Mức độ cha mẹ biết về các sở thích của con

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. (Trang 106)

Số lượng (N) Biết rõ (%) Biết, nhưng không rõ lắm (%) Không biết (%) Xã *** Vũ Tiến 140 51,4 32,9 15,7 Nguyên Xá 134 73,9 25,4 0,7 Hịa Bình 138 76,1 21,0 2,9 Giới tính Nam 137 61,3 31,4 7,3 Nữ 275 69,8 24,0 6,2 Tuổi * Dưới 36 tuổi 136 71,3 24,3 4,4

Từ 36 đến 40 tuổi 141 68,8 27,0 4,3 Từ 41 tuổi trở lên 135 60,7 28,1 11,1 Trình độ học vấn *** Từ THCS trở xuống 173 56,1 35,3 8,7 THPT 102 72,5 16,7 10,8 Trung cấp, cao đẳng 78 73,1 25,6 1,3

Đại học, sau đại học 59 81,4 18,6

Nghề nghiệp *** Nông dân 101 56,4 28,7 14,9 Công nhân 155 73,5 21,3 5,2 CBCCVC 75 78,7 21,3 KD, LĐTD 81 56,8 38,3 4,9 Mức sống của gia đình ** Khá 82 82,9 13,4 3,7 Trung bình 290 64,1 29,3 6,6 Nghèo 40 55,0 32,5 12,5 Số lượng (N) Biết rõ (%) Biết, nhưng không rõ lắm (%) Không biết (%) Xã *** Vũ Tiến 140 51,4 32,9 15,7 Nguyên Xá 134 73,9 25,4 0,7 Hịa Bình 138 76,1 21,0 2,9

Số con trong độ tuổi 6-11***

1 con Từ 2 con trở lên 261 151 65,1 70,2 30,7 19,2 4,2 10,6

Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11 ***

6-9 tuổi 126 55,6 39,7 4,8

10-11 tuổi 135 74,1 22,2 3,7

Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11

Nam 179 65,9 29,1 5,0

Nữ 82 63,4 34,1 2,4

Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01. Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát

Có sự khác biệt trong tỷ lệ “biết rõ” các sở thích của con giữa các ơng bố và các bà mẹ. Cũng như đa số các vấn đề liên quan đến con, 69,8% các bà mẹ “biết rõ” về các các sở thích của con cao hơn tỷ lệ này ở các ông bố 61,3% (bảng 19).

Nhóm tuổi của cha mẹ càng cao thì tỷ lệ “biết rõ” về các các sở thích của con càng giảm. Tỷ lệ này ở nhóm cha mẹ trẻ nhất (nhóm cha mẹ dưới 36 tuổi) là 71,3%; ở nhóm từ 36-40 tuổi là 68,8% và ở nhóm từ 41 tuổi trở lên là 60,7% (bảng 19).

Nhóm cha mẹ có học vấn từ đại học trở lên có tỷ lệ biết rõ về các các sở thích của con cao nhất với 81,4% và thấp nhất là nhóm cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống với 56,1% (bảng 19).

Tỷ lệ “biết rõ” về các sở thích của con cũng có sự chênh lệch lớn theo nghề nghiệp của cha mẹ. Trong khi nhóm cha mẹ là CBCCVC và nhóm cha mẹ là cơng nhân có hơn 70% “biết rõ” sở thích của con thì tỷ lệ này ở nhóm cha mẹ là nơng dân là 56,4% và nhóm cha mẹ là KD, LĐTD là 56,8%. Nhóm cha mẹ là CBCCVCkhơng có người nào “khơng biết” về các các các sở thích của con thì tỷ lệ này ở nhóm cha mẹ là nơng dân có tới 14,9%.

Mức độ cha mẹ “biết rõ” về các sở thích của con tỷ lệ thuận với mức sống và số con trong độ tuổi 6-11 của các hộ gia đình, theo đó, mức sống của gia đình càng cao thì tỷ lệ cha mẹ “biết rõ” về các sở thích của con cũng càng cao. Tỷ lệ biết rõ ở các cha mẹ thuộc gia đình có mức sống khá giả chiếm tới 82,9% trong khi ở các hộ gia đình có mức sống trung bình là 64,1% và giảm xuống cịn 55% ở các gia đình có mức sống nghèo. Tỷ lệ này ở các gia đình có từ 2 con lứa tuổi 6-11 là hơn 70%, cao hơn nhóm các gia đình chỉ có một con lứa tuổi 6-11 là 5 điểm phần trăm (bảng 19).

Khơng có sự khác biệt rõ rệt trong mức độ biết rõ các sở thích của con phân theo giới tính của con, điều này có nghĩa là cha mẹ biết rõ về sở thích của con trai tương tự như của con gái. Tuy nhiên, mức độ cha mẹ “biết rõ” về các các sở thích của con có tương quan có ý nghĩa thống kê với độ tuổi của con. Trong khi các bậc cha mẹ khá quan tâm đến các sở thích của nhóm trẻ 10-11 tuổi (khi tỷ lệ biết rõ là hơn 74%) thì tỷ lệ này ở nhóm trẻ 6-9 tuổi chỉ chiếm hơn 55%. Điều này nói lên sự quan tâm của các bậc cha mẹ tới tâm lý lứa tuổi của con. Con càng lớn cha mẹ càng biết rõ sở thích của con hơn. Với nhóm trẻ nhỏ cha mẹ thường lựa chọn thay con các trò chơi, các hoạt động vui chơi giải trí hay thậm chí là sở thích ăn uống, nhưng với nhóm trẻ lớn hơn (10-11 tuổi), thường cha mẹ sẽ hỏi “con thích gì”, “con thích như thế nào”…

Tiểu kết chương 4

Chương 4 khảo sát về thực trạng cha mẹ chăm sóc về tinh thần cho con cái. Các kết quả phân tích cho thấy những khác biệt trong việc cha mẹ chăm sóc tinh thần cho con theo đặc trưng của cha mẹ và gia đình và một số đặc điểm của nhóm trẻ 6-11 tuổi như sau:

Theo địa bàn sinh sống (xã): Các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình chăm sóc tinh thần cho con cái

tốt nhất trong ba xã được nghiên cứu khi có tỷ lệ các bậc cha mẹ đưa con đi chơi thường xuyên nhất; biết rõ nơi con cái thường đến chơi cao nhất, biết rõ các loại hoạt động của con cao nhất; có mức độ kiểm soát và biết rõ thời gian xem tivi, internet của con tốt nhất; tỷ lệ cha mẹ tham gia chơi trò chơi cùng con

hàng ngày và hàng tuần cũng cao nhất. Các bậc cha mẹ ở xã Hịa Bình có tỷ lệ cha mẹ tham gia chơi trò chơi cùng con cao nhất và tỷ lệ biết rõ về các các sở thích của con cao nhất. Vũ Tiến là xã có tỷ lệ các bậc cha mẹ chăm sóc tinh thần cho con kém nhất khi tất cả các khía cạnh chăm sóc tinh thần cho con đều ở mức thấp nhất.

Theo giới tính của cha mẹ: Trong đa số các vấn đề liên quan đến chăm sóc tinh thần, tình

cảm cho con, người mẹ vẫn là người biết rõ và sát sao với các hoạt động của con, quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn so với người cha: tỷ lệ người mẹ đưa con đi chơi cao hơn; biết rõ nơi con cái thường đến chơi hơn; biết rõ về các hoạt động vui chơi, giải trí của con; biết rõ thời gian xem tivi, điện thoại, internet của con hơn và biết rõ về các các sở thích của con hơn so với người cha.

Theo tuổi cha mẹ: Các cha mẹ trẻ tuổi nhất có mức độ đưa trẻ đi vui chơi giải trí thường

xuyên nhất. Nhóm tuổi cha mẹ càng cao thì tỷ lệ biết rõ nơi con cái thường đến chơi; biết rõ về các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con; biết rõ về các các sở thích của con càng thấp. Cha mẹ càng trẻ thì càng có xu hướng quy định chặt chẽ và biết rõ về thời gian thời gian xem tivi, điện thoại, internet của con của con cái. Các bậc cha mẹ thuộc nhóm tuổi 36-40 có mức độ trò chuyện, tâm sự cùng con thường xuyên hơn so với hai nhóm tuổi cịn lại.

Theo trình độ học vấn cha mẹ: Các bậc cha mẹ có học vấn càng cao thì tỷ lệ đưa con đi

chơi càng cao. Nhóm cha mẹ có học vấn từ đại học trở lên có tỷ lệ biết rõ về các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con cao nhất và thấp nhất là nhóm cha mẹ có học vấn từ THCS trở xuống. Nhóm các bậc cha mẹ có học vấn đại học, sau đại học có tỷ lệ thường xuyên cho con tham gia các hoạt động dành cho thiếu nhi do địa phương hoặc nhà trường tổ chức cao hơn. Cha mẹ có học vấn càng cao thì mức độ biết rõ thời gian xem tivi, điện thoại, internet của con càng cao. Mối quan hệ giữa học vấn của các bậc cha mẹ với mức độ biết rõ về bạn thân của con cái khơng thể hiện rõ ràng, nhóm cha mẹ có học vấn trung cấp và cao đẳng lại có tỷ lệ biết rõ bạn thân của con thấp nhất trong các nhóm học vấn. Học vấn của cha mẹ tỷ lệ thuận với mức độ cha mẹ biết rõ về các các sở thích của con.

Theo nghề nghiệp cha mẹ: Cha mẹ ở nhóm nghề nghiệp là CBCCVC quan tâm và chăm

sóc tinh thần, tình cảm cho con tốt nhất trong các nhóm nghề nghiệpcủa cha mẹ. Cha mẹ ở nhóm CBCCVC thường xuyên đưa con đi vui chơi giải trí cao nhất; biết rõ nơi con cái thường đến chơi cao nhất; biết rõ nhất về các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con; quan tâm đến việc cho con cái tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức hơn; biết rõ thời gian xem tivi, điện thoại, internet của con; tỷ lệ trò chuyện, tâm sự cùng con hàng ngày cao nhất; biết rõ các sở thích của con cao nhất. Việc chăm sóc tinh thần, tình cảm cho con kém nhất thuộc về các bậc cha mẹ có nghề nghiệp là nơng dân.

Theo mức sống gia đình: Mức độ thường xuyên đưa trẻ đi vui chơi giải trí cũng liên hệ mật

thiết với mức sống của mỗi gia đình. Mức sống của các gia đình càng cao thì tỷ lệ cha mẹ biết rõ nơi con cái thường đến chơi cũng càng cao và ngược lại. Mức sống của các hộ gia đình càng cao thì tỷ lệ cha mẹ biết rõ về các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con; thường xuyên tạo điều kiện cho con cái tham gia các hoạt động chung hơn; biết rõ thời gian xem tivi, điện thoại, internet của con cao hơn; cha mẹ quan tâm, trò chuyện, vui chơi cùng con cái cũng càng cao.

Theo số con trong độ tuổi 6-11 của các gia đình: Tỷ lệ cha mẹ biết rõ về bạn thân của con

có xu hướng tăng theo số con lứa tuổi 6-11 và mức sống của gia đình. Gia đình càng nhiều con nhỏ lứa tuổi 6-11 thì cha mẹ càng biết rõ các sở thích của con hơn.

Theo nhóm tuổi con: Cha mẹ có xu hướng kiểm sốt con lứa tuổi lớn hơn (10- 11 tuổi) về

bạn bè của con, thời gian và các chương trình giải trí xem trên tivi, điện thoại mạng internet; trong khi đó nhóm trẻ nhỏ hơn (6-9 tuổi) cha mẹ lại dành nhiều thời gian để chơi trò chơi cùng, trò chuyện tâm sự nhiều hơn.

hàng tháng cao hơn trẻ em ở các nhóm cịn lại. Tỷ lệ các bậc cha mẹ biết rõ các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con trai cao hơn con gái. Con trai được các bậc cha mẹ ưu tiên, thường xuyên tạo điều kiện cho tham gia các hoạt động dành cho thiếu nhi do địa phương hoặc nhà trường tổ chức cao hơn con gái. Tỷ lệ cha mẹ cũng chơi các trò chơi cùng con trai nhiều hơn so với con gái.

Kết quả từ cuộc khảo sát xác nhận lại một số phát hiện từ các nghiên cứu trước đây về những khác biệt giữa các nhóm cha mẹ đối với việc chăm sóc đời sống tinhthần của con cái [5], [24], [29], [37], [63], [71], [72]. Các bậc cha mẹ càng trẻ tuổi càng có xu hướng quan tâm đến mọi vấn đề về tinh thần của trẻ, chăm sóc trẻ tốt hơn so với các nhóm cha mẹ lớn tuổi hơn. Cha mẹ thuộc nhóm nghề nghiệp là CBCCVC có xu hướng chăm sóc tinh thần cho con tốt hơn các cha mẹ các nhóm nghề nghiệp khác. Cha mẹ có học vấn cao hơn có xu hướng dành thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn. Các gia đình có mức sống càng cao thì trẻ em càng được chăm lo đời sống tinh thần đầy đủ, phong phú hơn. Khảo sát vấn đề chăm sóc con cái của các bậc cha mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình một lần nữa khẳng định, cho dù có những thay đổi về quan niệm nhưng người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong gia đình dường như vẫn được kỳ vọng và có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và dạy dỗ con cái nói chung, chăm sóc tinh thần của con cái nói riêng.

CHƯƠNG 5. CHĂM SĨC TRONG LĨNH VỰC TRI THỨC, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NƠNG THƠN

Chăm sóc con cái trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống là một trong những chức năng cơ bản và cốt lõi của gia đình trong CSTE. Để trẻ em có thể trở thành một con người phát triển toàn diện trong tương lai, các bậc cha mẹ phải quan tâm, chăm sóc trẻ tồn diện. Lý thuyết xã hội hóa được vận dụng để tìm hiểu và phân tích những tác động của q trình cha mẹ chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống tới trẻ em. Quá trình trẻ tiếp thu sự chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống của cha mẹ chính là q trình xã hội hóa giúp trẻ trở thành người có trí lực, nhân cách trong tương lai. Bên cạnh đó, cách tiếp cận văn hóa được vận dụng trong xem xét vai trò của người cha và người mẹ, các nội dung và phương pháp mà cha mẹ sử dụng trong q trình chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho con xem có những điểm tương đồng và khác biệt nào với những quan niệm truyền thống.

Luận án tìm hiểu hoạt động của cha mẹ chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho con ở các gia đình nơng thơn huyện Vũ Thư với hai khía cạnh chính là chăm sóc trong việc

học tập và giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ.

5.1Cha mẹ chăm sóc con trong việc học tập

Ngoài thời gian trẻ được giáo dục tri thức ở trường, khi về với gia đình, trẻ được cha mẹ dạy dỗ cả về tri thức, đạo đức và lối sống. Gia đình và nhà trường là hai mơi trường song song, kết hợp và hỗ trợ nhau trong các quá trình dạy dỗ để trẻ trở thành con người tồn diện có trí lực, thể lực, đạo đức và văn hóa. Cha mẹ là người quan tâm, nhắc nhở, đôn đốc con các công việc liên quan đến học tập. Nhiều nghiên cứu (xem [24], [63]) đã chỉ ra rằng, vấn đề học tập của con cái là mối quan tâm lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ, và trong các mảng thời gian dành cho con cái thì sự quan tâm tới việc học tập của con chiếm thời gian nhiều nhất của cha mẹ.

Khi nghiên cứu về hoạt động cha mẹ chăm sóc con cái trong việc học tập, một số chỉ báo được đưa vào phân tích bao gồm: cha mẹ nhắc nhở con học tập ; thời gian cha mẹ kèm con học

mỗi ngày; mức độ cha mẹ biết về thời gian và kết quả họctập của con; ứng xử của cha mẹ khi con đạt điểm cao hoặc làm việc tốt; cha mẹ tham gia hoạt động ở trường học cùng con.

5.1.1Cha mẹ nhắc nhở con học tập

Trong hoạt động cha mẹ chăm sóc trong lĩnh vực tri thức cho con thì việc nhắc nhở con học tập là cơng việc đầu tiên mà các bậc cha mẹ đều rất quan tâm bởi bậc cha mẹ nào cũng đều mong con cái chăm chỉ học hành, nhanh tiến bộ. Cha mẹ nhắc nhở con học tập giúp con tập trung hơn, truyền cảm hứng cho con và giúp con biết chịu trách nhiệm về hành trình học tập của bản thân, biết sắp xếp thời gian biểu của bản thân hợp lý hơn.

Bảng 20: Tỷ lệ cha mẹ có nhắc nhở con học tập Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Chung 412 83,7

Vũ Tiến 140 78,6 Nguyên Xá 134 85,8 Hịa Bình 138 87,0 Giới tính Nam 137 81,0 Nữ 275 85,1 Tuổi Dưới 36 tuổi 136 87,5 Từ 36 đến 40 tuổi 141 83,0 Từ 41 tuổi trở lên 135 80,7 Trình độ học vấn *** Từ THCS trở xuống 173 91,3 THPT 102 76,5 Trung cấp, cao đẳng 78 71,8

Đại học, sau đại học 59 89,8

Nghề nghiệp Nông dân 101 79,2 Công nhân 155 85,8 CBCCVC 75 86,7 KD, LĐTD 81 82,7 Mức sống của gia đình Khá 82 86,6 Trung bình 290 82,4 Nghèo 40 87,5

Số con trong độ tuổi 6-11***

Số lượng (N) Tỷ lệ (%) 1 con 261 87,4 Từ 2 con trở lên 151 77,5

Tuổi của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11

6-9 tuổi 126 85,7

10-11 tuổi 135 88,9

Giới tính của con trong GĐ chỉ có một con lứa tuổi 6-11

Nam 179 89,4

Nữ 82 82,9

Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,1; ** p<0,05; ***p<0,01 Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát

Các số liệu cho thấy, đại đa số các bậc cha mẹ tham trong cuộc nghiên cứu đều có hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w