Sau năm 1980, Nhà nước đã có chủ trương tham gia trở lại nhưng do công tác chuẩn bị và lực lượng vận động viên của Việt Nam còn hạn chế, phải đến năm 1989 Việt Nam mới chính thức tham d'ự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) .
1- Năm 1989, Việt Nam tham dự SEA Games 15 ở Kuala Lumpur (Malaysia)
với 46 vận động viên, thi đấu ở 8 môn: Điền kinh, bơi, bắn súng, bóng bàn, bóng chuyền nữ, thể dục dụng cụ, quyền Anh, quần vợt. Kết quả, Việt Nam giành 19 huy chương (3 HCV. 11HCB, 5 HCĐ) xếp thứ 7/9 nước tham gia.
2- Năm 1991, Việt Nam tham dự SEA Games 16 ở Manila (Philippines) với 100 vận động viên, tham dự 69 nội dung của 15/27 môn: Điền kinh, bơi, bắn súng, bóng bàn, bóng chuyền, thể dục dụng cụ, quyền Anh, quần vợt, bóng đá, cầu lông, judo, karatedo, teakwondo, wushu, arenis (võ gậy). Đây là lần dự thi có số vận động viên đơng nhất tính từ SEA Games đầu tiên của Việt Nam. Kết quả, Việt Nam đạt 29 huy chương (1 HCV, 12 HCB, 10 HCĐ), xếp thứ 7/10 đoàn tham dự,
3- Năm 1993, Việt Nam tham dự SEA Games 17 ở Singapore, với 139 vận
động viên, tham gia tranh tài ở 15/29 mơn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, thể dục dụng cụ, quyền Anh, quần vợt, bóng đá, cầu lơng, xe đạp, judo, karatedo, teakwondo, wushu, pencak silat. Kết quả: Đoàn Việt Nam đạt 34 Huy chương (9
HCV, 6 HCB, 19 HCĐ) xếp thứ 6/9 nước tham dự.
4- Năm 1995, Việt Nam tham dự SEA Games 18 ở Chiangmai (Thái Lan), với 183 vận động viên, tham gia thi đấu ở 15/28 môn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ nữ, cử tạ, quần vợt, bóng đá, cầu lơng, judo, karatedo, teakwondo, wushu, pencak silat, nhảy cầu. Kết quả, đoàn Việt Nam đạt 52 Huy chương (10 HCV. 18 HCB, 24 HCĐì/xếp thứ 6/10 nước tham gia.
5- Năm 1997, Việt Nam tham dự SEA Games 19 ở Jakacta (Indonesia), với
340 vận động viên, tham gia ở 24/34 mơn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, bắn súng, thể dục dụng cụ, bóng rổ nữ, cử tạ, vật tự do, quần vợt, bóng đá, cầu lông, judo, karatedo, teakwondo, wushu, pencak silat, nhảy cầu, lướt ván, vật cổ điển, bắn cung, thể hình, billards - snooker. Đây là lần có lực lượng vận động viên tham dự đông đảo nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam. Kết quả, đoàn Việt Nam đạt 133 huy chương (35 HCV, 48 HCB, 50 HCĐ) xếp thứ 5/10 nước tham gia. Đây là kết quả tởt nhất trong 6 kỳ SEA Games của Đồn thể thao Việt Nam.
6- Năm 1999, Việt Nam tham dự SEA Games 20 ở Brunei, với 170 vận động viên, tham gia 14/21 mơn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, quần vợt, bắn súng, bóng đá, cầu lông, karatedo, teakwondo, pencak silat, billards - snooker, bowling, golf. Kết quả, đoàn Việt Nam đạt 64 huy chương (17 HCV, 20 HCB, 27 HCĐ), xếp thứ 6/10 nước tham dự. Một số môn thế mạnh của thể thao Việt Nam như Bắn súng, Vật, Wushu… không được tổ chức tại Đại hội này.
7. - Năm 2001, Việt Nam tham dự SEA Games 21 ở Kualalumpur (Malaysia), với 416 VĐV, tham gia 24/32 môn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, bắn súng, bắn cung, thể dục dụng cụ, bóng rổ, cử tạ, vật tự do, quần vợt, bóng đá, cầu lơng, judo, karatedo, teakwondo, wushu, pencak silat, nhảy cầu, lướt ván, bi sắt, billards - snooker, golf, đua thuyền. Kết quả, đoàn Việt Nam đạt 132 huy chương (33 HCV, 35 HCB và 64 HCĐ), vươn lên xếp thứ 4/10 quốc gia tham dự.
45
8- Năm 2003, Việt Nam đăng cai và tham dự SEA Games 22, với 929 người (trong đó có 690 VĐV, tham gia dự thi tất cả 32/32 mơn: Điền kinh, bơi, bóng bàn, bóng chuyền, bắn súng, bắn cung, thể dục dụng cụ, bóng rổ, cử tạ, vật tự do, quần vợt, bóng đá, cầu lơng, judo, karatedo, teakwondo, wushu, pencak silat, nhảy cầu, lướt ván, bi sắt, billards - snooker, golf, đua thuyền . Kết quả, đoàn Viê ̣t Nam đ ạt thành tích rực rỡ với 340 huy chương (156 HCV, 91 HCB và 93 HCĐ), vươn lên xếp thứ nhất trong tổng số 11 quốc gia tham dự. (Đây có thể coi là thành tích tốt nhất mà Đoàn thể thao Việt Nam đạt được tại các kỳ SEA Games từ trước tới nay).
9.- Năm 2005, Tham dự SEA Games 23 tại Manila (Philippin), với 528 vận động viên, tham dự 32/41 môn thể thao. Kết quả, đoàn Viê ̣t Nam đ ạt 228 huy chương (71 HCV, 68 HCB, 89 HCĐ), đứng thứ 3/11 nước tham dự. Đây là thành tích tớt nhất của thể thao Việt Nam kể từ khi tham dự SEA Games ở nước ngoài, từ 3 huy chương vàng năm 1989 đến 71 huy chương vàng năm 2005 (gấp hơn 20 lần tổng số HCV đã đạt được), vươn lên một trong 3 nước đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
10- Năm 2007, Tham dự SEA Games 24 tại tỉnh Nakhon Ratchasima (Thái Lan), với 597 vận động viên tham dự 32/40 môn thể thao. Kết quả, Việt Nam đạt 204 huy chương (64 HCV, 58 HCB, 82 HCĐ), xếp thứ 3/11 nước tham dự.
11.- Năm 2009, Tham dự SEA Games 25 tại Viêng Chăn (Lào), với 434 vận động viên tham dự 27/27 môn thể thao. Kết quả, đoàn Viêt Nam đạt 215 huy chương (83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ), xếp hạng thứ 2/11 các nước tham dự (trong đó; đội Bóng đá Nữ giành huy chương vàng, vơ địch Đơng Nam Á, đội Bóng đá Nam giành Huy chương Bạc, vị trí thứ 2 Đơng Nam Á).
Đặc biệt, Việt Nam cử hàng trăm lượt chuyên gia, huấn luyện viên, kỹ thuật viên sang Lào giúp bạn về kinh nghiệm tổ chức đại hội, thông tin tun truyền, báo chí, truyền hình, khai mạc - bế mạc, đào tạo, tập huấn vận động viên... giúp CHDC
nhân dân Lào đạt được 33 HCV, 25 HCB va 52 HCĐ, (lần đầu tiên đứng thứ 7/11 nước trong khu vực Đông Nam Á). Vị thế và ảnh hưởng của nước bạn tăng cường, tĩnh hữu nghị đặc biệt Việt - Lào được củng cố bền chặt.
12- Năm 2011, tham dự SEA Games 26 tại Jakarta (Indonesia) với 608 vận
động viên dự thi 37/44 môn thể thao, kết quả Đoàn Viê ̣t Nam đạt 288 huy chương (94 HCV 92 HCB' 100 HCĐ) xếp thứ 3 toàn đoàn.
13- Năm 2013, tham dự Sea Games 27 tại Mianma từ ngày 11/12 đến 22/12/2013, đoàn Việt Nam với thành phần gồm 750 thành viên, trong đó có 519
vận động viên tham gia tranh tài ở 29 trong tổng số 33 môn, với mục tiêu giành từ 70 HCV trở lên để xếp thứ 3 trong Bảng tổng sắp huy chương. Kết quả, đoàn thể thao Việt Nam đã đạt mục tiêu đề ra với ngồi thứ 3 sau khi giành được tổng công 73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ.
14- Năm 2015, tham dự Sea Games 28 tại Singapore từ ngày 5/6 đến 16/6/2015, đoàn Việt Nam với thành phần gồm 570 thành viên, trong đó có 392
vận động viên tham gia tranh tài ở 268/402 nội dung (của 28/36 môn thi đấu), với mục tiêu giành từ 70 HCV trở lên để xếp thứ 3 trong Bảng tổng sắp huy chương. Kết quả, đoàn thể thao Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ, vượt chỉ tiêu số huy chương đề ra với ngồi thứ 3/11 đoàn tham dự (sau khi giành được tổng cộng 186 huy chương (trong đó 73 HCV, 53 HCB và 60 HCĐ, trong đó có nhiều huy chương vàng thuộc 12 môn thể thao cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympic). Tại Đại hội thể thao này, các VĐV của Đoàn thể thao Việt Nam cũng đã phá 13 kỷ lục Sea Games.
Câu 6. Cho đến nay Việt Nam đã đăng cai Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22 (năm 2003), và Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á (Asian Indoor Games) lần thứ 3 (năm 2009). Anh (chị) cho biết mục đích của việc đăng cai các sự kiện này đối với sự phát trỉển của Ngành Thể dục thể thao nước
47
nhà nói riêng và việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam nói chung?
Trả lời: Đối với người hâm mộ thể thao Việt Nam nói riêng; cũng như tồn
thể nhân dân Việt Nam nói chung, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 22 (năm 2003) và Đại hội Thể thao trong nhà Châu Á (Asian Indoor Games) lần thứ 3 (năm 2009) diễn ra tại Việt Nam là những sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam và nền thể thao Việt Nam, như những mốc son chói lọi và thành cơng rực rỡ về nhiều mặt,
Xét về ý nghĩa thể thao thuần túy: Lần đầu tiên Việt Nam đứng ra đăng cai
các kỳ Đại hội thể thao lớn nhất của khu vực Đơng Nam Á và Châu Á nói trên - dù thời gian cách nhau chỉ có 6 năm - song đó là những cơ hội hiếm hoi, đặc biệt để nước chủ nhà (Việt Nam chúng ta) không chỉ tận dụng mọi lợi thế, tiềm năng, thế mạnh và cơ hội, nhằm mục đích vươn lên cao trên bảng thành tích thể thao đơn thuần của khu vực, mà trước hết, còn bởi lẽ, đăng cai SEA Games và Asian Indoor Games còn là dịp tốt, dịp thuận lợi để chúng ta quảng bá những hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và cả những thành tựu nổi bật trên mọi lĩnh vực: văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng... với bạn bè và du khách quốc tế - nhất là một hình ảnh Việt Nam năng động, mến khách, đổi mới, hội nhập, phát triển trong Thế kỉ 21.
Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chúng ta đã thể hiện sự quyết tâm đăng cai, tổ chức thành cơng cả 2 kì đại hội này, với tất cả những gì tớt nhất trong điều kiện có thể: Huy động tối đa nhân lực ở nhiều Bộ, ngành, địa phương liên quan; Đầu tư mạnh mẽ và đồng loạt về cơ sở vật chất tại nhiều tỉnh, thành (trong đó nổi bật nhất là Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia); Cử hàng loạt VĐV - HLV đi tập huấn, rèn luyện dài hạn ở nước ngoài; Nâng cao chế độ dinh dưỡng, thuốc men; cùng hàng loạt mức thưởng cao ngất được cơng bố (kể cả xã hội hóa). Linh vật của
Đại hội - “Chú trâu vàng” (SEA Games 22) hay “Chú gà Hồ” (Asian Indoor Games 3) là những biểu trưng đẹp, hấp dẫn, tiêu biểu cho tinh thần, khí phách của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Với những kết quả thi đấu thật sự thành công, ấn tượng, lần đầu tiên (và cũng là duy nhất cho tới nay tại các kỳ SEA Games), Việt Nam chiếm vị trí số 1 của Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 22 (với 158 HCV, 97 HCB, 91 HCĐ), bỏ rất xa đồn thứ Nhì là Thái Lan (thế lực số 1 lâu nay của thể thao Đơng Nam Á, chỉ với 89 HCV). Cịn ở Asian Indoor Games 3, với những thành tích thi đấu nởi bật, thành công, lần đầu tiên thể thao Việt Nam giành ngôi Á quân với 94 huy chương các loại (trong đó 42 HCV, 30 HCB, 32 HCĐ), xếp thứ 2/43 đoàn tham gia (sau Trung Quốc, luôn là cường quốc số 1 Châu Á về thể thao: với 92 huy chương các loại: 48 HCV, 25 HCB, 19HCĐ).
Xét về ý nghĩa và giá trị thực tiễn của việc đăng cai 2 sự kiện thề thao khu vực
Đông Nam Á và Châu Á nói trên, có thể khẳng định rằng: Thành công của thể thao Việt Nam đã làm thay đổi cơ bản diện mạo và vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực. Bằng chứng là kể từ đó tới nay (với sân chơi SEA Games), đồn Thể thao Việt Nam ln góp mặt trong Top 3 chung cuộc của SEA Games (trước đó, vị trí cao nhất mà Thể thao Việt Nam đạt được chỉ là Hạng 4 (tại SEA Games 21 năm 2007 tại Thái Lan). Cú hích lớn và tuyệt vời ấy cũng chính là tiền đề và bệ phóng, để nền thể thao Việt Nam hướng tới những đích xa hơn, tầm cao hơn và những mục tiêu lớn hơn tại các đấu trường lớn hơn như Asiad hay Olympic!
Đồng thời với việc tổ chức đăng cai 2 sự kiện thể thao lớn tại Việt Nam năm (2003 và 2009), là dịp để chúng ta đã thu hút hàng chục vạn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tham dự các hoạt động thể thao nói trên, theo dõi các trận đấu tranh tài hấp dẫn với nhiều môn thi đấu đỉnh cao/hay tham quan, du lịch, khám phá đất
49
nước con người Việt Nam. Đây cũng là dịp tốt để Việt Nam giới thiệu những nét đẹp, truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử, tâm linh, nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO cơng nhận của nước ta với bạn bè Thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã giới thiệu được cho du khách và bạn bè gần xa nhiều tour du lịch hấp dẫn tới các vùng miền (Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, miền Trung,Tây Nguyên, Nam Bộ v.v...), hay giới thiệu cho hàng nghìn, hàng vạn du khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, hoặc giới thiệu ẩm thực và trang phục truyền thống Việt Nam với bạn bè quốc tế... nhằm góp phần quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam: mến khách, thân thiện, chịu thương, chịu khó, dũng cảm trong đấu tranh cách mạng, bảo về Tổ quốc và nay đang cần cù, sáng tạo, lao động để xây dựng cuộc sống mới “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ hằng mong muốn.
Tóm lại, việc tổ chức, đăng cai 2 sự kiện thể thao quan trọng nói trên khơng chỉ đem lại thành tích cao vượt bậc cho nền thể thaoViệt Nam đối với khu vực Đông Nam Á và Châu Á, mà quan trọng hơn, góp phần gìn giữ hịa bình trong khu vực, tạo nên sự đồn kết, gắn bó, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển. Việc tổ chức thành công SEA Games 22 và Asian Indoor Games 3 đã càng khẳng định năng lực đăng cai các sự kiện thể thao lớn của Việt Nam, sẽ là tiền đề giúp chúng ta có được vinh dự nhận đăng cai các Đại hội thể thao quốc tế lớn sau này (như Đại hội Thể thao bãi bỉến châu Á — Asian Beach Games 2016) và có thể sau này là Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) trong những thập niên tới v.v...
Câu 7. Năm 2016, Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội Thể thao Bãi biến Châu Á
lần thứ 5 (ABG5). Anh (chị) cho biết mục đích, ý nghĩa của việc đăng cai sự kiện này? Đại hội Thể thao sẽ diễn ra ở địa phương nào? Vào thời điểm nào? Có bao
nhiêu nước sẽ tham dự? có bao nhiêu môn thi đấu tại Đại hội? Trước đây Việt Nam đã tham gia vào những kỳ Đại hội Thể thao Bãi biến Châu Á nào? Thành tích thi đấu của Đoàn Thể thao Việt Nam tại các kỳ Đại hội Thề thao Bãi biến Châu Á đó?
Trả lời. Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á (ABG) là một Đại hội Thể thao có
quy mơ lớn được tổ chức 2 năm một lần, với sự tham dự của các vận động viên đến từ 45 ủy ban Olympic quốc gia trong khu vực và vùng lãnh thổ của Châụ Á. Đại hội được tổ chức dưới sự bảo trợ và giám sát của Hội đồng Olympic Châu Á. Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á thể hiện sự thống nhất và hài hòa giữa các quốc gia khác nhau. Các vận động viên đến từ các quốc gia có thể đi tới những miền đất mới, gặp gỡ những con người mới và mang những kỷ niệm đẹp về các quốc gia trên Thế giới khi quay trở về quê hương của mình. Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á được tổ chức nhằm nâng cao tình đồn kết và hữu nghị giữa các quốc gia thành viên, thông qua việc kết nối các vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ các đoàn với nhau.
* Mục đích, ý nghĩa của Đại hội:
- Đẩy mạnh phát triến các môn Thể thao biển. Phát triển, nâng cao trình độ cho lực lượng vận động viên, huấn luyện viên các môn thể thao biển, lực lượng cán bộ quản lý, điều hành, tổ chức sự kiện thể thao.
- Vận động, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Hội đồng Olympic Châu Á, các Liên đồn Thể thao quốc tế và các tở chức quốc tế khác đối với việc tổ chức Đại