7. Bố cục của luận văn
3.3. Một số khuyến nghị khoa học
3.3.2. Đối với UBND Thành phố, HĐND Thành phố
- Phân công rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND quận, huyện ,thị xã trong việc quản lý hoạt động quảng cáo tránh chồng chéo, đùn đẩy.
- Chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp Sở KH&ĐT tham mưu UBND Thành phố sớm có hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện Luật Đất đai đối với quảng cáo tấm lớn có sử dụng đất; đặc biệt là các vị trí bảng quảng cáo tấm lớn đã lắp dựng đúng quy định pháp luật trước đây, đúng quy hoạch quảng cáo theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND để thực hiện quản lý quảng cáo sau thời điểm ngày 24/4/2018.
- Chỉ đạo UBND quận, huyện, thị xã không để doanh nghiệp quảng cáo dựng bảng tuyên truyền – quảng cáo theo đề án xã hội hoá bảng tuyên truyền trên địa bàn quản lý khi chưa được Thành phố phê duyệt. Chủ trì chỉ đạo tháo dỡ cơng trình quảng cáo vi phạm trên địa bàn.
- Chỉ đạo Sở XD và Sở GT&VT ngăn chặn kịp thời và tháo dỡ bảng quảng cáo, bảng tuyên truyền xã hội hoá, biển hiệu lắp dựng sai quy định trên hè đường, dải phân cách và các bãi đỗ xe, bến xe; phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xử lý vi phạm về quảng cáo.
- Thành phố có chế tài xử lý đối với các tổ chức cho thuê đất, dựng bảng quảng cáo trong khuôn viên đất dự án, khuôn viên trụ sở cơ quan, doanh nghiệp sai mục đích sử dụng đất được giao.
- Cần quy định về đầu tư kinh phí để chi cho hoạt động cưỡng chế giải toả các cơng trình quảng cáo vi phạm. Hiện tại, theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu tồn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế, điều này trên thực tế rất khó thực hiện, việc tổ chức cưỡng chế vẫn phải xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của Nhà nước; địa phương khó khăn về kinh phí sẽ không xử lý tháo dỡ triệt để vi phạm.
- Đối với biển hiệu, quảng cáo rao vặt, Thành phố phân cấp UBND quận, huyện, thị xã chủ trì quản lý; tiếp tục giao Sở Thơng tin Truyền thông xử lý số điện thoại vi phạm trên cơ sở đề nghị của quận, huyện, thị xã và Sở VH&TT (vi phạm quảng cáo trên băng rôn).