1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính
1.1.3. Các loại hình hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính theo pháp luật
tới đời sống kinh tế -xã hội.
1.1.3. Các loại hình hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính theo pháp luật Việt Nam Việt Nam
1.1.3.1. Dấu hiệu nhận biết
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biểu hiện chính của kinh doanh đa cấp bất chính là: yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cho người tham gia nhận tiền hoa
23
hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa, dịch vụ để dụ dỗ người khác tham gia; khơng có hàng hóa hoặc hàng hóa khơng có giá trị, chất lượng
- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
Đây là một hành vi chiếm dụng vốn trái quy định của pháp luật. Trong mơ hình kinh doanh đa cấp, lợi nhuận có được thơng qua việc đào tạo những người phân phối chuyên nghiệp, từ đó tiếp thị sản phẩm và bán lẻ trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng, thu nhập của người phân phối chủ yếu dựa trên khả năng bán lẻ sản phẩm của doanh nghiệp. Với kinh doanh đa cấp bất chính, cũng nhằm hướng tới lợi nhuận nhưng không đi bằng con đường hợp pháp, không nhằm bán lẻ sản phẩm mà thực chất là sự chiếm dụng vốn của những người tham gia. Theo đó, những người muốn tham gia mạng lưới này phải đặt cọc một khoản tiền, mua một khối lượng sản phẩm ban đầu hay phải nộp một khoản tiền. [10,20,34,35]
Việc doanh nghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên như một điều kiện để xem xét việc có được tham gia mạng lưới hay không là trái với bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền. Vì vậy, những khoản tiền mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được từ nghĩa vụ áp đặt cho người muốn tham gia là những khoản tài chính bất chính, những yêu cầu này là những khoản đòi hỏi vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động kinh doanh đa cấp. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường dụ dỗ người tham gia bỏ ra một khoản tiền để gia nhập hệ thống, xem như là chi phí gia nhập. Chi phí này có thể được yêu cầu dưới
24
nhiều hình thức khác nhau như: yêu cầu nộp tiền để làm thủ tục; yêu cầu nộp tiền đặt cọc; yêu cầu mua một lượng hàng nhất định (thường là sản phẩm với giá đắt hơn giá thị trường hoặc gói sản phẩm theo mức giá cố định); yêu cầu nộp tiền làm thẻ thành viên; yêu cầu nộp tiền mua tài liệu đào tạo…Việc thu được khoản tiền này từ người bị dụ dỗ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ đạt được 02 mục tiêu chính: Thu được một khoản tiền từ người bị dụ dỗ mà khơng mất chi phí gì. Nếu sau đó người này có khơng tiếp tục tham gia dụ dỗ người khác thì cũng khó có thể địi lại được khoản tiền này; khiến người mất tiền bị lệ thuộc vào cơng ty, dẫn đến tình thế buộc phải lơi kéo, dụ dỗ nhiều người khác tham gia để bản thân được hoàn lại tiền. [2, 9,13]
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính dụ dỗ lơi kéo người tham gia bằng cách hứa hẹn những khoản hoa hồng, tiền thưởng, cũng như các lợi ích kinh tế khác nếu người tham gia lôi kéo thêm được người khác gia nhập mạng lưới. Càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, càng nộp nhiều tiền đặt cọc, hay khoản tiền gọi là phí tham gia thì hoa hồng càng cao. Như vậy, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp không phải dựa trên lợi nhuận do việc bán hàng hóa mà thực chất là việc, lơi kéo, dụ dỗ nhiều người tham gia, lấy tiền của người tham gia sau để gọi là “hoa hồng” chi trả cho người tham gia trước.
Các doanh nghiệp cho người tham gia hưởng các lợi ích vào việc dụ dỗ người khác tham gia, chỉ chăm chăm vào việc tuyển người, cứ tuyển được nhiều sẽ càng được hưởng nhiều lợi ích thay vì việc tập trung cho việc bán hàng hóa thì doanh nghiệp đó đã bị biến tướng và đánh mất đi mục tiêu bán hàng đích thực. Việc dùng các lợi ích để dụ dỗ người tham gia đi dụ dỗ người tham gia khác vừa không thúc đẩy việc bán hàng lại vừa chỉ nhằm thu lợi cho
25
những người ở tuyến trên, và lợi ích hào nhống mà những người tuyến trên có được là bịn rút từ túi tiền của những người tuyến dưới của mình. Sau cùng mơ hình này sẽ sụp đổ khi khơng có người tham gia mới để chi trả cho khoản lợi ích khổng lồ trên.[2, 9,13]
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa, dịch vụ để dụ dỗ người khác tham gia.
Nói q, quảng cáo gian dối là hình thức cơ bản để các đối tượng bán hàng đa cấp bất chính thu phục người mới, khiến họ mờ mắt trước những thơng tin khơng có thật. Việc nói q của đối tượng bán hàng đa cấp bất chính có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
Nói quá về cơ hội làm giàu: người bị dụ dỗ tham gia vào các doanh nghiệp đa cấp bất chính thường được nghe những lời quảng cáo về khả năng có thể giàu lên nhanh chóng sau một thời gian tham gia vào mạng lưới. Thành viên của doanh nghiệp đa cấp bất chính sẽ vẽ ra những cảnh tượng giàu sang, nêu những tấm gương giàu có đã thành cơng ở doanh nghiệp, hoặc bản thân họ cũng tỏ ra hiểu biết giàu có với cách ăn mặc hào nhoáng. Các doanh nghiệp đa cấp bất chính cũng thường tổ chức các sự kiện vinh danh rầm rộ, cho người lên vinh danh với những khoản thưởng được giá trị hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng để khiến những người ngồi dưới có niềm tin rằng họ cũng sẽ làm được như vậy. Tuy nhiên, các thông tin này thực chất đều là giả tạo. Người nhẹ dạ có thể sẽ tin tưởng và đầu tư nhiều tiền để nhanh chóng có được thành cơng như vậy. [10,20,34,35]
Nói q về cơng dụng sản phẩm: Các doanh nghiệp đa cấp bất chính thường quảng cáo các sản phẩm của họ như những sản phẩm thần thánh, có thể chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Họ đưa ra các ví dụ thực tế qua các hình ảnh, thậm chí các video clip có người bệnh trình bày. Tuy nhiên các hình ảnh vào clip này đều là dàn dựng, khơng có thật.
26
Nói q về quy mơ, sức mạnh của doanh nghiệp: nhiều doanh nghiệp đa cấp bất chính chỉ là doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập, lấy tên giống một doanh nghiệp nước ngoài, nhưng để lấy niềm tin của người khác, họ thường quảng cáo họ là doanh nghiệp đa quốc gia, hoạt động trên nhiều quốc gia trên thế giới, có nhà máy, trụ sở, văn phịng ở nhiều quốc gia khác nhau. Hình thức nói quá này thường nhằm nhắm đến những người có nhận thức hạn chế, nghĩ rằng mình được làm việc cho doanh nghiệp quốc tế, cảm thấy tự hào và càng tin tưởng là khơng bị lừa [2, 9,13]
- Khơng có hàng hóa hoặc hàng hóa khơng có giá trị, chất lượng
Các doanh nghiệp đa cấp bất chính chỉ tập trung vào tuyển dụng người mới để thu tiền mà khơng quan tâm đến mua bán hàng hóa, do đó họ thường khơng có hàng hóa hoặc có nhưng chỉ là các hàng hóa giá rẻ, thơ sơ để làm bình phong cho hoạt động thu tiền.
Các doanh nghiệp này thường dụ dỗ người tham gia nộp tiền, xuất hóa đơn nhưng không giao hàng. Để ngụy trang cho việc này, họ thường cho người tham gia ký vào các giấy tờ như phiếu gửi lại hàng, phiếu xuất kho khống, hoặc đóng dấu “đã nhận hàng” vào hóa đơn xuất cho người nộp tiền.
Một số doanh nghiệp có giao hàng nhưng hàng hóa giá trị rất thấp so với số tiền thu của người tham gia, ví dụ như thực phẩm chức năng sản xuất trong nước, đồ gia dụng xuất xứ Trung Quốc được bán với giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng.
Sau một thời gian, người nộp tiền không được trả hoa hồng như hứa hẹn, muốn đến địi lại tiền thì khơng thể địi lại được vì giấy tờ thể hiện họ đã nhận hàng, hoặc việc mua bán đã được thực hiện trên cơ sở thuận mua vừa bán, dù đắt nhưng người mua đã đồng ý bỏ tiền mua nên khơng thể địi lại [2, 9,13]
27
1.1.3.2. Các loại hình hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay
- Loại hình đa cấp bất chính truyền thống
Loại hình này đã xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 2000, sử dụng các mặt hàng gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... là sản phẩm bán hàng làm mồi nhử.
Đối tượng mà doanh nghiệp đa cấp bất chính hướng tới là những người dân ít hiểu biết, chủ yếu ở nơng thơn (thậm chí ở thành thị cũng có), có nhiều thời gian nhàn rỗi như người già, hưu trí, phụ nữ ni con nhỏ; sinh viên đi làm thêm, mới ra trường, cán bộ, công nhân viên chức tại cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang muốn làm thêm để có thêm thu nhập....
Về cách thức, thủ đoạn phạm tội, các đối tượng tổ chức hội nghị tôn vinh người thành công (nhánh trên), hội nghị tri ân khách hàng, hội nghị hoa hồng, giới thiệu quảng bá sản phẩm, đồng thời phát quà tặng miễn phí... mời gọi tham gia hệ thống, khuyến khích người thân, bạn bè tham gia, mua hàng để được hưởng hoa hồng tỉ lệ chiết khấu cao. Bất kể ai khi đăng ký thành viên đều phải đóng một số tiền nhất định để mua sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều so với cơng dụng, chức năng thực của sản phẩm, có trường hợp thực phẩm chức năng nhưng lại quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thậm chí chữa được cả bệnh ung thư; nếu người tham gia muốn lấy được tiền đã bỏ ra thì phải mời người khác cùng tham gia như mình để hưởng hoa hồng; mời được càng nhiều người tham gia thì hoa hồng, lợi ích kinh tế được hưởng càng cao…[10,20,34,35]
Lợi dụng sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok... các đối tượng lừa đảo liên tục đăng tuyển dụng các đại lý, nhà phân phối bán các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe.... để hưởng hoa hồng cao. Các đối tượng thường đăng tải các video,
28
hình ảnh nhằm thổi phồng về sự thành cơng của bản thân và các đại lý (thậm chí lừa đảo bằng việc tổ chức tiệc chiêu đãi, tri ân, tặng q có giá trị như ơ tơ, mơ tô, vàng, tổ chức những chuyến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp... cho đại lý có doanh số cao), qua đó thơi thúc người tham gia ước mơ về sự thành công dễ dàng, hoặc khêu gợi, kích thích sự vươn lên của bản thân, nhất là giới trẻ trong việc tự lập thân, lập nghiệp, nghĩ khác, làm khác, dám làm, dám dấn thân vì sự nghiệp.
Sau khi có người đăng ký tham gia, các đối tượng yêu cầu đại lý copy các bài viết, hình ảnh về sản phẩm đăng bán trên trang cá nhân, hội nhóm, diễn đàn, hoặc đặt cọc một phần để nhập hàng về bán. Thời gian đầu có doanh thu, có hoa hồng được thanh toán sòng phẳng, nhiều trường hợp, các đối tượng lừa đảo cho người giả làm khách hàng đặt mua lại sản phẩm của đại lý mới, tạo doanh thu giả, kích thích lịng tham của đại lý mới để tham gia sâu hơn. Sau đó, các đối tượng sẽ có những đợt giảm giá sâu cho đại lý, nhà phân phối thuộc mạng lưới của mình, để các đại lý, nhà phân phối nhập thêm nhiều hàng hóa, sản phẩm về bán. Do thấy doanh thu và hoa hồng tăng liên tục, các đại lý, nhà phân phối nảy sinh lòng tham bỏ số tiền lớn nhập hàng. Tuy nhiên, sau khi nhập hàng về thì khách hàng ít dần đi, khơng thấy khách hàng đặt mua nhiều như trước, trả lại hàng thì khơng được, muốn thanh lý thì những đại lý, nhà phân phối này phải mời gọi, chia sẻ hàng hóa cho người thân, bạn bè, hoặc hàng ngày phải lên các trang mạng xã hội bán hàng. Vòng quay cứ liên tục được các đối tượng lừa đảo áp dụng với những người khác.[19]
- Loại hình đa cấp bất chính dưới dạng gọi vốn, đầu tư tài chính 4.0
Loại hình này chiếm đoạt tài sản này tinh vi hơn loại hình đa cấp bất chính truyền thống, các doanh nghiệp đa cấp bất chính trong loại hình này đã ứng dụng cơng nghệ vào các giao dịch tài chính, lấy danh nghĩa kinh doanh, đầu tư thời đại công nghệ 4.0 để huy động vốn, đầu tư tài chính. Do ảnh
29
hưởng của dịch bệnh Covid-19, hình thức này ngày càng nở rộ, được quảng cáo trên các diễn đàn, mạng xã hội trong thời gian gần đây. [10,20,34,35]
Đối tượng mà các doanh nghiệp đa cấp bất chính trong loại hình này hướng tới là những người hưu trí (có tiền tiết kiệm), người trẻ, sinh viên mới ra trường, nhân viên văn phịng có mong muốn đa dạng nguồn thu nhập, kiếm tiền thời đại công nghệ 4.0, hoặc cán bộ, công nhân viên chức ở cơ quan nhà nước, muốn dùng tiền nhàn rỗi, tích lũy để đầu tư, sinh lời hơn gửi tiết kiệm, tạo nguồn thu nhập thụ động mà thiếu kiến thức về tài chính...
Về cách thức, dưới dạng huy động vốn, mở bán gói đầu tư lãi suất, lợi nhuận cao, lấy tiền của người sau trả người trước. Các doanh nghiệp đa cấp bất chính thường vẽ ra các dự án đầu tư lớn, gắn với các phương thức kinh doanh, đầu tư có yếu tố cơng nghệ, hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, chẳng hạn như bán các gian hàng trên các trang thương mại điện tử, ứng dụng mua bán trực tuyến để sau đó cho người khác thuê lại bán hàng, hoặc mua hàng tích điểm thưởng, càng mua nhiều gian hàng, mua nhiều hàng được hoàn lại điểm về tài khoản (trên ứng dụng); nạp nhiều tiền vào tài khoản và giới thiệu người tham gia như mình thì càng được lên cấp cao hơn, được thưởng hoa hồng cao; hoặc là mở bán các gói đầu tư, quyền kinh doanh thương hiệu, cam kết lợi nhuận cao, người mua được sở hữu cổ phần và trở thành cổ đông của công ty hưởng cổ tức trọn đời.
Một số vụ đa cấp điển hình bị triệt phá như: Mua bán 24 (năm 2012 gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng), Liên kết Việt (năm 2016 gây thiệt hại hơn 1900 tỉ đồng); Gold times (năm 2020 gây thiệt hại 900 tỉ đồng); Bigbuy 24h (năm 2020 gây thiệt hại 500 tỉ đồng)... Các đối tượng phạm tội thường đăng ký các doanh nghiệp có vốn điều lệ rất lớn, mời những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đối với giới trẻ về khởi nghiệp, đầu tư để làm diễn giả trong các hội nghị khách hàng, hội nghị hoa hồng, sự kiện lớn của công ty; đồng thời sử
30
dụng các trang mạng, báo điện tử quảng cáo mạnh mẽ, dùng tiền để tài trợ, mua giải thưởng,... vẽ ra những mục tiêu rất lớn, thậm chí có cả kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế danh tiếng, đưa ra những hình ảnh về người đi trước thành công, được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn của công ty như tặng nhà, xe, đi du lịch nghỉ dưỡng cao cấp... [10,20,34,35]
- Loại hình đa cấp bất chính thơng qua đầu tư tài chính, huy động vốn trả lãi cao
Hình thức lừa đảo đầu tư tài chính, tiền ảo, Forex, BO (quyền chọn nhị