2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở thành phố
2.2.4. Tình hình thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về công
pháp luật về công chức ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật công chức thông qua các hình thức thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về công chức trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Ở từng nội dung cụ thể của pháp luật cơng chức, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là cơng cụ để kiểm sốt việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các cơng chức, viên chức trong q trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành cơng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện việc giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật.
Ở góc độ vĩ mơ, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật cơng chức nói riêng gắn liền với việc cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm sốt quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm sốt q trình thơng qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực và có thể kiểm sốt từ bên ngồi và bên trong nhà nước. Kiểm soát từ bên ngồi nhà nước là kiểm sốt từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm sốt do chính Nhà nước thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nước sẽ được xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trị cơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.
Bên cạnh đó, cơng tác theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật công chức là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Kết quả theo dõi, đơn đốc, kiểm tra sau thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định hiệu lực của hoạt động thanh tra, xác định hoạt động thanh tra có đạt được kết quả đề ra hay không.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật công chức cũng như các lĩnh vực pháp lý khác luôn đảm bảo hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng cơ sở pháp lý về cơng chức để hình thành quan hệ pháp luật giữa cơng chức với đơn vị công tác và các chủ thể khác của xã hội, và giai đoạn mỗi công chức, cá nhân và tổ chức liên quan tham gia quan hệ pháp luật và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo luật.
Từ năm 2016 đến 2020 (10 tháng đầu năm), UBND thành phố Đông Hà đã tổ chức kiểm tra, thanh tra 30 cơ quan, đơn vị, phường, bình quân hằng năm là 10 cơ quan, đơn vị, phường, cụ thể như sau: Năm 2016: Kiểm tra, thanh tra 05 cơ quan, đơn vị và 05 phường; Năm 2017: Kiểm tra, thanh tra 06 cơ quan, đơn vị và 04 phường; Năm 2018: Kiểm tra, thanh tra 06 cơ quan, đơn vị và 05 phường; Năm 2019: Kiểm tra, thanh tra 06 cơ quan, đơn vị và 04 phường; Năm 2020 (10 tháng đầu năm): Kiểm tra, thanh tra 05 cơ quan, đơn vị và 05 phường.