nhiễM nướC hồ tây
Nước Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn. Đây là vấn đề được các cấp, các ngành liên quan đặc biệt quan tâm. Nhiều giải pháp được nêu ra để thực hiện, nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của người dân cũng như xã hội.
Cho đến nay, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến mức nước Hồ Tây bị ô nhiễm bắt nguồn từ những cống thải đã mặc nhiên làm nhiệm vụ thu gom chất ô nhiễm ở khu vực dân cư xung quanh rồi đổ vào Hồ Tây. Điều này diễn ra trong một thời gian dài, tích tụ dần nhiều chất gây ô nhiễm đến mức vượt quá ngưỡng cho phép, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần.
Kết quả phân tích cho thấy, tại những điểm cống xả thải hàm lượng dầu mỡ rất cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của hồ.
Phân tích thành phần kim loại nặng trong mẫu sinh vật đáy (trai, ốc, trùng trục) cho thấy, đã vượt ngưỡng giới hạn cho phép, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Việc nước hồ phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt dẫn đến chất lượng nước trong hồ không đảm bảo số lượng vi sinh cần thiết. Đồng thời kết quả phân tích cũng cho thấy, nguồn thải gây ô nhiễm nước hồ qua các thời điểm có tính chất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự
nhiên cũng như tác động do các hoạt động của người dân quanh hồ.
Kết quả phân tích chỉ số Coliform ở các cửa cống cho thấy, chỉ tiêu Coliform tổng số tại hầu hết các điểm lấy mẫu đều cao hơn so với quy chuẩn, qua đó cho thấy, nước lấy từ các cửa cống thải ô nhiễm vi sinh vật rất cao. Đây là dẫn chứng cụ thể về việc nước hồ bị ô nhiễm vi sinh là do đã phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải thông qua các cửa cống.
Để giảm thiểu ô nhiễm nước Hồ Tây, trước hết phải giảm nguồn dinh dưỡng bên ngoài và bên trong hồ. Kiểm sốt được dịng chảy vào của hồ sẽ giải quyết được nguồn dinh dưỡng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo chất lượng nước trong hồ. Loại bỏ hay hạn chế nguồn dinh dưỡng bên ngồi có thể rất tốn kém nhưng cần thiết và hiệu quả.