5. Cấu trúc của nghiên cứu
2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing của công ty CleverAd
2.2.1 Quy trình thực hiện phân tích truyền thơng Marketing của công ty CleverAd CleverAd
Để đạt được “mục tiêu là xây dựng chiến lược truyền thơng hiệu quả, thì trước hết cần phân tích mơi trường Marketing, đồng thời thực hiện thao tác nghiên cứu
thị trường và xác định công chúng mục tiêu cho việc truyền thông marketing. Sau khi thực hiện được hai bước, sẽ xác định được cơ hội và thách thức về marketing.” Tiếp theo đó, “phân tích năng lực marketing của cơng ty. Rồi từ việc phân tích này xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty.”
Cuối cùng là lập ran ma trận SWOT từ các bước phân tích trên. Từ việc phân tích ma trận SWOT, em sẽ đề ra các chiến lược marketing thương hiệu. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược truyền thông marketing vừa đề ra.
(Nguồn: tự đề xuất)
2.2.2 Phân tích mơi trường Marketing của cơng ty CleverAd
Tình hình thế giới
Năm 2020, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ cịn gặp nhiều khó khăn hơn năm 2019 trong bối cảnh chiến tranh thương mại và các chính sách bảo hộ ngày một leo thang, bên cạnh đó dịch Covid-19 bùng phát, đã dẫn đến sự suy giảm của nhiều nền kinh tế lớn và biến động tiêu cực về tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi gia tăng.
OECD đã có báo cáo về tình hình triển vọng của nền kinh tế thế giới, trong đó OECD cảnh báo rằng mối đe dọa lớn nhất cho nền kinh tế thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu diễn ra 2008 đó chính là dịch bệnh Covid-19, nó đã tác động mạnh mẽ đến các chuỗi cung ứng, thị trường thương mại hàng hóa dịch vụ trên tồn cầu.
Tại Trung Quốc nơi đầu tiên xuất hiện ca bệnh đầu tiên, các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và sụt giảm mạnh của các hoạt động dịch vụ vì các chính sách giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch . Các biện pháp nhằm nỗ lực kiểm soát dịch bệnh được chính quyền Trung quốc áp dụng đã ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động sản xuất và cầu nội địa của Trung Quốc.
Các “hiệu ứng tiêu cực đến phần còn lại của thế giới cũng ngày càng rõ rệt thông qua các kênh du lịch, chuỗi cung ứng, thương mại hàng hóa và sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Trung Quốc hiện nay đóng vai trị rất quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian, đặc biệt là các mặt hàng như máy tính, điện tử, dược phẩm và phương tiện giao thơng, cũng như là nguồn cầu chính cho một số loại hàng hóa. Sự đứt đoạn tạm thời trong chuỗi cung ứng có thể được bù đắp bằng hàng tồn kho nhưng mức độ hàng tồn kho mỏng và các nguồn cung ứng thay thế thì khó để tìm thấy đối với một số mặt hàng chuyên mơn hóa. Đình trệ kéo dài của sản xuất Trung Quốc chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khu vực và gia tăng khó khăn cho ngành sản xuất của rất nhiều các quốc gia. Sự lan tràn của dịch bệnh sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức… có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào
vịng suy thối mới. OECD đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ ở mức 1,5% năm 2020.”
Bên cạnh đó, “thế giới vẫn đang diễn ra những xu hướng mới. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2009, đặc biệt là từ năm 2016, thế giới đang chứng kiến xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Số lượng các biện pháp hạn chế thương mại đã tăng lên đáng kể. Chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi sẽ dẫn đến nguy cơ kích hoạt cuộc chiến thương mại lan rộng và sẽ dẫn đến những hệ lụy rất tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Rõ nét nhất là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm gần đây. Rủi ro chiến tranh tiền tệ chưa lớn, nhưng không thể loại trừ. Xu hướng bảo hộ và chống tự do hóa thương mại đa phương khó có thể được đảo ngược trong vịng 5 - 7 năm tới.”
Trong “bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào truyền thống có tính hữu hạn. Những quốc gia đang phát triển nếu kịp thời nắm bắt được những xu hướng mới, đầu tư thích đáng, hiệu quả cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ sẽ có cơ hội bắt kịp các nước phát triển. Ngược lại, những nền kinh tế mới nổi với lao động tay nghề thấp và khả năng linh hoạt kém sẽ phải hứng chịu” "cơn gió ngược" “từ sự phát triển vũ bão của máy móc, tự động hóa và cơng nghệ thơng minh.”
Tình hình trong nước
Năm 2019, “dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 2/2020 thì Việt Nam đã có 67 triệu người dùng Internet.”
Theo “số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự phát triển của cơng nghê, các dịng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 143.3 triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt Nam đã tiếp cận với điện thoại di động thơng minh và cũng khơng ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần. Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS ( tăng 6.1% so với năm ngoái) và ở máy tính là 27.18 MBPS ( tăng 9.7% )”
Với “sự phổ biến ngày càng rộng rãi của thiết bị di động thơng minh, hình thức tiếp thị trên thiết bị di động khơng cịn là xu hướng, nó đã trở thành điều đầu tiên phải làm khi tiếp thị truyền thông với Digital Marketing.”
Để “rõ hơn về tầm quan trọng của tiếp thị trên thiết bị di động, hãy cùng nhìn lại một vài số liệu từ bản báo cáo: Với 64 triệu người dùng internet tại Việt Nam hiện nay thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng internet và chiếm tới 64% dân số Việt Nam); trong số 143.3 triệu số th bao được đăng ký thì có tới 45% đã đăng ký 3G&4G; theo thống kê có tới hơn 2.7 tỷ lượt tải về các ứng dụng trên điện thoại và số tiền người tiêu dùng chi ra cho những ứng dụng này là 161.6 triệu $; trung bình một ngày mỗi
người chạm vào điện thoại hơn 150 lần; và chỉ từ 2018 – 2019, số lượng người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động đã tăng đến 16%”
Môi trường công nghệ
Toàn cầu “hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay. Vai trị của nó đang ngày càng được khẳng định trong việc thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh mà khơng một quốc gia nào nằm ngồi xu thế đó.”
Trong “tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và cơng nghệ ln đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất và hiển nhiên trong bối cảnh tồn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.”
Trước hết, “tồn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước”
Ngành Digital Marketing đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, kèm theo đó là những xu hướng cộng nghệ liên tục được cập nhật. Diều này cho ta thấy môi trường công nghệ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược truyền thông marketing của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Digital Marketing.
Phân tích mơi trường vi mơ
Tổng quan ngành Digital marketing tại Việt Nam
Hoạt “động Digital Marketing có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo mục đích của mình thì các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức phù hợp. Trong số các hoạt động Digital Marketing hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào quảng cáo trên mạng xã hội là nhiều nhất.”
(Nguồn: Q&Me)
Dẫn “đầu là quảng cáo trên mạng xã hội với 84% doanh nghiệp sử dụng hình thức này. Theo sau là hình thức quảng cáo tìm kiếm (SEM) và quảng cáo hiển thị (GDN) với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 52% và 46%. Có thể nói, quảng cáo trên mạng xã hội là hình thức phổ biến với mọi loại hình và quy mơ của cơng ty. Theo thống kê, có tới 94% doanh nghiệp vừa/lớn chi tiêu cho loại hình này, ngồi ra 79% doanh nghiệp nhỏ cũng thực hiện điều tương tự. Trong đó, những hoạt động Digital Marketing còn lại thường được doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng. Đó là lý do Influencer Marketing không được sử dụng nhiều, bởi lẽ có tới 35% doanh nghiệp vừa/lớn sử dụng loại hình này trong khi con số chỉ là 11% với doanh nghiệp nhỏ.”
Facebook “đang là kênh truyền thông phổ biến nhất khi hầu hết doanh nghiệp đều sở hữu riêng tài khoản trên nền tảng này. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, 96% doanh nghiệp hiện nay sử dụng Facebook, theo sau là Youtube với 75%. Trong khi Instagram và Zalo chỉ có 49% và 32% doanh nghiệp sử dụng, mặc dù Zalo là một kênh mạng xã hội thuần Việt, tuy nhiên chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tin dùng. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng khủng khiếp của Facebook lên thị trường Digital Marketing tại Việt Nam.”
Tuy “nhiên, khi chuyển sang nội dung là video thì mọi chuyện lại khác. Video trực tuyến hiện được coi là một trong những hoạt động Digital Marketing phổ biến nhất tại Việt Nam, với hơn 83% doanh nghiệp sử dụng nó. Với định dạng này, không ngạc nhiên Youtube đã vượt Facebook để trở thành nền tảng phổ biến nhất cho video trực tuyến (95%).”
Ưu “điểm lớn nhất mà Digital Marketing mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam chính là” “tiếp cận khách hàng chính xác hơn (88%)”, “đo lường hiệu suất dễ dàng (82%)” và “quản lý nội dung dễ dàng (81%)”. “Mặt khác, những nhược điểm chủ yếu của Digital Marketing hiện nay chính là khả năng tiếp cận. Cụ thể, hai yếu tố” “khó lịng tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi” và “khó tiếp cận khu vực nơng thơn” “
là hai nhược điểm lớn nhất. Điều này là do Internet chưa thực sự phổ biến với hai nhóm khách hàng này. Cuộc sống tại vùng nơng thơn của Việt Nam vẫn cịn khó khăn dẫn đến người dân tiếp nhận thông tin chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống (TV, báo đài) chứ không phải kênh Digital. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2018, ta có thể thấy các nhược điểm của Digital Marketing đang có dấu hiệu cải thiện. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dần biết cách tận dụng ưu điểm của nó, cải thiện được nhược điểm chung của Digital Marketing, từ đó sử dụng một cách hiệu quả hơn.”
Nhà cung cấp
Hoạt “động kinh doanh của những nhà kinh doanh dịch vụ Digital Marketing hay còn được gọi bằng tên gọi khác là Agency phụ thuộc gần như hoàn toàn vào
các chính sách, thuật tốn áp dụng của các nhà cung cấp như Google, Facebook, Youtube,… Do vậy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp là vô cùng lớn.”
Tháng 8/2018, “CleverAds được thành lập, trở thành đại lý chính thức của Google, tập trung vào việc phát triển thị trường quảng cáo tìm kiếm – một sân chơi lúc ấy cịn hồn tồn mới mẻ với người Việt Nam. Để có được những khách hàng đầu tiên, đội quân của CleverAds đã phải dành rất nhiều thời gian cho việc” “làm thị trường”, “giới thiệu loại hình quảng cáo mới lạ này đến với khách hàng.”
Trong “giới agency của Google tại Việt Nam, hiện CleverAds đang nắm giữ hơn 60% lượng khách hàng. Quảng cáo Google AdWords vẫn duy trì được đà tăng trưởng 100%/năm và mục tiêu của CleverAds là nắm giữ 20% thị phần của thị trường này. Hiện CleverAds đã mở rộng ra nhiều hoạt động kinh doanh online marketing khác nhưng Google AdWords vẫn là mảng chính, chiếm 55% doanh thu của cơng ty.”
Đầu năm 2014, “Nguyễn Khánh Trình - CEO gửi thơng điệp tới tất cả mọi người: CleverAds chính thức trở thành đại lý ủy quyền đầu tiên của Facebook tại Việt Nam. Trước đó, CleverAds đã kinh doanh các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội Facebook rất tốt (chiếm 10-12% thị phần quảng cáo trên Facebook tại Việt Nam) và mục tiêu của công ty trong năm 2014 là tăng thị phần quảng cáo Facebook lên con số 18%. Lĩnh vực này đang chiếm 25% doanh thu của CleverAds.”
Khách hàng
Khách hàng của CleverAds chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp: “Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để có thể tự tổ chức và quản lý hết tất cả các hoạt động Marketing của mình. Thế nên, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến các cơng ty Agency để thuê họ làm Marketing quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mình”. Đây là nhóm khách hàng chủ đạo của CleverAds. CleverAds “có thể cung cấp nhiều giải pháp marketing hữu ích nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Các dịch vụ cung cấp
có thể trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ thiết kế web, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, web videos, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, giải pháp tư vấn, phát triển thương hiệu, PR, quản trị chiến dịch marketing, email marketing, TVC và nhiều hơn nữa.” Khơng dừng lại ở đó, các doanh nghiệp hồn tồn có thể đặt trọn gói full dịch vụ, để các agency có thể lo từ A đến Z mọi hoạt động trong một chiến dịch marketing lớn.
Cạnh tranh nội bộ ngành Digital Marketing
Hiện nay, do chính sách mở rộng hợp tác của các nhà cung cấp như google, facebook, youtube nên trên thị trường Digital Marketing có rất nhiều Agency tham gia cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của CleverAds cũng đều có Google Partner Premier, các bên đều lựa chọn cho mình các chính sách về sản phẩm và chính sính sách về giá hết sức hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược truyền thông Marketing của công ty, chiến lược xây dựng địi hỏi phải có tính cạnh tranh cao, có những