XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1. Tăng cơ hội trúng tuyển cho học sinh

Cơ hội trúng tuyển là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với ý định chọn trường của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (hệ số beta=0,397). Cơ hội trúng tuyển thể hiện qua tỷ lệ chọi của trường phù hợp với khả năng của học sinh; có thể học các chương trình thơng qua xét tuyển; điểm chuẩn phù hợp với năng lực học sinh hay có nhiều sự lựa chọn ngành học cho thí sinh. Thực tế cho thấy, tỷ lệ chọi, điểm chuẩn, các ngành, chương trình học của các trường đại học thường được các trường thông tin rộng rãi trên trang website của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng, cẩm nang tuyển sinh. Tuy nhiên, do có nhiều sự lựa chọn dẫn đến học sinh sẽ khó khăn để quyết định đăng ký thi tuyển vào trường nào. Mặt khác, nhiều học sinh vẫn còn nhầm lẫn giữa trường dân lập và trường cơng.

nghề của mình u thích, trong thời gian tới, thiết nghĩ cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cán bộ tư vấn tuyển sinh của các trường cần thông tin cho học sinh địa chỉ các trang website của các trường, thông tin một cách chính xác tỷ lệ chọi của các trường theo loại hình cơng lập hay dân lập. Cần phân tích theo khả năng học tập của học sinh thì nên chọn ngành nào, trường nào là phù hợp.

Hai là, các trường, các trang Web báo chí, các tổ chức giáo dục nên phân tích ngun nhân tại sao năm thi đó lại có điểm chuẩn, tỷ lệ chọi như thế và quan trọng nhất là nên đưa ra hướng nghề nghiệp với những dự đoán cho năm hiện tại để học sinh có định hướng tốt trong việc chọn trường.

5.2.2. Tăng cơ hội tương lai cho học sinh sau khi ra trường

Cơ hội tương lai cho học sinh sau khi ra trường được coi như là cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường và cơ hội học tập cao hơn. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố cơ hội tương lai có ảnh hưởng cùng chiều và mạnh thứ hai đối với ý định chọn trường của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (hệ số beta=0,371). Cơ hội tương lai được thể hiện thông qua việc tiếp cận thực tế, có chính sách hỗ trợ học bổng, học tập được những kỹ năng thực tế xã hội và cơng việc có thu nhập cao. Thực tế vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang được học sinh rất quan tâm khi chọn ngành học. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều. Nhiều trường đại học đào tạo chỉ chạy theo số lượng mà khơng có định hướng nghề nghiệp cụ thể, chưa thống kê đầy đủ nhu cầu xã hội về nghề nghiệp.

Tăng cơ hội tương lai cho học sinh sẽ làm tăng ý định chọn trường của học sinh. Chính vì thế, để thu hút học sinh, các trường đại học cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, chú trọng xây dựng chương trình đào tạo theo hướng bám sát với thực tế xã hội. Thường xuyên chỉnh sửa, biên soạn lại giáo trình, bày giảng gắn với thực tế. Tăng số tiết thực hành, giảm bớt những kiến thức khơng cần thiết. Xây dựng chương trình có hướng mở để sinh viên có thể ra làm việc ngay hoặc có thể học cao hơn.

Hai là, tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tìm kiếm đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Ba là, thống kê nhu cầu việc làm kịp thời, mở các chuyên ngành mà thực tế xã hội cần, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ, chạy đua số lượng giữa các trường mà quên đi nhu cầu xã hội. Tăng cường thông tin đến học sinh về nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

5.2.3. Tăng cường khả năng truyền thông tiếp thị của các trường đại học học

Truyền thông tiếp thị của trường đại học thông qua tư vấn tuyển sinh là con đường ngắn nhất để học sinh càng hiểu rõ về trường mà các em dự định chọn theo học. Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố tư vấn tuyển sinh của trường đại học có ảnh hưởng cùng chiều đối với ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (hệ số beta=0,119). Nhân tố tư vấn tuyển sinh được thể hiện qua việc học sinh được tham quan trực tiếp trường đại học; thông qua hoạt động hướng nghiệp tại trường; thông tin về trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua trang website của trường. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây các trường đại học có điều kiện về kinh phí đã tăng cường các hoạt động chiêu thị, giảm học phí, tổ chức những chương trình tư vấn tuyển sinh đến các trường vùng nông thôn nhằm đảm bảo cung cấp cho học sinh những thông tin thiết thực nhất. Tuy nhiên, một số trường khơng có điều kiện kinh phí thì khơng thể tổ chức hoạt động tư vấn đến từng trường. Từ đó, thơng tin của các trường chưa đến đều đến học

sinh, dẫn đến học sinh có thể chọn khơng đúng trường theo ý thích, sở trường của mình.

Để tăng cho học sinh có nhiều chọn lựa trường đại học, trong thời gian tới các trường đại học cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các trường cần thành lập bộ phận truyền thơng và tổ chức sự kiện có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, quảng bá hình ảnh Nhà trường. Trong xu hướng phát triển hiện đại, việc quảng bá hình ảnh đơn vị ra bên ngồi có vai trị rất quan trọng.

Hai là, tổ chức các hoạt động giao lưu, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thơng qua đó, lồng ghép hoạt động quảng bá, cung cấp thông tin về trường đại học đến với các bạn HS THPT. Trong công tác hướng nghiệp các trường nên có phần giới thiệu sâu về các nội dung ngành/nghề đào tạo, yêu cầu cần thiết để học các ngành/nghề đó, số lượng sinh viên có việc làm từ ngành/nghề đó, dự báo tình hình việc làm của ngành/nghề đó trong tương lai,…và có các tài liệu gửi trước đến các trường THPT để học sinh nghiên cứu.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn tuyển sinh (CBTVTS) chuyên nghiệp. Đội ngũ CBTVTS ngày càng đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh. Các trường đại học cần phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp, đáp ứng được các chuẩn mực, ý thức được cơng việc của mình. CBTVTS phải am hiểu tường tận các ngành đào tạo của trường mình, các chế độ chính sách của nhà trường, các chủ trương phát triển kinh tế xã hội cũng như các ngành nghề mà địa phương đang cần.

5.2.4. Nâng cao năng lực và tài chính của học sinh trước khi vào đại học

Năng lực và tài chính của học sinh có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến ý định chọn trường của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

(hệ số beta=0,141). Năng lực và tài chính của học sinh được thể hiện qua việc học phí của nhà trường phù hợp với khả năng học sinh; trường có vị trí thuận lợi và có nghề đào tạo phù hợp với khả năng học sinh; trường có bậc, hệ đào tạo và ngành phù hợp với học sinh. Thực tế cho thấy, các trường đại học trong thời gian qua đã có những chính sách giảm học phí đầu vào, tuy nhiên khi vào học học sinh phải chịu mức học phí tăng dần,

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)