8. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển
Phương pháp thẻ cân bằng điểm (Balance scorecard method-BSC) được cơng bố bởi Robert Kaplan (giáo sư ngành kế tốn của đại học Harvard) và David Norton (chuyên gia tư vấn).
Năm 1990, Viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG, đã tài trợ cho một nghiên cứu kéo dài một năm với nhiều cơng ty có tiêu đề "Đo lường hiệu suất tổ chức trong tương lai." Dự án do David P. Norton là giám đốc điều hành của Viện, với Robert S. Kaplan là cố vấn kỹ thuật, đại diện cho 13 công ty (Advanced Micro Devices, American Standard, Apple Computer, Bell South, CIGNA, Conner)
Thiết bị ngoại vi, Cray Research, DuPont, Hệ thống dữ liệu điện tử, General Electronic, Hewlett Packard và Shell Canada) từ các ngành sản xuất, dịch vụ, công nghiệp nặng và công nghệ cao họp hai tháng một lần để phát triển một mơ hình đo lường hiệu suất mới. Từ đó, thuật ngữ Thẻ điểm cân bằng (BSC) ra đời và được cấu thành từ bốn khía cạnh riêng biệt: tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, học tập và phát triển.
Kết quả của nghiên cứu này đã được tóm tắt trong ấn bản tháng 1 và tháng 2 năm 1992 của Tạp chí Harvard Business Review, có tựa đề “Thẻ điểm cân bằng- Những thước đo thúc đẩy hiệu quả hoạt động”. Ngồi ra, theo bài báo “Áp dụng mơ hình thẻ điểm cân bằng trong thực tế”, Harvard Business School Review Tháng 9 và tháng 10 năm 1993 nêu lên sự quan trọng trong việc lựa chọn các thước đo trong thẻ điểm. Thẻ điểm cân bằng đã phát triển từ các chỉ số được cải thiện và trở thành hệ thống quản lý cốt lõi. Năm 1996, cuốn sách đầu tiên của họ “The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action”, được xuất bản. Tiếp theo vào năm 2001 ra đời cuốn sách “The Strategy- Focused Organization: How Balanced Scorecard Companies Thrive in the New Business Environment”. Chủ yếu tập trung vào các mục tiêu dẫn đến đột phá và được liên kết nhân quả qua bốn yếu tố của Thẻ điểm cân bằng hay còn gọi là bản đồ chiến lược. Điều mang đến dự khác biệt và tạo nên sức mạnh của bản đồ chiến lược nằm ở mối liên kết nhân quả giữa các khía cạnh và chuyển tài sản vơ hình trở thành hữu hình.
Trong danh sách Fortune 1000 có khoảng 50% doanh nghiệp ứng dụng thẻ điểm cân bằng từ năm 1996 và được tạp chí Harvard Business Review đánh giá là một trong 75 ý tưởng có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Phương pháp này được áp dụng hữu hiệu ở nhiều tập đồn, cơng ty trên thế giới như Dupnont, General Electric, IBM. Đồng thời một số phầm mềm quản trị cũng áp dụng nó để thiết lập nên hệ thống theo dõi, đánh giá hoạt động doanh nghiệp như SAS ở Mỹ, High Performance System Inc.