Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 114)

1.2.1.2 .Các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây

vực xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất về công tác xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Hiện nay mới chỉ có Nghị định 139/2017/NĐ- CP (đã có Nghị định 16/2022/NĐ-CP thay thế) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và Thông tƣ 03/2018/TT-BXD hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đề tài tiếp tục sử dụng, đề cập đến Nghị định 139/2017/NĐ-CP cho phù hợp với mốc thời gian nghiên cứu). Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành cụ thể những văn bản lập quy về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, sát hợp với thực tiễn, để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý nhanh chóng, chính xác, nghiêm minh vi phạm, đảm bảo trật tự xây dựng trong xã hội. Đồng thời tách bạch hai hoạt động xử lý và xử phạm vi phạm hành chính để việc áp dụng pháp luật có đủ căn cứ và dễ dàng thực hiện. Cần hoàn thiện các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng riêng giữa khu vực đô thị và khu vực nơng thơn và phân định chính xác khu vực đơ thị và khu vực nơng thơn. Ví dụ: xã thuộc thành phố thuộc tỉnh trực thuộc trung ƣơng thì là khu vực đơ thị hay khu vực nông thôn.

Với mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cần tăng cao và áp dụng phƣơng thức tính tiền phạt lũy kế theo quy mơ và diện tích vi phạm. Các hành vi vi phạm về xây dựng nhƣ: thi công sai thiết kế, sai giấy phép xây dựng; đổ phế thải vật liệu xây dựng bừa bãi; vận chuyển vật liệu xây dựng khơng che chắn để rơi vãi ra đƣờng,... có thể dễ nhận thấy những hành

vi này thuộc trƣờng hợp cố ý, dễ bị phát hiện vi phạm và gây ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ xung quanh. Mức phạt các hành vi vi phạm này cịn thấp, chƣa đủ tính răn đe các đối tƣợng vi phạm.

3.1.2. Kết hợp đồng bộ giữa quản lý xây dựng với quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng

Những n lực trong cơng tác đấu tranh, phịng chống và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đã tạo chuyển biến tích cực về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, góp phần đảm bảo trật tự đô thị. Tuy nhiên, theo những số liệu thống kê và đánh giá tình hình thực tế trên địa bàn quận Nam Từ Liêm thì cơng tác này vẫn cịn có những mặt hạn chế. Nam Từ Liêm là một địa bàn rộng, tỷ lệ xây dựng cao khiến cho khối lƣợng công việc trong hoạt động quản lý lĩnh vực xây dựng lớn trong khi đó số lƣợng chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực quản lý xây dựng lại hạn chế, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý trong lĩnh vực xây dựng. Cần đề cao chất lƣợng hoạt động quản lý ngay từ bƣớc quy hoạch xây dựng đến các khâu thanh tra, kiểm tra. Điều này thể hiện ở ch , vẫn cịn tồn tại về cơng tác dự báo tình hình vi phạm, việc phối hợp thông tin giữa các đơn vị thiếu tính chủ động, nhạy bén. Nhiều thời điểm, khi có thơng tin từ các cơ quan truyền thơng mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát nên hiệu quả chƣa cao...

Cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong quy hoạch đô thị, đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra các vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Mọi hành vi vi phạm cần đƣợc phát hiện và phát

hiện kịp thời để cho quá trình quản lý, xử phạt, giải quyết vi phạm, khắc phục hậu quả đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, để giảm thiểu những vi phạm ngay từ bƣớc đầu thì hoạt động cấp phép xây dựng của phịng Quản lý đơ thị cần tiến hành thẩm tra chính xác, đầy đủ, đảm bảo mọi thủ tục pháp lý trƣớc khi chủ đầu tƣ, hộ dân tiến hành hoạt động xây dựng. Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý dự án công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận hàng năm, thống kê các vị trí, diện tích, thửa đất là đất nơng nghiệp hoặc đất sử dụng mục đích khác tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý.

3.1.3. Phát huy sự phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt các vi phạm

Trƣớc tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành, thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử phạt nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm pháp luật phải đƣợc phát hiện và xử phạt kịp thời; mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Nếu công tác này không đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, không đƣợc tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trị của pháp luật sẽ bị suy giảm. Đặc biệt xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là hoạt động mang tính đa dạng, phức tạp và có sự tinh vi, địi hỏi cần có sự phối kết hợp ăn ý, chủ động của các cơ quan liên quan và kể cả với ngƣời dân trên địa bàn mới đem lại hiệu quả cao cho hoạt động quản lý.

3.1.4. Nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật của người dân

Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào thì ý thức pháp luật của cán bộ, công chức - ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân - ngƣời thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hƣởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật

chỉ có thể đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu nhƣ mọi ngƣời dân, trong đó có cán bộ, cơng chức hiểu và tôn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Tốt hơn cả việc xử phạt, răn đe làm gƣơng để đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật chính là phịng, chống vi phạm pháp luật. Tức là ngăn chặn hành vi vi phạm trƣớc khi nó bắt đầu, điều này chính là mong muốn của mọi nhà quản lý. Nếu khơng có hành vi vi phạm thì sẽ khơng làm phát sinh hoạt động xử phạt, xử lý vi phạm, cũng khơng có hoạt động khắc phục hậu quả…. Nhƣ vậy, nếu ý thức pháp luật của ngƣời dân đƣợc

nâng cao thì hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ cũng đạt đƣợc mức cao nhất. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của cả đội ngũ cán bộ, công chức cũng góp phần tạo nên những hiệu úng tích cực cho hoạt động quản lý.

3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Hệ thống pháp luật về quản lý cũng nhƣ xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở nƣớc ta nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng vẫn cịn xuất hiện nhiều l hổng và nhiều đối tƣợng đang lợi dụng những l hổng này để cố tình thực hiện các hành vi vi phạm nhằm mang lại lợi ích cho bản thân. Các cơ quan trung ƣơng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tại địa phƣơng, cơ sở trong quá trình tham mƣu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tránh việc các văn bản ban hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng tại địa phƣơng. Đồng thời, rà soát, hủy bỏ những văn bản pháp luật về xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng khơng cịn phù hợp.

- Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng theo hướng từng lĩnh vực

Theo yêu cầu của Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) “Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định

hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành

vi vi phạm hành chính đang thực hiện;hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước”. Nhƣ vậy, theo Điều 4 của Luật Xử lý vi

phạm hành chính thì Chính phủ phải ban hành các nghị định quy định về XPVPHC trong từng lĩnh vực chứ không phải trong các lĩnh vực nhƣ quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trƣớc đây.

Các hành vi vi phạm cụ thể trong từng lĩnh vực, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi đƣợc quy định thành các chƣơng, mục riêng; phần còn lại là những chƣơng, điều quy định về những vấn đề chung nhƣ nguyên tắc, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt. Có thể nói, cách ban hành nghị định xử phạt đa lĩnh vực chỉ có đƣợc một lợi thế là giảm đƣợc số lƣợng văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhƣng lại có nhiều nhƣợc điểm: trong các nghị định loại này có những quy định chung lặp lại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) một cách không cần thiết. Chẳng hạn, trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về mức tiền phạt (Điều 4), thời hiệu (Điều 5), thẩm quyền xử phạt (Điều 70) chủ yếu là sao chép lại quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Việc quy định lại nhƣ vậy trong Nghị định này là không cần thiết. Về chấp hành và áp dụng pháp luật sẽ không thuận tiện trong việc ngƣời dân tìm hiểu quy định cũng nhƣ ngƣời có thẩm quyền áp

dụng khi xử phạt. Chẳng hạn, thẩm quyền xử phạt đƣợc quy định chung trong một điều, trong đó, liệt kê thẩm quyền của các chức danh theo lĩnh vực nên rất phức tạp. Nếu quy định riêng cho một lĩnh vực thì việc quy định thẩm quyền sẽ rất đơn giản.

- Thứ hai, quy định cụ thể mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm mà không ghi khoảng phạt tiền trong các quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Đối với các mức xử phạt tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì đa phần các mức xử phạt đƣợc quy định theo hình thức từ khoảng bao nhiêu tiền đến khoảng bao nhiêu tiền. Sự chênh lệch từ mức phạt thấp nhất đến mức phạt cao nhất dao động từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Cũng khơng có hƣớng dẫn cụ thể nào về việc sử dụng mức phạt cao nhất hay mức phạt thấp nhất dẫn đến tình trạng khơng đồng bộ về các mức xử phạt trong các quyết định xử phạt. Quy định khơng cụ thể dẫn tới tình trạng gây ra khó khăn trong q trình ban hành quyết định xử phạt. Ngƣời ban hành văn bản phải cân nhắc việc lựa chọn số tiền xử phạt phù hợp với mức độ vi phạm nhƣng lại khơng có quy định cụ thể đối với từng mức độ mà chỉ có quy định chung về các mức xử phạt cho từng hành vi vi phạm. Vấn đề đặt ra khi thực hiện quyết định xử phạt là có những thắc mắc tại sao khơng xử phạt mức thấp nhất mà lấy mức xử phạt trung bình vì hành vi vi phạm chƣa nghiêm trọng, tại sao không xử phạt mức cao nhất mà sử dụng mức xử phạt trung bình khi đối tƣợng vi phạm đã có l i cố ý vi phạm.

Nhƣ vậy, việc hoàn thiện quy định về mức xử phạt theo hƣớng chính xác, cụ thể là điều cần thiết. Đảm bảo tính khách quan trong q trình ban hành và thực hiện quyết định xử phạt. Ngƣời ban hành quyết định sẽ có căn cứ cụ thể trong quyết định của mình, ngƣời thực hiện quyết định xử phạt cũng nắm bắt đƣợc rõ mức xử phạt, nội dung xử phạt, tại sao lại áp dụng mức xử phạt đó với hành vi vi phạm của mình.

- Thứ ba, thống nhất quy định mức phạt trong các nghị định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là đối với cá nhân, còn đối với với tổ chức thì mức phạt gấp đơi

Khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) quy định “Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà

nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Hiện nay, cách quy định mức phạt trong các nghị định

rất khác nhau. Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt đối với tổ chức sau đó quy định mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP). Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng, Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định mức phạt cao nhất là 500.000.000 đồng đối với cá nhân (điểm i khoản 1 Điều 24) nhƣng tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP Chính phủ lại quy định mức phạt trong lĩnh vực xây dựng cao nhất là 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức, sau đó quy định mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP đang ngƣợc chiều với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đối với cá nhân trƣớc, sau đó đến tổ chức). Việc quy định đảo ngƣợc của Nghị định so với Luật thực sự không phù hợp về mặt kỹ thuật lập pháp vừa gây nên sự bất nhất không cần thiết trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Nên có sự thống nhất quy định mức phạt thống nhất từ Luật tới Nghị định và Thơng tƣ, lấy Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 làm cơ sở cho mọi quy định của các Nghị định, Thông tƣ liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, nhất là trong lĩnh vực xây dựng.

Cụ thể, đối với Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà cần phải sửa đổi bổ sung nhƣ: cần bổ sung các biện pháp cụ thể để dừng thi công

đối với các cơng trình vi phạm trật tự xây dựng khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ( xem xét kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính tiếp tục cho phép sử dụng biện pháp cắt điện, cắt nƣớc là biện pháp để dừng thi cơng đối với các cơng trình vi phạm trật tự xây dựng) nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của cơng tác xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực trât tự xây dựng. Và có thể sửa đổi Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP theo hƣớng: Đối với trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của Khoản 12, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức vi phạm có 60 ngày để làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Còn đối với những trƣờng hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì quy định theo hƣớng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ cơng trình ngay chứ khơng để 60 ngày xin giấy phép xây dựng, vì thực tế có những trƣờng hợp để 60 ngày cũng không thể xin cấp giấy phép đƣợc. Quy định

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w