Tần suất câu trả lời đồng ý và không đồng ý của các biến quan sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 12 TP HCM (Trang 58 - 70)

khác nhau về các yếu tố mà nghiên cứu đang xem xét. Có nhiều khách hàng sử dụng TTD của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM dường như cảm thấy các biến quan sát mà luận văn xem xét là không quan trọng (với giá trị nhỏ nhất của các biến quan sát bằng 1).

Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể thì giá trị trung bình của các biến quan sát cũng như giá trị trung bình của các thang đo thì dường như tương đối cao, đều lớn hơn giá trị 3 và xấp xỉ gần với mức 4, ngoại trừ các biến quan sát và thang đo cho nhận thức rủi ro khi giá trị trung bình dưới 03.

Nhưng đặc điểm của nhận thức rủi ro mà càng cao thì hàm ý rằng TTD của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM đang có nhiều tiềm ẩn rủi ro. Do đó một mức thấp hơn trong giá trị của nhận thức rủi ro hàm ý rằng TTD của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM khơng/ít tồn tại rủi ro tiềm tàng. Điều này cho thấy rằng nhìn chung thì các khách hàng sử dụng TTD của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM mà luận văn khảo sát có cảm nhận các biến quan sát có trong mơ hình nghiên cứu là tương đối quan trọng.

Bảng 4.2. Tần suất câu trả lời đồng ý và không đồng ý của các biến quan sát sát

AT1 66 22 44.30% 14.77% AT2 69 23 46.31% 15.44% AT3 65 18 43.62% 12.08% AT4 75 23 50.34% 15.44% AT5 67 27 44.97% 18.12% PU1 78 25 52.35% 16.78% PU2 73 35 48.99% 23.49% PU3 78 31 52.35% 20.81% PU4 64 34 42.95% 22.82% PR1 69 31 46.31% 20.81% PR2 72 32 48.32% 21.48% PR3 73 24 48.99% 16.11% PR4 68 26 45.64% 17.45% PB1 77 10 51.68% 6.71% PB2 96 5 64.43% 3.36% PB3 83 11 55.70% 7.38% PB4 95 3 63.76% 2.01% PB5 100 3 67.11% 2.01% PC1 76 10 51.01% 6.71% PC2 86 12 57.72% 8.05% PC3 92 10 61.74% 6.71% PC4 80 12 53.69% 8.05% SN1 84 4 56.38% 2.68% SN2 103 0 69.13% 0.00% SN3 89 2 59.73% 1.34% SN4 95 1 63.76% 0.67%

Qua bảng kết quả này có thể thấy rằng nhìn chung thì các khách hàng đều tương đối đồng ý với các nhận định mà học viên đã đưa ra, tuy nhiên mức độ đồng ý thì lại có sự khác biệt.

Cụ thể, với nhóm các yếu tố thang đo thái độ, thì tỷ lệ đồng ý cao nhất chỉ khoảng 50.34% và đây là nhận định “Tôi nghĩ tôi và bất cứ ai cũng đề muốn sử dụng

TTD”. Trong khi đó, nhận định “Việc sử dụng TTD là một ý tưởng khơn ngoan” thì

dường như chưa được các khách hàng được khảo sát đồng ý khi mức độ đồng ý chỉ khoảng 43.62%. Số liệu này cho thấy, mặc dù các khách hàng đã dần tiếp nhận việc sử dụng TTD, khách hàng vẫn chưa nhận biết được những tiện lợi khi sử dụng TTD thay vì thanh tốn bằng tiền mặt.

Với nhóm các yếu tố thang đo nhận thức hữu ích thì tỷ lệ đồng ý cao nhất đạt khoảng 52.35% và đây là nhận định “TTD có thể giúp khách hàng mua sắm, tiêu dùng

mà không cần mang theo tiền mặt” và nhận định “TTD có thể giúp khách hàng tiếp cận với nguồn tiền mặt dễ dàng hơn nếu khách hàng có nhu cầu”. Trong khi đó, nhận

định “TTD giúp các khách hàng có thể đạt được nhiều ưu đãi từ các thương hiệu nổi

tiếng” thì có mức độ đồng ý khá thấp, chỉ khoảng 42.95%. Điều này cho thấy, khách

hàng sử dụng TTD đã phần nào nhận thấy được lợi ích khi khơng sử dụng tiền mặt trong thanh tốn, nhưng lại chưa thực sự tiếp cận được các ưu đãi do TTD mang lại khi chi tiêu.

Tương tự như vậy, với nhóm các yếu tố thang đo nhận thức rủi ro, thì tỷ lệ đồng ý cao nhất chỉ khoảng 48.99% với nhận định “Tôi e ngại các thông tin thẻ sẽ dễ

dàng bị đánh cắp khi tơi sử dụng TTD để thanh tốn các đơn hàng trực tiếp”. Trong

cùng nhóm này, nhận định “Tơi nghĩ việc sử dụng TTD khơng an tồn” chưa được các khách hàng đồng ý khi mức độ đồng ý chỉ khoảng 45.64%. Tỷ lệ đồng ý dưới 50% này cho thấy các khách hàng được khảo sát đã nhận thấy mức độ bảo mật của TTD đã được nâng cao, khiến khách hàng cảm thấy an tâm khi sử dụng thẻ tín dụng.

Với nhóm các yếu tố thang đo nhận thức kiểm sốt hành vi, thì tỷ lệ đồng ý cao nhất chỉ khoảng 67.11% và đây là nhận định “Việc đăng ký TTD tương đối đơn

giản, dễ dàng”. Trong khi đó, nhận định “Tương đối dễ dàng để có thể sử dụng TTD”

thì dường như chưa được các khách hàng được khảo sát đồng ý khi mức độ đồng ý chỉ khoảng 51.68%. Lý do của việc khách hàng mặc dù đồng ý với các nhận định trong thang đo nhận thức kiểm soát hành vi nhưng mức độ đồng ý còn thấp là do những trở ngại mà khách hàng gặp phải khi sử dụng TTD.

Với nhóm các yếu tố thang đo nhận thức chi phí, thì tỷ lệ đồng ý cao nhất chỉ khoảng 61.74% và đây là nhận định “Khách hàng cảm thấy mức độ chấp nhận TTD

của Vietinbank tương đối cao”. Trong khi đó, nhận định “Khách hàng cảm thấy lãi suất trả trễ hạn trên TTD của khách hàng chấp nhận được” thì dường như chưa được

các khách hàng được khảo sát đồng ý khi mức độ đồng ý chỉ khoảng 51.01%. Chi phí thanh tốn trễ hạn cũng là một trong những chi phí mà khách hàng khá cân nhắc khi với một khoản vay thơng thường, chi phí thanh tốn trễ hạn thường khá thấp,chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn, trong khi chi phí thanh toán trễ hạn TTD tối thiểu là 200.000 VNĐ.

Cuối cùng, với nhóm các yếu tố thang đo chuẩn chủ quan, thì tỷ lệ đồng ý cao nhất chỉ khoảng 69.13% và đây là nhận định “Bạn bè của khách hàng có sử dụng

TTD và đề cập đến TTD mọi lúc mọi nơi”. Trong khi đó, nhận định “Gia đình của khách hàng có sử dụng TTD và đề cập đến TTD mọi lúc mọi nơi” thì dường như chưa

được các khách hàng được khảo sát đồng ý khi mức độ đồng ý chỉ khoảng 56.38%.

4.2. Phân tích Cronbach Alpha

Cronbach Alpha là phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu có thể loại đi những biến quan sát khơng đạt u cầu trong thang đo đang phân tích. Bởi vì các biến quan sát khơng đạt u cầu có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các yếu tố giả mạo và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của các biến có trong mơ hình nghiên cứu.

Theo các tài liệu có liên quan, giá trị của Cronbach Alpha có thể dao động từ âm vơ cực đến một. Tuy nhiên, chỉ có giá trị dương của hệ số Cronbach Alpha mới có ý nghĩa trong việc phân tích. Nói cách khác, hệ số Cronbach Alpha sẽ dao động từ 0 đến 1, sự gia tăng giá trị trong hệ số này cho thấy rằng mối tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo đang tăng cao (Choudhury, 2010). Cho nên, phương pháp phân tích Cronbach Alpha này có thể giúp cho các nhà nghiên cứu có thể đánh giá được độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Đồng thời, theo Reynaldo và các cộng sự (1999) thì chỉ cần hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì có thể chấp nhận được thang đo. Cho nên luận văn sẽ lựa chọn giá trị 0.6 là giá trị chuẩn để so sánh với Cronbach Alpha nhằm xác định có nên chấp nhận các thang đo hay không. Đồng thời tương quan với biến tổng thể hiện mối tương quan giữa biến quan sát với các biến quan sát khác trong thang đo, giá trị tương quan càng cao thì thể hiện mối tương quan giữa biến quan sát đó và các biến quan sát khác càng lớn. Giá trị tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 thì được chấp nhận, trong trường hợp mức tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì biến quan sát này cần phải loại ra khỏi thang đo.

Trong phần này luận văn sẽ thực hiện kiểm định Cronbach Alpha các thang đo quyết định sử dụng TTD của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM, thái độ, nhận thức hữu ích, nhận thức rủi ro, nhận thức kiểm sốt hành vi, nhận thức chi phí tài chính và chuẩn chủ quan. Đồng thời các bảng 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 và 4.8 thể hiện lần lượt các bảng kết quả này.

Đầu tiên, bảng 4.2 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo quyết định sử dụng TTD của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.3. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo sử dụng TTD KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted SD1 10.1745 4.483 0.608 0.737 SD2 10.1275 4.828 0.577 0.752 SD3 10.2349 4.721 0.581 0.750 SD4 10.2349 4.600 0.639 0.721 Cronbach Alpha = 0.792

Nguồn: Phụ lục xử lý kết quả dữ liệu thống kê theo phần mềm SPSS

Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhận thức hữu ích này là 0.792 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các cộng sự (1999) đã đề nghị, cụ thể là giá trị 0.6. Đồng thời giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.577 đến 0.639) cho nên luận văn có thể kết luận rằng các biến quan sát được sử dụng trong thang đo quyết định sử dụng TTD của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM là phù hợp và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo trong mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm TTD của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.4. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo thái độ của các KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted AT1 13.9060 11.248 0.821 0.910

AT2 13.8725 11.058 0.823 0.910

AT3 13.8859 11.548 0.796 0.915

AT4 13.8255 11.132 0.800 0.914

AT5 13.9060 10.869 0.820 0.911

Cronbach Alpha = 0.928

Nguồn: Phụ lục xử lý kết quả dữ liệu thống kê theo phần mềm SPSS

Tiếp theo, bảng 4.3 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo thái độ của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM. Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo thái độ này là 0.928 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các cộng sự (1999) đã đề nghị, cụ thể là giá trị 0.6. Đồng thời giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.796 đến 0.823) cho nên luận văn có thể kết luận rằng các biến quan sát được sử dụng trong thang đo thái độ của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM là phù hợp và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo trong mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm TTD của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo nhận thức hữu ích của các KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PU1 10.0537 5.889 0.623 0.806 PU2 10.2081 5.828 0.639 0.799 PU3 10.1544 5.726 0.674 0.783 PU4 10.2349 5.586 0.711 0.766 Cronbach Alpha = 0.833

Nguồn: Phụ lục chạy mơ hình

Tiếp theo, bảng 4.4 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo nhận thức hữu ích của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM.

Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhận thức hữu ích này là 0.833 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các cộng sự (1999) đã đề nghị, cụ thể là giá trị 0.6. Đồng thời giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.623 đến 0.711) cho nên luận văn có thể kết luận rằng các biến quan sát được sử dụng trong thang đo nhận thức hữu ích của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM là phù hợp và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo trong mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm TTD của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo nhận thức rủi ro của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PR1 7.7987 5.284 0.575 0.785 PR2 7.8523 5.235 0.595 0.775 PR3 7.9262 5.204 0.620 0.763 PR4 7.8725 4.963 0.718 0.717 Cronbach Alpha = 0.809

Nguồn: Phụ lục xử lý kết quả dữ liệu thống kê theo phần mềm SPSS

Tiếp theo, bảng 4.5 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo nhận thức rủi ro của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM.

Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhận thức nhận thức rủi ro này là 0.809 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các cộng sự (1999) đã đề nghị, cụ thể là giá trị 0.6. Đồng thời giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.575 đến 0.718) cho nên luận văn có thể kết luận rằng các biến quan sát được sử dụng trong thang đo nhận thức rủi ro của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM là phù hợp và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo trong mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm TTD của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo nhận thức kiểm soát hành vi của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PB1 15.1342 8.252 0.761 0.927 PB2 14.9262 8.380 0.808 0.918 PB3 15.0805 8.277 0.755 0.929 PB4 14.9262 8.380 0.844 0.911 PB5 14.8859 8.075 0.944 0.893 Cronbach Alpha = 0.931

Nguồn: Phụ lục xử lý kết quả dữ liệu thống kê theo phần mềm SPSS

Tiếp theo, bảng 4.6 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo nhận thức kiểm soát hành vi của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM.

Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhận thức kiểm soát hành vi này là 0.931 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các

cộng sự (1999) đã đề nghị, cụ thể là giá trị 0.6. Đồng thời giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.755 đến 0.944) cho nên luận văn có thể kết luận rằng các biến quan sát được sử dụng trong thang đo nhận thức kiểm soát hành vi của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM là phù hợp và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo trong mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm TTD của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 12 TPHCM.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích Cronbach Alpha với thang đo nhận thức chi phí tài chính của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM

Biến quan sát Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PC1 10.9530 4.883 0.760 0.858 PC2 10.8859 4.886 0.724 0.871 PC3 10.8255 4.888 0.785 0.849 PC4 10.8658 4.590 0.768 0.855 Cronbach Alpha = 0.890

Nguồn: Phụ lục xử lý kết quả dữ liệu thống kê theo phần mềm SPSS

Tiếp theo, bảng 4.7 thể hiện kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với thang đo nhận thức chi phí tài chính của KHCN của Vietinbank Chi nhánh 12 TPHCM. Qua đây luận văn nhận thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của thang đo nhận thức chi phí tài chính này là 0.890 và hệ số này lớn hơn mức mà Reynaldo và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 12 TP HCM (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)