Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền riêng tƣ trên Internet ở

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền riêng tư trong môi trường internet theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền riêng tƣ trên Internet ở Việt Nam ở Việt Nam

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền riêng tƣ trên Internet ở Việt Nam cần dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tƣ trên Internet phải đảm bảo phù hợp với tinh thần, nội dung Hiến pháp 2013.

Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nhiều tƣ tƣởng, tinh thần, nội dung mới tiến bộ về quyền con ngƣời, quyền cơng dân; trong đó quyền về bất khả xâm phạm về đời sông riêng tƣ, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về QRT nói chung và QRT trên Internet nói riêng cần phải bám sát, tập trung, cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013 để sớm đƣa các quy định này vào đời sống.

Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tƣ trên Internet phải

gắn liền với việc thực thi, bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân khác.

QRT là một quyền con ngƣời cơ bản, có sự gắn kết, đan xen với các

QCN, QCD khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền về đời sống riêng tƣ thì phải dựa trên nền tảng pháp luật chung về QCN, QCD. Trong mối quan hệ này, việc hồn thiện pháp luật về QRT nói chung và QRT trên Internet nói riêng phải

đặc biệt chú trọng sự hài hòa với việc thực thi, bảo vệ các quyền con ngƣời,

quyền công dân khác, đặc biệt là những quyền mà có xu hƣớng “xung đột” với quyền về đời tƣ, nhƣ quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do kinh doanh…

Thứ ba: Hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tƣ trên Internet cần gắn với việc thúc đẩy nền kinh tế số.

Cách mạng kỹ thuật số và Internet đem lại nhiều ứng dụng to lớn cho xã hội lồi ngƣời, trong đó có việc góp phần phát triển hoạt động thƣơng mại. Nhờ những tiến bộ về mặt cơng nghệ đó, những giao dịch kinh doanh thƣơng mại có thể đƣợc thiết lập, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Đó chính là các giao dịch thƣơng mại đƣợc thiết lập, thực hiện dƣới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và đƣợc gọi là những giao dịch thƣơng mại điện tử. Thƣơng mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội, ví dụ nhƣ tạo ra mơi trƣờng để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, giảm tai nạn giao thông; giúp nâng cao mức sống của mọi ngƣời do nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá, tăng khả năng mua sắm của khách hàng; những nƣớc nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nƣớc phát triển hơn thông qua Internet và thƣơng mại điện tử. Đối với ngƣời tiêu dùng cá nhân, thƣơng mại điện tử cho phép họ mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới; giúp họ có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận đƣợc nhiều nhà cung

cấp hơn với giá thấp hơn và có thể đƣợc giao hàng nhanh hơn v.v…. Trong

bối cảnh hiện nay, ngày càng có nhiều ngƣời sử dụng

các phƣơng thức giao dịch mua bán trên các thiết bị viễn thơng có kết nối Internet. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Việc tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử trên mạng xã hội của đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và ngƣời tiêu dùng cùng với việc ứng dụng các giải pháp thƣơng mại điện tử trên

nền tảng công nghệ di động cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh nhạy

bắt kịp các xu hƣớng mới về thƣơng mại điện tử của thế giới để phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong hoạt động thƣơng mại điện tử, vấn đề bảo đảm an tồn, an ninh thơng tin (đặc biệt là TTCN và QRT khi tham gia giao dịch trên môi trƣờng điện tử nói chung, mơi trƣờng Internet nói riêng) là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của thƣơng mại điện tử. Vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của sự phát triển không ngừng của lĩnh vực này, yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải tăng cƣờng bảo đảm QRT một cách nghiêm túc.

Thứ tƣ: Hoàn thiện pháp luật về quyền riêng tƣ trên Internet cần

phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và có sự hợp tác quốc tế.

Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta cịn khó khăn, trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật còn chƣa cao, cơ sở hạ tầng chƣa phát triển, ý thức pháp luật của ngƣời dân cịn hạn chế thì việc hồn thiện pháp luật về QRT nói chung và

QRT trên Internet nói riêng cần phải đƣợc cân nhắc, bảo đảm sự phát triển

hợp lý trên nhiều phƣơng diện. Việc hoàn thiện pháp luật về QRT trên Internet cần phải nghiên cứu, tham khảo, nhƣng cần tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới mà phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Việc hoàn thiện pháp luật về QRT trên Internet cũng cần dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế. Điều này là bởi trong thời đại ngày nay, các thông tin về đời sống riêng tƣ của một cá nhân có xu hƣớng đƣợc số hóa ở dạng dữ liệu điện tử, việc xử lý những thơng tin đó cũng chủ yếu tập trung trên môi trƣờng mạng nên vấn đề bảo vệ thơng tin mang tính quốc tế rất cao. Bối cảnh đó địi hỏi sự hợp tác giữa các chủ thể quốc tế để làm hài hoà giữa pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng nhƣ pháp luật của các nƣớc với nhau.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền riêng tư trong môi trường internet theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)