V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
t Hoạ động ưu iên
Trước khi GVCN ứng dụng đề tài
Sau khi GVCN ứng dụng đề tài
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 Tìm kiếm tài liệu
học tập
10 20,4% 20 40,8%
2 Giao lưu, kết bạn 18 36,7% 16 32,6%
3 Giải trí 19 38,7% 11 22,4%
4 Mua bán hàng 5 4,8% 2 4,2%
Bảng đánh giá mục đích học sinh sử dụng mạng xã hội trước và sau khi GVCN vận dụng đề tài
Kết quả trên đã chứng minh ý nghĩa to lớn của việc sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT .......
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài ở trường THPT ......, trường THPT Lê Viết Thuật, THPT Cửa Lị, tơi thấy đề tài có thể được ứng dụng trong phạm vi rộng rãi và mang lại hiệu quả cao vì đã có những đóng góp sau:
1. Tính khoa học:
Đề tài được thực hiện xuất phát từ khả năng ứng dụng của mạng xã hội, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, tính chất hoạt động trong nhà trường.
2. Tính hiệu quả:
- Thơng qua mạng xã hội, giáo viên chủ nhiệm đã kết nối với học sinh dễ dàng hơn, thuận tiện trong quản lí nề nếp, triển khai các kế hoạch của nhà trường.
- Mạng xã hội còn hỗ trợ giáo viên trong cơng tác tư vấn tâm lí, giúp các em tháo gỡ những vướng mắc của tuổi mới lớn, rèn các kĩ năng quan trọng như kĩ năng sống, kĩ năng tự học...
3. Tính thực tiễn:
Đề tài đã giúp giáo viên hiểu sâu, hiểu sát học sinh lớp chủ nhiệm, kịp thời đưa ra những phương án giải quyết, hạn chế bạo lực học đường, hướng các em đến thế giới quan lành mạnh, trong sáng.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo
a, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua môi trường mạng như xây dựng chuyên trang, chuyên mục, hình ảnh,
video clip tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên mạng xã hội, trang Website của Sở, của cơ sở giáo dục...; Tuyên truyền, định hướng học sinh thông qua các diễn đàn trên Internet, mạng nội bộ, trang thông tin (Fanpage), nhóm (Group, Confession) trên mạng xã hội; Tổng hợp các bài viết, hình ảnh, thơng tin tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng từ nguồn tin chính thống tại các trang thơng tin, cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở trung ương và địa phương để chia sẻ đến học sinh thông qua môi trường mạng; Tuyên truyền, giáo dục qua email, điện thoại, tin nhắn viễn thơng và các hình thức tuyên truyền giáo dục khác thông qua môi trường mạng.
b, Xây dựng, phát triển, hoàn thiện và quản lí các trang thơng tin giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên mơi trường mạng, trong đó chú ý xây dựng và phát triển các trang thông tin nhóm (Group, Confession) trên mạng xã hội cho học sinh và cung cấp cho họ tài khoản email và tài khoản để truy cập, đăng nhập vào hệ thống mạng nội bộ của cơ sở giáo dục;
c, Xây dựng, hồn thiện hệ thống thơng tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục với học sinh thông qua internet, mạng xã hội và các loại hình truyền thơng khác như: email, điện thoại, tin nhắn viễn thông (sổ liên lạc điện tử)...;