7. Bố cục của luận văn
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng
quảng cáo ngồi trời.
1.2.4.1. Đường lối, chính sách và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngồi trời
Kinh tế thủ đơ Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2021 có nhiều biến động. Theo báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội các năm của Cục thống kê thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2016 đến năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, hoạt động thương mại, tài chính tồn cầu suy giảm do căng thẳng thương mại giữa các nước lớn gia tăng. Từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh chung, từ năm 2016 đến năm 2019 nền kinh tế vĩ mô của Thủ đô Hà Nội ổn định nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để
hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, Quốc hội, Chính phủ và Thành phố đã chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường đối ngoại, xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển du lịch và dịch vụ. Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt kết quả tích cực. Năm 2019, “tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,62%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,5%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,46%, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 12%” 7.
Từ cuối năm 2019 đến nay, do đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung năm 2020 GRDP của thành phố tăng 3,98% so với năm 2019. Tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt mức thấp so với kế hoạch mức tăng trưởng của năm 2019 chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của Thủ đơ sẽ có tác dụng thúc đầy ngành quảng cáo, trong đó có quảng cáo ngồi trời và ngược lại, khi ngành quảng cáo ngoài trời phát triển sẽ làm gia tăng doanh thu của sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong giai đoạn đặc biệt của nền kinh tế thủ đô bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19, toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội, tạm dừng tất cả các hoạt động không thiết yếu dẫn đến số lượng người thất nghiệp gia tăng và tổng sản phẩm trên địa bàn giảm đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến ngành quảng cáo nói chung và quảng cáo ngồi trời nói riêng.
Dựa trên tình hình kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức quảng cáo đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với thị trường. Đồng thời
7 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 của Cục Thống kế thành phố Hà Nội”.
cũng căn cứ trên các đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố mà cơ quan quản lý đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo phát triển đúng định hướng.
1.2.4.2. Cơ sở hạ tầng
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế Hà Nội phát triển với tốc độ cao, cơ sở hạ tầng được cải tạo và xây dựng mới nhiều. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tốc độ đơ thị hóa thì cơ sở hạ tầng của Thành phố còn nhiều hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều quá tải, thiếu số lượng và kém về chất lượng so với các nước trong khu vực và thế giới. Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Đối với 17 huyện và 01 thị xã, thành phố đã có chỉ đạo các huyện, thị xã xây dựng nông thôn mới theo định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đơ thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đơ thị trên địa bàn, hình thành khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong q trình huyện phấn đấu thành quận.
Sau khi Quyết định số 519/QĐ-TTg, ngày 31/3/2016 về việc quy hoạch giao thông vận tải Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt. Hà Nội đã và đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông theo quy hoạch, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sơng Hồng. Với các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, Hà Nội tiếp tục quan tâm, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Nhiều cơng trình giao thơng trọng điểm đã được hồn thành như: Đường Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), quốc lộ 1A (đoạn
Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 và 3,5; các cơng trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng (nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - đường Thanh Niên…). Trong 5 năm tới, Hà Nội tập trung giải quyết là đầu tư các tuyến đường, cơng trình giao thơng khung kết nối khu vực đô thị trung tâm với năm đô thị vệ tinh và kết nối Thủ đô với các tỉnh, địa phương thuộc vùng thủ đô, thông qua các tuyến đường hướng tâm như: QL1A, QL3, QL6, QL21; QL21B; các trục Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, đường trục phía Nam; các đường vành đai như vành đai 3,5, đường vành đai 4, vành đai 5; một số cầu vượt sông như cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở (vành đai 4); cầu Ngọc Hồi (vành đai 3,5); cầu Đuống 2 (trên QL1A cũ)…
Từ Thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thơng đều thuận tiện. Các loại hình vận tải trên địa bàn thành phố gồm: Đường hàng không (sân bay Quốc tế Nội Bài), đường sắt, đường thủy (cảng Phà Đen), đường bộ có xe ơ tơ khách (bến xa phía nam, bến xe Nước Ngầm, bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên, bến xe Yên Nghĩa).
Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời xây dựng chiến lược, định hướng kinh doanh, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời, đồng thời xây dựng quy chế quản lý phù hợp với những quy định hiện hành.
1.2.4.3. Sự phát triển không ngừng của quảng cáo và cơng nghệ quảng cáo Gắn liền với q trình hội nhập quốc tế và xu hướng thương mại hóa
tồn cầu đã tạo đà cho hoạt động quảng cáo thương mại không ngừng mở rộng và phát triển. Quảng cáo chuyên nghiệp ngày nay đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh độc lập. Số lượng doanh nghiệp quảng cáo gia tăng mạnh mẽ cùng với sự đa dạng phong phú trong công nghệ quảng cáo thúc đấy được hiệu quả của quảng cáo.
Theo số liệu được cung cấp từ Cục thống kê Hà Nội ta có thể nhận thấy, số lượng doanh nghiệp liên quan đến ngành quảng cáo và chỉ tiêu phát triển ngành quảng cáo tăng trưởng khá từ năm 2016 đến năm 2019 (Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên hiện chưa có thống kê cụ thể).
Hình 1.1. Số lƣợng doanh nghiệp, lao động tham gia quảng cáo và chỉ tiêu phát triển ngành quảng cáo
(Nguồn Niêm giám thống kê năm 2016, 2017, 2018, 2019 của Cục thống kế thành phố Hà Nội)
Nói đến quảng cáo ngồi trời hiện nay khơng chỉ là những bảng quảng cáo tĩnh nhàm chán, đơn điệu mà được hợp công nghệ kỹ thuật số đổi mới cách tiếp cận, truyền tải đến người tiêu dùng một cách thân thiện hơn, tạo ra nhiều thú vị hơn bằng cách sử dụng màn hình LED với cơng nghệ chuyển động hình ảnh, mang đến làn gió mới cho chiến dịch truyền thơng của doanh nghiệp. Năm 2020 là một năm chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường quảng cáo từ truyền thống sang cơng nghệ số, bằng cách tích hợp qt mã QR, tìm kiếm dữ liệu google để tạo chiến dịch kích thích người tiêu dùng online và
tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Quảng cáo ngày nay không chỉ cịn là việc mang thơng điệp, hình ảnh lên biển để người dùng bất chợt nhìn thấy, mà yếu tố sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết.
Chúng ta biết rằng, so với thế giới ngành quảng cáo tại Việt Nam ra đời muộn hơn vì vậy trình độ cơng nghệ, chun mơn cịn non trẻ. Trong mơi trường hội nhâp kinh tế quốc tế cuộc đối đầu giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước và doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài diễn ra trong cục diện vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Một số doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu liên doanh với các tập đoàn quảng cáo nước ngoài tạo thành hệ thống vệ tinh toàn cầu. Một số doanh nghiệp quảng cáo trong nước ít có cơ hội giành được các khách hàng lớn và chấp nhận thực hiện “gia công” lại các ý tưởng quảng cáo từ các cơng ty nước ngồi nên lợi nhuận và giá trị kinh tế không cao.
Trước sự phát triển của hoạt động quảng cáo ngoài trời đã đặt ra những yêu cầu đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động này nhằm đảm bảo vừa quản lý được hoạt động quảng cáo ngoài trời vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời tại một số địa phƣơng
Hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian qua phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hố, dịch vụ, kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo hiện nay phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tại hầu hết các địa phương hoạt động quảng cáo còn hết sức lộn xộn, tồn tại nhiều trường hợp quảng cáo khơng có giấy phép, sai phép, nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hoá Việt Nam.
Nhằm khắc phục những hạn chế và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, Bộ VHTTDL đã ban hành các văn bản yêu cầu các Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo trên các phương tiện bảng, biển, pa-nô trên địa bàn. Khi phát hiện các hành vi vi phạm phải cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật; Chấn chỉnh hoạt động lắp đặt biển hiệu của các doanh nghiệp, cơ quan, cửa hàng, đại lý. Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt; huy động các lực lượng đoàn thể và các gia đình trong việc quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt; xây dựng các khu vực dành cho quảng cáo rao vặt; xử lý kiên quyết các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các Sở VHTTDL cũng cần đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp kinh phí xây dựng và triển khai quy hoạch quảng cáo.
Tùy vào tình hình thực tế tại từng địa phương mà UBND tại đó xây dựng quy hoạch quảng cáo cho phù hợp. Tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng là hai thành phố trực thuộc Trung ương, quảng cáo ngồi trời tại đây phát triển rất mạnh mẽ vì vậy việc xây dựng quy hoạch của UBND sở tại cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc quy hoạch quảng cáo dù chủ trương đã có từ lâu nhưng buộc phải giậm chân tại chỗ do nhiều vướng mắc pháp lý. Ngay từ năm 1996, UBND TPHCM đã có chủ trương quy hoạch các vị trí đặt bảng quảng cáo trên địa bàn thành phố, nhằm đưa quản lý hoạt động quảng cáo đi vào nền nếp. Từ năm 2003 đến 2005, thành phố đã ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch hoạt động quảng cáo ngoài trời tại hầu hết các quận huyện. Ngành văn hóa được thành phố giao xây dựng Đề án Quy hoạch hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TPHCM đến năm 2020. Sở VHTTDL lúc đó đã khảo sát thực trạng, lập hồ sơ hiện trạng bằng phương pháp 3D, tuy nhiên do trong quá trình xây dựng Luật Quảng cáo nên đề án khơng triển khai. Tiếp đó, ngày 28/3/2014, UBND TPHCM có kế hoạch 1309/KH-UBND
triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đã đề ra nhiệm vụ thực hiện quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm, trong đó có lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, cụ thể hơn là Quy hoạch hoạt động quảng cáo trên địa bàn TPHCM đến năm 2025. Tháng 11/2017, Luật Quy hoạch được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm thuộc lĩnh vực văn hóa khơng nằm trong danh mục thực hiện quy hoạch. Do đó, từ năm 2017, TPHCM không tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch lĩnh vực này, cũng đã gián tiếp gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động quảng cáo.
Tháng 10/2021, UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt "Đề án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua đó thành phố sẽ triển khai quy hoạch bảng quảng cáo ngoài trời phù hợp với địa phương, bao gồm tháo bỏ và điều chỉnh nhiều bảng quảng cáo hiện có, thực hiện đúng theo chủ trương đầu tư xây dựng và đảm bảo mỹ quan đô thị. Theo quy hoạch bảng quảng cáo ngoài trời do UBND TP Đà Nẵng ban hành từ năm 2017 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố sẽ tháo bỏ và điều chỉnh hàng trăm biển bảng quảng cáo, tuy nhiên căn cứ theo tình hình thực tế việc tháo dỡ sẽ gặp nhiều khó khăn, do vậy Đà Nẵng đã điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với địa phương, đồng thời giao Sở VHTT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện Đề án; có trách nhiệm cơng bố đấu thầu cơng khai minh bạch; tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quản cáo, chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo; phối hợp với các ban ngành khách đề xuất UBND TP xử lý các trường hợp phát sinh ngoài quy hoạch... ; yêu cầu các cơ quan chức năng đôn đốc, giám sát việc thực hiện quảng cáo ngồi trời khơng được phá vỡ cảnh quan, môi trường, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm đất, nội dung quảng cáo hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo tính giáo dục và thuần phong mỹ tục.
Từ việc tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng, tác giả hiểu rõ hơn những khó khăn, bất cập mà thành phố Hà Nội phải đối mặt trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời nhằm đưa ra các giải pháp chấn chỉnh hoạt động lắp đặt bảng quảng cáo cũng như xây dựng quy hoạch quảng cáo ngồi trời phù hợp với tính hình thực tiễn tại địa phương.
Tiểu kết chƣơng I
Quảng cáo nghĩa xâu xa của nó khơng chỉ là giới thiệu sản phẩm mà còn là xây dựng thương hiệu, làm tăng sự hiểu biết cho khách hàng về nhãn hiệu.