Thực trạng vấn đề hƣớng nội

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng vấn đề hƣớng nội

3.2.1. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh

Thực trạng về mức độ các vấn đề hướng nội của khách thể được khảo sát thông qua tự đánh giá của học sinh về mức độ stress, lo âu, trầm cảm. Kết quả khảo sát chi tiết được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ các vấn đề hƣớng nội của học sinh

Tiểu thang đo M SD Mức độ

Bình thường (%) Nhẹ (%) Vừa (%) Nặng (%) Rất nặng (%) Stress 11.90 7.46 67.66 15.32 10.21 5.96 0.85 Lo âu 7.82 6.81 57.02 10.00 18.51 7.23 7.23 Trầm cảm 8.77 8.77 62.34 14.26 17.45 3.62 2.34 DASS tổng thể 28.49 18.35

Tổng điểm trung bình của thang DASS-21 trong nghiên cứu này là 28.47 (SD

= 18.35). Ở cả ba khía cạnh của thang đo các vấn đề hướng nội DASS-21, ĐTB stress là 11.90 (SD = 7.46). Tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện stress ở mức bình thường là 67.66%, có 15.32% học sinh có biểu hiện ở mức độ nhẹ, 10.21% học sinh có các biểu hiện stress ở mức độ vừa, 6.81% ở mức độ nặng và rất nặng. ĐTB lo âu là 7.82 (SD = 6.81), tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện lo âu ở mức bình thường là 57.02%, có 10% học sinh có các biểu hiện lo âu ở mức độ nhẹ, 18.51% đáp ứng các biểu hiện lo âu ở mức vừa, 14.46% ở mức độ nặng và rất nặng. ĐTB trầm cảm là 8.77 (SD = 7.22). Tỷ lệ học sinh khơng có hoặc có các biểu hiện trầm cảm ở mức bình thường là 62.3%, có 14.26% học sinh cớ các biểu hiện ở mức độ nhẹ. 17.45% học sinh đáp ứng các tiêu chuẩn trầm cảm ở mức độ vừa, và 5.96 ở mức độ nặng và rất nặng.

63

Ở cả ba khía cạnh của thang đo các vấn đề hướng nội DASS-21, vấn đề mà tỷ lệ học sinh gặp phải nhiều nhất là lo âu, sau đó đến trầm cảm và stress. Những số liệu đã phân tích chỉ ra một số khó khăn đáng kể về các vấn đề hướng nội của khách thể nghiên cứu. Tỷ lệ học sinh THCS có các vấn đề stress, lo âu, trầm cảm ở nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với một số nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Kim Dung, 2007 (12.3% học sinh có rối loạn lo âu, 8.4% trầm cảm); Ngô Thành Phong, 2014 (13.2% trầm cảm, 13% lo âu); Ngô Anh Vinh và cs, 2021 (trầm cảm là 17,7%, lo âu là 35,4% và stress là 20,3%). Các kết quả có thể chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau do địa lý, địa bàn nghiên cứu khác nhau; thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu là thời gian đại dịch Covid-19 kéo dài, nên tỷ lệ dân số mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn, đặc biệt ở nhóm trẻ em và vị thành niên. Bên cạnh đó thang đo DASS-21 mà chúng tơi sử dụng trong nghiên cứu này chỉ mang tính sàng lọc, khơng thể mang tính chẩn đốn.

3.2.2. So sánh mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo một số đặc điểm. So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính

Bảng 3.7. So sánh ĐTB các vấn đề hƣớng nội theo giới tính

Giới tính N M SD p (sig) DASS tổng thể Nữ 257 0.78 0.46 p<0.01 Nam 201 0.57 0.39 DASS Stress Nữ 257 0.96 0.55 p<0.01 Nam 201 0.73 0.49 DASS Lo âu Nữ 257 0.65 0.53 p<0.01 Nam 201 0.45 0.42

64

DASS Trầm cảm Nữ 257 0.71 0.53 p<0.01

Nam 201 0.53 0.50

Kết quả so sánh điểm trung bình của thang đo DASS giữa các nhóm giới tính trong nhóm khách thể nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt điểm trung bình mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần giữa nhóm học sinh nam và học sinh nữ. Trong đó, điểm trung bình DASS ở nhóm học sinh nữ là 0.78 cao hơn so với điểm trung bình DASS ở nhóm học sinh nam là 0.57 (p<0.01). Xét về ba tiểu thang Stress, Lo âu, Trầm cảm của thang đo DASS, nhóm giới tính nữ đều có mức điểm trung bình cao hơn nhóm giới tính nam. Các nghiên cứu trước đó (Chaplin, Tara, Aldao, Amelia 2013; Salavera, Carlos và các cs., 2019) cũng đã chỉ ra rằng nhìn chung nữ giới ở độ tuổi nào cũng có xu hướng mắc các vấn đề về stress, lo âu, trầm cảm nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với nam giới. Các bé gái thường thể hiện nhiều cảm xúc nội tâm hơn (ví dụ: buồn, sợ hãi, xấu hổ) hơn các bé trai, đặc biệt là trong các tình huống tiêu cực (Chaplin, 2013). Trước các sự kiện trong cuộc sống, nữ giới cũng dễ nhìn ra nhiều rủi ro hơn, từ đó cũng dễ mắc các vấn đề hướng nội hơn nam (WHO, 2000).

Tƣơng quan giữa các vấn đề hƣớng nội với ý nghĩa ngoại hình và ý nghĩa cân nặng; chỉ số khối cơ thể BMI

Chúng tôi sử dụng kiểm định tương quan Pearson để tìm hiểu về mối quan hệ này. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 3.8. Tƣơng quan giữa VĐHN theo ý nghĩa ngoại hình, ý nghĩa cân nặng, và chỉ số BMI

Biến DASS tổng thể Stress Lo âu Trầm cảm

Ý nghĩa ngoại hình 0.145** 0.143** 0.109* 0.116*

Ý nghĩa cân nặng 0.187** 0.146** 0.150** 0.174**

65

Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01

Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa cảm nhận ý nghĩa ngoại hình và các vấn đề hướng nội nói chung (r=0.145, p<0.01); cụ thể nó có ý nghĩa tương quan với cả ba khía cạnh của các vấn đề hướng nội: stress (r=0.143, p<0.01), lo âu (r=0.109, p<0.05), và trầm cảm (r=0.116, p<0.05). Tương tự, cảm nhận ý nghĩa cân nặng cũng có mối tương quan thuận với mức độ các vấn đề hướng nội nói chung (r=0.187, p<0.01); cụ thể với stress (r=0.146, p<0.01), với lo âu (r=0.150, p<0.01); với trầm cảm (r=0.174, p<0.01). Nói cách khác, học sinh càng cảm thấy ngoại hình và/hoặc cân nặng là quan trọng thì càng có nhiều vấn đề về sức khỏe hướng nội (stress, lo âu, trầm cảm) hơn.

Khơng tìm được mối tương quan có ý nghĩa giữa chỉ số khối cơ thể BMI và điểm các vấn đề hướng nội nói chung cũng như điểm lo âu, trầm cảm nói riêng. Có tương quan thuận giữa BMI và stress ở trẻ (r=0.107, p<0.05), tức là học sinh nào có điểm chỉ số BMI càng cao thì càng có nhiều biểu hiện triệu chứng stress.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa hình ảnh cơ thể và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học cơ sở (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)