kê.

3.3.2.2 Kết quả kiểm định Omnibus

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định Omnibus

Chi-square Df Sig.

Step 1 Step 381,298 10 0,000

Block 381,298 10 0,000

Model 381,298 10 0,000

Nguồn: Kết quả mơ hình hồi quy Logistic bằng phần mềm SPSS 23,0 Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ở bảng 2.8, giá trị Sig. < 0,05 như vậy mơ hình tổng qt cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%.

3.3.2.3 Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mơ hình

Bảng 3.8 Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mơ hình

Bước -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 139,257 0,629 0,848

Nguồn: Kết quả mơ hình hồi quy Logistic bằng phần mềm SPSS 23,0 Kết quả kiểm định ở bảng 2.9 cho thấy, giá trị -2 Log likelihood = 139,257 là tương đối nhỏ chứng tỏ mơ hình có độ phù hợp cao. Hệ số mức độ giải thích của mơ hình: R2 Nagelkerke = 0,848. Điều này có ý nghĩa là 84,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc (KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh) được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình, cịn lại là do các yếu tố khác.

3.3.2.4 Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mơ hình

Bảng 3.9 Bảng phân loại dự báo

Observed Predicted Y Percentage Correct 0 1 Step 1 Y 0 156 1 99,4 1 27 201 88,2 Overall Percentage 92,7

Nguồn: Kết quả mơ hình hồi quy Logistic bằng phần mềm SPSS 23,0 - Trong 157 quan sát không tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (xét theo cột gồm 156 và 1 quan sát), mô hình dự báo chính xác là 156. Vậy tỷ lệ đúng là 99,4%.

- Tương tự, trong 228 quan sát tiếp cận được ngồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (xét theo cột gồm 27 và 201), mơ hình dự báo chính xác là 201. Vậy tỷ lệ dự báo đúng là 88,2%.

- Vậy tỷ lệ dự báo đúng của tồn bộ mơ hình là 92,7%.

3.3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này sử dụng mơ hình Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, Biến phụ thuộc trong mơ hình này là KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (có tiếp cận được và chưa tiếp cận được),

Theo phương pháp nghiên cứu, số biến độc lập đưa vào mơ hình là 10 biến, Các chỉ tiêu kiểm định mơ hình trình bày ở phần cuối của Bảng 2.8 và 2.9 cho thấy mơ hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất cao (Model: Sig, = 0,000, giá trị - 2LL tương đối nhỏ, phần trăm dự báo chính xác là 93,2%) trong việc đánh giá KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh trong mẫu khảo sát.

Kết quả ước lượng của mơ hình ở Bảng 2.12 cho thấy trong số 10 biến đưa vào mơ hình thì 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 1% và 10%. Trong đó, biến “tỷ

lệ phụ thuộc” có ảnh hưởng mạnh nhất đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh kế đến là biến “giáo dục”,“tiết kiệm”, “quy mơ hộ gia đình” và cuối cùng là biến “thu nhập bình quân năm”.

Bảng 3.10 Kết quả hồi quy Logistic

Ghi chú: *,**,*** lần lượt ở mức ý nghĩa 1%, 5%,10%.

Nguồn: Kết quả mơ hình hồi quy Logistic bằng phần mềm SPSS 23.0 Với giả thuyết các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng của từng yếu tố đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh được diễn giải như sau:

- “Quy mơ hộ gia đình” (X4): kết quả hồi quy cho thấy hệ số ước lượng mang dấu dương ở mức ý nghĩa 1% có ý nghĩa rằng biến quy mơ hộ gia đình và biến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh có mối

Biến số Hệ số ước lượng dP/dX Wald Hằng số Dân tộc (X1) Tuổi chủ hộ (X2) Giới tính chủ hộ (X3) Quy mơ hộ gia đình (X4) Trình độ học vấn (X5)

KNTC các nguồn TD thay thế (X6) Thu nhập bình quân năm (X7) Diện tích đất (X8) Tỷ lệ phụ thuộc (X9) Tiết kiệm (X10) -1,295 -0,883 0,021 0,016 0,371 -1,898 120,556 -0,039 -9,373 -2,290 1,262 - - - - 1,449 0,150 - 0,962 - 0,101 3,533 0,678 1,323 1,908 0,001 6,970* 3,263*** 0,001 7,773** 0,000 3,506*** 3,422*** Model: Sig, = 0,000 - 2LL = 139,257 Số quan sát: 385 Phần trăm dự báo chính xác: 92,7%

quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Những hộ có số thành viên càng nhiều thì KNTC nguồn vốn TDVM càng cao, cụ thể là khi số thành viên trong hộ tăng lên 1 người thì log của tỷ lệ xác suất KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh sẽ tăng 0,371 lần. Giống như kỳ vọng ban đầu, những gia đình càng có nhiều thành viên thì khả năng tạo ra thu nhập hình thành nguồn trả nợ càng cao, đồng thời có người thừa kế khoản nợ vay nên sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh.

- “Trình độ học vấn” (X5): biến độc lập này có tác động ngược chiều với biến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà vinh ở mức ý nghĩa 10%. Đúng với với kỳ vọng ban đầu, khi người nghèo có trình độ học vấn trên Trung học cơ sở thì sẽ có KNTC nguồn vốn TDVM cao hơn so với người nghèo chỉ tốt nghiệp Trung học cơ sở trở xuống. Khi người nghèo có trình độ học vấn càng cao thì họ càng có khả năng nhận thức về ý nghĩa và vai trò của nguồn vốn TDVM đối với họ, đồng thời sẽ có khả năng tiếp nhận thơng tin về nguồn vốn vay nhanh chóng hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.

- “Thu nhập bình quân năm” (X7): kết quả hồi quy cho thấy hệ số ước lượng mang dấu âm ở mức ý nghĩa 5% có ý nghĩa rằng biến thu nhập bình qn năm và biến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh có mối quan hệ nghịch chiều. Khác với kỳ vọng ban đầu, những hộ nghèo có thu nhập bình quân năm càng cao thì KNTC nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh càng giảm. Cụ thể, khi thu nhập bình quân năm của hộ tăng lên 1 đồng thì KNTC nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh giảm xuống 0,039 lần. Kết quả này có thể được giải thích như sau: người nghèo có thu nhập càng cao thì sẽ khơng muốn vay vốn vì bản thân họ đã có thu nhập để khởi tạo sản xuất kinh doanh, không cần thiết phải vay vốn. Điều này đánh giá được một phần nào đó hiệu quả của nguồn vốn TDVM, nguồn vốn TDVM sẽ dành cho những người nghèo hơn, có thu nhập thấp hơn.

- “Tỷ lệ phụ thuộc” (X9): tỷ lệ này có mối quan hệ nghịch chiều với biến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh tại mức

ý nghĩa 10%. Những hộ nghèo có số thành viên khơng có thu nhập/ số thành viên có thu nhập càng cao thì KNTC sẽ càng thấp. Điều này là phù hợp vì theo các chuyên gia là tổ trưởng tổ TKVVV, những hộ nghèo có người già neo đơn khơng có người thừa kế thì sẽ khơng được xét duyệt cho vay vì những trường hợp này sẽ được chuyển sang dạng nghèo vĩnh viễn và địa phương sẽ có chế độ trợ cấp riêng. Cụ thể khi tỷ lệ phụ thuộc tăng lên 1 đơn vị thì KNTC nguồn vốn TDVM sẽ giảm xuống 2,290 lần.

-“Tiết kiệm” (X10): Biến độc lập này có tác động cùng chiều tới KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh tại mức ý nghĩa 10%. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu vì đa số người nghèo vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đều có gửi tiết kiệm tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh để tích lũy trả một phần nợ khi đáo hạn, trừ trường hợp thu nhập hàng tháng quá thấp không đủ gửi tiết kiệm. Tuy nhiên số tiền gửi tiết kiệm hàng tháng khá thấp nên áp lực trả nợ vay vào cuối kỳ còn khá lớn.

Các biến dân tộc (X1), tuổi chủ hộ (X2), Giới tính chủ hộ (X3), khả năng tiếp cận các nguồn TD thay thế (X6), tài sản (X8) khơng có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là khơng đủ bằng chứng cho rằng các biến này ảnh hưởng đến KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh.

3.3.4 Nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mơ của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

Từ kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic trên và kết quả thống kê mô tả, tác giả xin đưa ra một số nguyên nhân làm hạn chế KNTC nguồn vốn TDVM của người nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh như sau:

- Trình độ học vấn của người nghèo trên địa bàn tỉnh còn thấp nên người nghèo chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò của nguồn vốn TDVM dẫn đến tâm lý không dám vay hoặc không biết vay để làm gì.

- Tỷ lệ phụ thuộc cịn khá cao hoặc có những hộ chỉ có một thành viên là người già neo đơn khơng có người thừa kế nên không được NH xét duyệt hồ sơ cho vay.

- Những hộ có thu nhập bình quân năm khá muốn vay thêm để sản xuất kinh doanh (ni bị, heo...) nhưng lượng vốn cho vay ít nên khơng đủ để người nghèo sản xuất kinh doanh, thậm chí họ phải vay mượn nặng lãi thêm bên ngồi nên người nghèo khơng muốn vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh.

- Người nghèo không gửi tiết kiệm nên không được cho vay hay do số tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 59 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)