2016 2017 2018 2019 2020
(Nguồn: Báo cáo chương trình HDQG về trẻ em 2012 -
Thư tư, công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn được giám sát, theo dõi chặt chẽ theo quy định của pháp
luật. Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách và giải pháp đặc thù phù hợp để giải quyết hành vi vi phạm hiệu quả.
Thứ năm, ngân sách đầu tư cho công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ngày càng được quan tâm. Bên cạnh nguồn ngân sách trung ương từ các chương trình Vì trẻ em, Khuyến nghị về quyền trẻ em, chương trình mục tiêu quốc gia…cịn có nguồn ngân sách từ các tổ chức phi chính phủ, cơ quan
đồn thể, tổ chức ủng hộ, hỗ trợ để chăm sóc và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
Hạn chế
Thứ nhất, pháp luật về quyền trẻ em được quy định khá đầy đủ nhưng còn phân tán, tản mạn, thiếu cụ thể, nhiều quy định manh tính ngun tắc, định hướng nên khó khăn trong quá trình áp dụng. Một số quy định về xử lý hành chính, hình sự về các hành vi vi phạm quyền trẻ em còn chung chung, chưa cụ thể, đặc biệt một số hành vi vi phạm quyền bảo vệ của trẻ em. Các quy định, hướng dẫn về phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở dịch vụ khi phát hiện các trường hợp vi phạm quyền trẻ em còn chưa cụ thể, rõ ràng. Chưa cụ thể các quy định về quy trình tư pháp bảo vệ quyền trẻ em, thân thiện với trẻ em nên chủ yếu là hướng dẫn, thử nghiệm mơ hình. Hiện nay, luật pháp tập trung nhiều vào việc trừng phạt người vi phạm hơn là bảo vệ và hỗ trợ trẻ em và gia đình các em.
Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở nông thôn. Hệ thống dịch vụ y tế ở nhiều địa phương còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em cả nước hiện vẫn ở mức gần 20%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao, còi xương ở trẻ em còn khá phổ biến trên phạm vi toàn quốc cho thấy mức độ tái suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam cịn cao. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em đa phần ở các hộ gia đình nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hay trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực tế này địi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa của các chủ thể nghĩa vụ trong việc bảo đảm và thực thi đầy đủ quyền cho trẻ em. Hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục, đào tạo
cịn chưa đồng bộ, chưa hồn thiện và chưa thực sự tạo ra cơ hội tiếp cận bình đẳng trong thực hiện quyền được học tập của trẻ em. Tình hình trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hồn cảnh đặc biệt diễn biến phức tạp.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội thực hiện pháp luật về quyền trẻ em nhìn chung hiệu quả chưa cao, do đó, nhận thức của gia đình, xã hội, các cấp, các ngành về quyền trẻ em đơi lúc cịn chưa thấy hết được các yếu tố tiềm ẩn mới dẫn đến trẻ em có thể bị tổn thương; việc đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện quyền trẻ em của các cấp chính quyền cịn thiếu hụt dẫn tới nguy cơ xâm hại quyền trẻ em khó phát hiện, giải quyết.
Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em còn chưa thường xuyên, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em chưa được nghiêm minh, các vi phạm về quyền trẻ em chậm được phát hiện, việc xử lý cịn thiếu kiên quyết, khơng kịp thời. Do đó, khả năng phịng ngừa, ngăn chặn, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em cũng như công tác phục hồi, giáo dục, hòa nhập cộng đồng cho trẻ em chưa hiệu quả. Những thủ tục khiếu nại, tố cáo chưa thân thiện với trẻ em, khiến trẻ khó khăn khi phải khiếu nại, tố cáo hoặc tìm kiếm sự trợ giúp. Hơn nưa, các thanh tra, kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung vào kiểm tra những vụ việc đã bị phát giác và sau khi xử lý. Hàng năm tỉnh chưa có kế hoạch kiểm soát, thanh tra, giám sát từng địa phương nhằm kiểm soát, cảnh cáo, răn đe các đối tượng có hành vi hoặc chủ tâm có hành vi vi phạm việc thực hiện quyền trẻ em.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em chủ yếu là kiêm nhiệm và cịn hạn chế về trình độ, năng lực, nhận thức trong việc hoạch định chính sách,
pháp luật, thực thi pháp luật.Trình độ năng lực chun mơn của các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị không đáp ứng được các dịch vụ tư vấn, bảo vệ khẩn cấp, trị liệu tâm lý, trợ giúp pháp lý, phụ hồi cho trẻ em. Đó cịn là nguyên nhân khiến hệ thống dịch vụ bảo vệ quyền trẻ em hiện tại chưa có khả năng hoạt động theo hướng điều phối và lồng ghép hiệu quả, các dịch vụ do nhà nước cung cấp chủ yếu giải quyết các vấn đề bức xúc của trẻ em và đáp ứng nhu cầu của từng nhóm trẻ em riêng biệt, chưa trở thành hệ thống dịch vụ có tính liên tục và thống nhất để đáp ứng nhu cầu được an tồn, được bảo vệ, được chăm sóc, được phát triển và được tham gia cho mọi đối tượng trẻ em, đặc biệt là trong tình trạng khẩn cấp.
Năng lực của các cơ quan, cá nhân đặc biệt cấp cơ sở trong việc thu thập, phân tích tình hình trẻ em, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh cũng còn yếu kém khiến cho việc đánh giá toàn cảnh về thực trạng bảo vệ quyền trẻ em khó thực hiện. Vì vậy, các thống kê liên quan tới bảo vệ quyền trẻ em thiếu độ tin cậy và nhất quán giữa các ban ngành, gây trở ngại, khó khăn cho cơng tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
Thứ sáu, việc hợp tác quốc tế về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Công ước Quốc tế về trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016 và các kế hoạch, chương trình, dự án về trẻ em nói chung, quyền trẻ em nói riêng. Việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em hiện nay mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng phương cách thực hiện cịn nhiều hạn chế, vướng mắc do đó hiệu quả của các chương trình hợp tác chưa cao. Quá trình hợp tác chưa tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về quyền trẻ em mà tỉnh tham gia. Một số nơi còn chưa thay đổi quan điểm về hợp tác quốc tế, chưa tăng cường đầu tư kinh
phí và đào tạo cho hoạt động hợp tác quốc tế cũng như xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế với lộ trình chưa hợp lý. Đơi khi các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phối kết hợp với các tổ chức quốc tế và trong nước còn lỏng lẻo, do vậy, các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền trẻ em, về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong lập kế hoạch, chương trình cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực hiện chương trình ở phạm vi cấp địa phương chưa tốt.
Nguyên nhân của hạn chế
Một là, nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp bách của cơng tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em chưa được cấp ủy, chính quyền, cơ quan chun mơn và các đồn thể quần chúng tại một số địa phương thật sự chưa đầy đủ, sâu sắc và quan tâm đúng mức. Vẫn xảy ra các vụ việc nghiêm trọng về vi phạm quyền trẻ em, hình thức xử phạt chưa thích đáng, việc báo cáo, giải quyết đó cịn gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Hai là, nhiều quy định, chính sách cụ thể liên quan đến quyền trẻ em vẫn trong q trình rà sốt, sửa chữa, bổ sung, nghiên cứu và kiến nghị để hoàn thiện. Quy định và hướng dẫn về phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở dịch vụ khi phát hiện các trường hợp trẻ em nghi ngờ bị xâm phạm quyền của mình cịn chưa cụ thể, rõ ràng. Quy định pháp luật về quy trình tư pháp thực hiện quyền trẻ em, thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên chưa cụ thể, vẫn chủ yếu ở mức độ hướng dẫn và mơ hình thử nghiệm.
Ba là, ý thức chấp hành, việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của một số bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm, hành vi vi phạm quyền trẻ em có nơi bị bỏ qua hoặc xử lý chậm trễ. Vẫn cịn nhiều tổ chức, cá nhân khơng biết đến quy định của Luật Trẻ em và các nghị định kèm theo, từ chối không phối hợp để giải quyết vụ việc.
Bốn là, sự phối hợp giữa các ban, ngành, cở sở, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương trong công tác hợp tác quốc tế chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp, hợp tác cịn mang tính hình thức, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chưa chuyên tâm.Nguồn kinh phí chưa được sử dụng đúng mục đích.
Năm là, do nguồn kinh phí dành cho thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh cịn thiếu. Nhiều trẻ em chưa có điều kiện tiếp nhận những lợi ích của các chương trình, dự án dành cho mình. Ý thức của các em, gia đình và cộng đồng tại các địa phương đó chưa được nâng cao, việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em dó đó gặp phải nhiều khó khăn hoặc hầu như khơng được chú ý quan tâm thực hiện.
Sáu là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, xử lý hành vi vi phạm quyền trẻ em của các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên; chưa chú trọng việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi nên chưa có tác động phịng ngừa, răn đe tích cực.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, trên cơ sở đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về quyền trẻ em trên các phương diện: thực hiện pháp luật về quyền được sống còn, thực hiện pháp luật về quyền được bảo vệ; thực hiện pháp luật về quyền được phát triển và thực hiện pháp luật về quyền được tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tác giả đã rút ra những thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu mà công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em đã đạt được. Đồng thời, tác giả cũng phân tích các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em của tỉnh lấy đó làm căn cứ phát triển chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
3.1.1. Quan điểm
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em.
Tổ chức các chiến dịch truyền thông về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em theo chủ đề nhằm thu hút sự tham gia của xã hội: chú trọng tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (từ 1/6-30/6 hàng năm); phối hợp với cơ quan, vận động xã hội thực hiện pháp luật về quyền trẻ em; tổ chức các hội thi, diễn đàn về thực hiện các mục tiêu đề ra, thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình, sản xuất các tài liệu, sản phẩm truyền thơng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với nhiều hình thức và mẫu mã dễ đọc, dễ hiểu, đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức.
Mở rộng các hình thức truyền thơng, giáo dục thực hiện pháp luật về trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Tổ chức các hình thức truyền thơng trực tiếp tại cộng đồng, trong trường học về kỹ năng, kiến thức quyền trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em.
Bên cạnh đó tích cực phối kết hợp các cơ quan, tổ chức, ban ngành như Sở LĐTB&XH, Sở giáo dục và đào tạo, Tỉnh Đoàn, Sở Y tế, hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Liên đồn Lao động
tỉnh,… hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Luật Trẻ em và các chương trình, kế hoạch, văn bản liên quan với nhiều hình thức như tổ chức các buổi Hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, triển lãm, áp phích, tờ rơi,…
Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, Báo Quảng Trị, các báo Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh,… tuyên truyền chủ đề Tháng hành động về trẻ em ”Chung tay bảo vệ trẻ em, chống xâm hại trẻ em”.
Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em
Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm cơng tác liên ngành về thực hiện quyền trẻ em, nhóm trẻ em nịng cốt ở các tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; củng cố đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thực hiện quyền trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn; xây dựng và thực hiện đề án phát triển đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở đáp ứng nhu cầu về công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Củng cố bộ máy làm công tác thực hiện quyền trẻ em. Theo dõi và điều phối hoạt động của Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em do UBND tỉnh thành lập. Theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến trẻ em một số địa phương, đặc biệt tại các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cịn nhiều khó khăn. Tiếp tục chi ngân sách để thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức và người làm công tác thực hiện quyền trẻ em.
Tổ chức trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về xây dựng hệ thống thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, về mơ hình tổ chức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Nghiên cứu, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về
thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Thành viên của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm cơng tác liên ngành về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ thực hiện pháp luật về quyền trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh và cơ sở
Xây dựng các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, giáo dục thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, bao gồm cả cơ sở công lập và cơ sở ngồi cơng lập đáp ứng nhu cầu