KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công việc làm thêm đến kết quả họctập của sinh viên khoa quản lý kinh doanh đại học công nghiệp hà nội (Trang 28)

15. Kết luận

Sau khi tiến hành nghiên cứu và có kết quả, nhóm nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra trước đó:

+ Thời gian đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh Đại học Công Nghiệp Hà Nội

+ Sự phù hợp chuyên ngành của việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Hai nhân tố ảnh hưởng lớn của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh Đại học Cơng Nghiệp Hà Nội đó là: sự phù hợp chuyên ngành thời gian làm thêm. Với sự phù hợp với chuyên ngành có ảnh hưởng lớn hơn đối với kết quả học học tập của sinh viên

Có thể nói, tuy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau, nhưng chúng ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tới kết quả học tập của các bạn sinh viên. Việc đi làm thêm mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, vừa giúp họ nâng cao kĩ năng mềm, phát triển bản thân và mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên, cần phải biết cân đối giữa việc học và việc làm thêm để có thể phát huy được hiệu quả tuyệt vời của nó. Để làm được điều này, địi hỏi mỗi bạn sinh viên cần có ý thức, kĩ năng, kinh nghiệm quản lý thời gian, sắp xếp công việc sao cho thật phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của mình.

16. Hàm ý giải pháp

Với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra như trên, một số khuyến nghị sau được đặt ra nhằm góp phần giúp sinh viên đảm bảo được kết quả học tập trong quá trình làm thêm:

Một là, sinh viên nên lựa chọn những cơng việc làm thêm phù hợp với

ngành học. Một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học có thể giúp sinh viên tích lũy được kiến thức từ thực tế, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế của mơn học.

Hai là, cần đặt ra giới hạn về lượng thời gian làm thêm phù hợp. Một số

không nhỏ sinh viên làm thêm là vì khó khăn về tài chính. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa việc học và việc làm, khơng vì những lợi ích tài chính nhỏ trước mắt mà quá chú trọng vào công việc làm thêm trong khi mục tiêu tại giảng đường đại học là học tập, trang bị kiến thức và kỹ năng để có cơng việc tốt nhất sau khi tốt nghiệp.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Thứ nhất, số lượng mẫu trong nghiên cứu chỉ có 310 sinh viên, cịn ít so với 1 nghiên cứu định lượng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chưa thực sự đa dạng hóa được đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát được sinh viên một khoa của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ hai, do vấn đề thời gian và tiền bạc, cũng như chưa có kinh nghiệm trong vấn đề khảo sát dẫn đến chất lượng bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu của chúng tơi chưa được chặt chẽ, cịn rất nhiều thiếu sót.

Những hạn chế cũng có thể đến từ những nhân tố khách quan ví dụ như mẫu quan sát của chúng tơi, có một vài đánh giá chưa khách quan, hay có vài đánh giá sai sót đối với các câu hỏi, điều này là khó có thể tránh khỏi. Ngồi ra còn nhiều mặt hạn chế khác, chúng tôi sẽ cố gắng rút kinh nghiệm vào lần sau.

Đề tài nghiên cứu này cũng mới dừng lại ở khía cạnh xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản Lý Kinh Doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chưa đi sâu phân tích ngun nhân của từng yếu tố để có được cái nhìn sâu sắc hơn, giúp cho việc đưa ra những gợi ý giải pháp mang tính thực tiễn cao hơn. Cũng chính vì lý do đó, các gợi ý giải pháp của nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa thực sự chi tiết, bám sát với thực tế đào tạo của khoa Quản Lý Kinh Doanh Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.

Để kết quả học tập của sinh viên khoa quản lý kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ngày càng nâng cao, thiết nghĩ cần có những nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu để xác định được những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, đưa thêm vào mô hình nghiên cứu những kết quả nghiên cứu từ trước, cũng như cần có những nghiên cứu định kỳ. Có như vậy việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên sẽ sâu sắc và thiết thực hơn, giúp cho bộ phận tham mưu, các cấp lãnh đạo nhà trường có thể đưa ra được nhiều chính sách, phương pháp phù hợp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên khoa Quản Lý Kinh Doanh Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sinh viên Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn, (2015), Quan điểm

của Sinh viên về việc đi làm thêm.

2. Sinh viên khoa quản lý kinh doanh Đại học Công nghiệp Hà Nội (2019),

Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả của sinh viên khoa quản lý kinh doanh Đại học Công nghiệp Hà Nội.

3. Howison, Cathy, McKechnie, Jim, Hobbs, Sandy, Semple, Sheila (2012) , Nhận thức mới của sinh viên về việc làm bán thời gian.

4. Hongyu Wang (2020), The effects of doing part-time jobs on college

student a cademic performance and social life in Chineses society. 5. Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội (2022), “Nghiên cứu những yếu

tố ảnh hưởng đến việc thích nghi với môi trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại Học Cơng Nghiệp Hà Nội”

6. Đậu Hồng Hưng, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020), “Nghiên Cứu Ảnh

Hưởng Của Đặc Điểm Cá Nhân Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội”, Tạp chí KHOA HỌC VÀ

CƠNG NGHỆ - Tập 56 – Số 1 (02/2020).

7. Agus, A., Makhbul, Z. K. (2002). An empirical study on academic

achievement of business students in pursuing higher education: An emphasis on the influence of family backgrounds. Paper presented at

International Conference on the Challenges of Learning and Teaching in a Brave New World: Issues and Opportunities in Borderless Education, Hatyai Thailand.

8. Di Paolo A., Matano A., (2016). The Impact of working while studying

on the Academic and Labour Market Performance of Graduates: The Joint Role of Work-Intensity and Job-Field Match.

9. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: NXB Hồng Đức.

10. Lauren E. Watanabe (2005). The Effects of College Student Employment on Academic Achievement. The University of central

Florida undergraduate research journal.

11. Maarja Beerkens (2011). University studies as a side job: causes and

consequences of massive student employment in Estonia. Higher

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát nghiên cứu

PHIẾU KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH – ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

A. Phần thơng tin cá nhân

1. Bạn có phải sinh viên khoa quản lý kinh doanh khơng?

A. Có

B. Khơng

2. Bạn là sinh viên năm mấy?

A. Năm nhất B. Năm hai C. Năm ba D. Năm tư 3. Giới tính của bạn là? A. Nam B. Nữ

4. Bạn là sinh viên ngành nào?

A. Quản trị kinh doanh

B. Tài chính - Ngân hàng

C. Marketing

D. Quản trị văn phòng

E. Quản trị nhân lực

F. Kinh tế đầu tư

G. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

B. Phần khảo sát

Bạn có đang đi làm thêm hay khơng? A. Có B. Không

Bạn vui lịng tích vào các mức: 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết

Việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của tôi

Tôi sẽ cân đối giữa việc làm thêm và học tập để không ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân

Tôi vẫn sẽ tiếp tục đi làm thêm nếu việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập

quả học tập

Tôi sẽ tăng giờ làm thêm nếu việc làm thêm không ảnh hưởng tới kết quả học tập

Tơi sẽ giảm giờ làm nếu việc làm thêm có ảnh hưởng tới kết quả học tập

Thời gian đi làm thêm

Số thời gian đi làm thêm một ngày càng cao càng ảnh hưởng tới kết quả học tập của tôi

Thời gian tự học của tôi bị giảm do đi làm thêm ảnh hưởng tới kết quả học tập của tôi

Thời gian nghỉ ngơi bị thu hẹp khiến tôi tận dụng thời gian trên lớp để nghỉ ngơi

Khung thời gian đi làm có ảnh hưởng đến học tập Sự phù hợp chuyên ngành của việc làm thêm

Làm thêm đúng chuyên ngành mình đang học giúp tơi có kết quả học tập tốt hơn

Làm thêm một việc bất kì khơng có tính chun ngành khơng giúp tơi trong việc học

Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, tự tin được rèn luyện khi làm thêm giúp tơi trong q trình học tập

Kinh nghiệm việc làm thêm càng nhiều càng cải thiện kết quả học tập

Loại hình cơng việc

Những công việc liên quan đến tay chân nặng nhọc khiến tôi mệt mỏi và không muốn học bài Những công việc phục vụ bàn nhẹ nhàng nhưng phải làm nhiều ca khiến tơi khơng có thời gian học bài

Những cơng việc liên quan đến trí óc linh hoạt về thời gian nên tơi có thể cân bằng đến việc học Những công việc thời vụ giúp tôi cân bằng đến việc học

Phụ lục 2: Danh sách thành viên nhóm

số 1 (Nhóm trưởng)2020603713 Thân Đức Khánh Trình + Tổ chức họp nhóm và phân cơng nhiệm vụ + Lập google form + Chạy SPSS

+ Chương 4: Kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận

+ Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp

+ Một vài hạn chế của nghiên cứu

2

2020602860 Nguyễn Thị Uyên

+ Chương 1:Giới thiệu nghiên cứu + Chương 2: Tổng quan nghiên cứu + Chương 3: Khung lí thuyết và phương pháp nghiên cứu

3 2020603214 Nguyễn Viết Vinh

+ Tổng hợp word + Tài liệu tham khảo + Phụ lục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của công việc làm thêm đến kết quả họctập của sinh viên khoa quản lý kinh doanh đại học công nghiệp hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)