1.3. Cơng tác tổ chức quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp
1.3.3. Quản lý nguồn thu
Nguồn thu của đơn vị được hình thành từ các nguồn sau:
Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp:
15
+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động).
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ)
+ Kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng để điều tra, quy hoạch, khảo sát (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động).
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
+ Vốn thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.
+ Vốn đối ứng thực hiện dự án có sử dụng nguồn vốn từ nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Kinh phí khác:
Các khoản thu sự nghiệp: Là phần được để lại từ số thu phí và lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước, thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị.
Các khoản thu khác: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của các tổ chức, nguồn thu dịch vụ, nguồn vốn tham gia hoạt động liên doanh liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
* Quản lý nguồn thu: Quản lý nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công
lập, đặc biệt là nguồn thu từ ngân sách Nhà nước là thực hiện quản lý theo những quy định của Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện luật và các quy định khác của Nhà nước. Để đảm bảo huy động được tối đa các nguồn thu, các đơn vị phải thực hiện quản lý toàn diện, từ việc xác định đầy đủ các nguồn thu, khả năng thu, cách tổ chức thu cho đến các yếu tố ảnh hưởng đến quy mơ của nguồn thu đó. Việc quản lý nguồn thu phải trải qua đầy đủ các khâu trong quy trình lập dự toán ngân sách hàng năm, và dựa trên cơ sở hệ thống các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đang vận động. Các khâu đó bao gồm:
Một là, lập và giao dự toán thu ngân sách Nhà nước, khâu này bao gồm
2 nội dung là lập dự toán của đơn vị sự nghiệp cơng lập và lập, giao dự tốn của cơ quan cấp trên
Lập dự tốn của đơn vị sự nghiệp cơng lập: bao gồm lập dự toán cho năm đầu kỳ và 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định.
Lập dự toán của năm đầu thời kỳ ổn định cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề. Dựa vào khả năng tự bù đắp của nguồn thu sự nghiệp để phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập, các đơn vị xác định số kinh phí đề nghị Nhà nước cấp để bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí và đơn vị do Nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động).
Dự tốn thu: Đối với khoản thu phí, lệ phí, đơn vị phải căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ thu được để lại chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với các khoản thu sự nghiệp, đơn vị căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ, đơn đặt hàng của Nhà nước và mức thu do đơn vị
17
quyết định trong phạm vi khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Dự toán thu của đơn vị khi lập phải có thuyết minh cơ sở tính tốn theo từng nội dung, sau đó gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét và tổng hợp báo cáo bộ, ngành chủ quản (hoặc cơ quan chủ quản địa phương).
Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp cơng lập:
. Dự tốn thu hoạt động thường xuyên năm kế hoạch đơn vị lập theo quy định hiện hành của Nhà nước. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí và đơn vị do Nhà nước bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động, kinh phí ngân sách Nhà nước cấp bảo đảm cho hoạt động thường xuyên sẽ được tính trên cơ sở kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên năm trước liền kề cộng hoặc trừ kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Hai là, lập dự toán và giao dự toán của cơ quan quản lý cấp trên
Lập dự toán và giao dự toán của năm đầu thời kỳ ổn định: Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định do đơn vị lập, cơ quan quản lý cấp trên dự kiến phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và mức ngân sách Nhà nước đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, không thường xuyên cho đơn vị trực thuộc, tổng hợp để gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành. Sau khi cơ quan tài chính xem xét và có ý kiến thống nhất, bộ chủ quản (nếu ở địa phương thì cơ quan chủ quản phải trình Ủy ban nhân dân) ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp, trong đó xác định rõ việc xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt mức kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho hoạt động thường xuyên. Căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, Bộ chủ quản (cơ quan chủ quản) lập phương án phân bổ gửi cơ
18
quan tài chính cùng cấp thẩm tra, nếu được thống nhất thì sẽ tiến hành giao dự tốn cho đơn vị thực hiện:
Dự toán thu được bao gồm: Tổng số thu phí, lệ phí, trong đó xác định rõ số được để lại đơn vị sử dụng, số phải nộp ngân sách Nhà nước.
Đối với hoạt động thu dịch vụ, cơ quan chủ quản khơng giao dự tốn thu, chi. Đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu, chi để điều hành trong năm.
Lập dự toán và giao dự toán 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định: căn cứ vào dự toán thu do đơn vị lập, bộ chủ quản (cơ quan chủ quản) xem xét, tổng hợp và gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Trong phạm vi dự tốn ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán cho các đơn vị theo mức năm trước liền kề cộng hoặc trừ kinh phí thực hiện tăng thêm hay giảm đi.
Ba là, thực hiện dự toán thu
Khi dự toán thu được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu thì cũng là lúc đơn vị sự nghiệp cơng lập tổ chức thực hiện dự tốn thu. Đơn vị sự nghiệp công lập phải mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước để theo dõi thu, chi đối với các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước cấp và các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Đối với những khoản thu, chi từ hoạt động dịch vụ thì đơn vị được phép mở tài khoản ở Ngân hàng hoặc Kho bạc nơi thuận tiện giao dịch. Trong quá trình triển khai, đơn vị sự nghiệp cơng lập được giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, đồng thời thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách. Đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thì mức thu thực hiện theo đơn giá của Nhà nước; nếu trường hợp chưa có đơn giá thì mức thu dựa trên dự tốn chi phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các cá nhân, tổ chức, liên doanh, liên kết đơn vị được quyết định mức thu với nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.
19
Quy trình quản lý thu: Quy trình quản lý thu ở các đơn vị sự nghiệp được
tiến hành theo từng năm kế hoạch qua các bước sau:
+ Xây dựng kế hoạch dự toán thu.
+ Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán.
+ Quyết toán các khoản thu.
Khi xây dựng kế hoạch dự toán thu phải dựa vào các căn cứ sau:
Phải dựa vào nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thơng báo.
Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quy định. Số kiểm tra về dự tốn thu do cơ quan có thẩm quyền thơng báo.
Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu của các năm trước (chủ yếu là năm báo cáo) và triển vọng của các năm tiếp theo.
Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán:
Dự toán thu là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ, tuân thủ các quy định của Nhà nước để bảo đảm hoạt động của đơn vị mình.
Quyết tốn các khoản thu:
Cuối năm, đơn vị phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự tốn thu đã được giao, rút ra những kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, cơng tác xây dựng dự tốn và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.