Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện
2.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.5.1.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua huyện A Lưới với sự quyết tâm cao trong việc thực hiện quản lý nhà nước về dân số. Vì vậy, đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, trong thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan
ban, ngành, đoàn thể, các cấp đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác QLNN về dân số.
Thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc tinh thần các Nghị quyết đặc biệt là Nghị quyết 21-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cơng tác Dân số trong tình hình mới, các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể đã có nhận thức sâu sắc cơng tác DS-KHHGĐ là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất
61
lượng cuộc sống; đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có chiến lược, giải pháp lâu dài và duy trì sự lãnh đạo, quản lý.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo, đưa các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về DS-KHHGĐ thành một nội dung trong nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Phân cơng đồng chí cấp ủy phụ trách; thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khá quyết liệt trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Thứ hai, trên cơ sở các Nghị quyết của đảng các cấp, Pháp lệnh dân số
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, các Quyết định UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Sở Y tế, trong thời gian qua đã có nhiều văn bản của địa phương cụ thể hố chính sách dân số của cấp trên tại địa phương. Đặc biệt, Huyện uỷ đã ban hành Kế hoạch số 81-KH/HU ngày 18/7/2018 về việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cơng tác Dân số trong tình hình mới; HĐND huyện ban hành Nghị quyết 2d/2011/NQ-HĐND10 ngày 13/8/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011– 2015, định hướng đến năm 2020; UBND huyện đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 31/5/2018 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW và kế hoạch số 71-KH/TU ngày 24/5/2018.
Với sự vào cuộc của Huyện uỷ, HĐND, UBND được cụ thể hoá bằng việc ban hành các văn bản nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện cơng tác dân số có hiệu quả trên địa bàn huyện A Lưới. Đồng thời, là căn cứ để Cấp ủy đảng, chính quyền các xã, thị trấn ban hành các chính sách để triển khai cơng tác DS-KHHGĐ phù hợp với tình hình của địa phương.
Thứ ba, tổ chức bộ máy làm công tác dân số cấp huyện sau khi sáp nhập
tiếp tục được củng cố, kiện toàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và
62
phù hợp với cơng tác dân số trong tình hình mới với quan điểm: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hố gia đình sang dân số và phát triển” [42, tr.2].
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện được thành lập trên cơ sở Quyết định số 1243/QÐ-UBND ngày 26/5/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Huế và các huyện. Ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế. Với việc sáp nhập này Trung tâm DS-KHHGĐ huyện trở thành phòng DS-KHHGĐ trực thuộc Trung tâm Y tế huyện. Sau khi sáp nhập Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ trở thành Phó trưởng phịng Dân số huyện và chưa có trưởng phịng, sau đó Trung tâm Y tế huyện đã quan tâm bổ nhiệm Phó trưởng phịng phịng DS- KHHGĐ lên làm Trưởng phòng phòng DS-KHHGĐ, số biên chế của phòng DS- KHHGĐ huyện vẫn được giữ nguyên theo biên chế của Trung tâm DS-KHHGĐ trước đó.
Đảm bảo số lượng người làm DS-KHHGĐ ở cấp xã, trong số 18 đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay có 16 viên chức, 02 hợp đồng chuyên môn tại xã Hồng Vân, xã Hồng Thủy. Số lượng cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản, tổ dân phố được duy trì, thơng qua biên bản thoả thuận làm việc giữa Trung tâm Y tế huyện với cộng tác viên. Năm 2020, huyện A Lưới có 209 cộng tác viên DS- KHHGĐ số cộng tác viên này được hưởng phụ cấp bằng 0,2 mức lương cơ sở/người/tháng, phụ cấp này thực hiện theo Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định một số chính sách về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Củng cố, kiện toàn tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ kỹ thuật chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đảm bảo 100% cơ sở y tế các tuyến, đặc biệt tuyến xã có nữ hộ
63
sinh trung học để thực hiện dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ theo quy định của Bộ Y tế. Nâng cao chất lượng cán bộ, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, đáp ứng tốt các dịch vụ kỹ thuật CSSKSS/KHHGĐ.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
làm công tác dân số được quan tâm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đề ra. Thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm, Trung tâm Y tế huyện đã cử lãnh đạo, chuyên viên phòng DS-KHHGĐ và viên chức dân số cấp xã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức; phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số, tập trung vào số cộng tác viên mới và yếu.
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, Trung tâm Y tế huyện đã rà soát đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của phịng DS-KHHGĐ qua đó đã cử cán bộ trong diện quy hoạch tham gia các khoá đào tạo Trung cấp lý luận hành chính.
Ngồi ra, để đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2016 của Bộ Y tê – Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số, Trung tâm Y tế huyện đã cử lãnh đạo, các chuyên viên phòng DS-KHHGĐ và đội ngũ dân số viên cấp xã tham gia lớp Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên, cũng như lớp đạt chuẩn viên chức dân sô. Đến nay, 100% số lãnh đạo và chuyên viên phịng dân số đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo Thơng tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV.
Thứ năm, nguồn lực đầu tư cho cơng tác dân số nhằm thực hiện có hiệu
quả chính sách dân số ln được quan tâm
Trên cơ sở Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định một số chính sách về DS- KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, quy định về Chính sách
64
khuyến khích đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình cụ thể:
Hỗ trợ cho người tự nguyện thực hiện triệt sản: 1.000.000đồng/ca.
Phụ cấp cho cộng tác viên dân số và kế hoạch hóa gia đình ở thơn, bản, tổ dân phố tính bằng 0,2 mức lương cơ sở/người/tháng.
Hỗ trợ kíp phẫu thuật triệt sản: 100.000đồng/ca.
Với việc nguồn kinh phí chi cho chính sách khuyến khích theo Quyết định này được đảm bảo từ ngân sách tỉnh cấp về cho huyện đã góp phần khơng nhỏ trong việc khuyến khích người dân thực hiện đúng chính sách dân số, đồng thời tạo sự an tâm cho đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ khi phụ cấp hàng tháng được quy định bằng 0,2 mức lương cơ sở/người.
Tổng nguồn kinh phí chi cho chương trình DS-KHHGĐ tăng qua các năm, trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 tăng 547.030.000 đồng. Ngồi kinh phí được đảm bảo từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn chương trình mục tiêu
Y tế - Dân số, thực hiện nghị quyết số 2d/2011/NQ-HĐND10 ngày 13 tháng 8
năm 2011 của HĐND huyện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020, ngày 23 tháng 9 năm 2011 UBND huyện đã Quyết định số 1517/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Qua đó, kinh phí để thực hiện đề án hàng năm là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng), giai đoạn 2016-2020 tổng kinh phí của đề án là: 150.000.000đ (một trăm năm mươi triệu đồng).
Với đặc thù là huyện có cơ cấu dân số về dân tộc thiểu số chiếm đến 78,1% việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số quy định tại Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ln đảm bảo nguồn kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng đã tác động trực tiếp đến việc thực hiện tốt các chính sách dân số trên địa bàn tồn huyện nói chung và đối với các dân tộc thiểu số nói riêng.
65
Thứ sáu, tổ chức thực hiện các mục tiêu về quy mô dân số, cơ cấu dân số
và chất lượng dân số đã mang lại một số kết quả nhất định.
Về quy mô dân số: Tỷ suất sinh thô năm 2016 là 19,0‰ đến năm 2020 giảm xuống còn 18,7‰. Như vậy, trong thời gian 5 năm tỷ suất sinh thô của huyện A Lưới giảm 0,3‰.
Về cơ cấu dân số: Thời điểm 01/4/2019 tổng điều tra dân số và nhà ở huyện A Lưới đang trong thời kỳ chuyển từ dân số trẻ sang dân số trung gian giữa trẻ và già. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm số lượng lớn lên đến 62,8% dân số đã tạo ra một lực lượng lao động lớn cho địa phương.
Về chất lượng dân số: Số người nhiễm HIV giảm qua các năm, theo thống kê năm 2016 là 15 người đến năm 2020 là 2 người; 100% các trạm y tế các xã, thị trấn có bác sỹ.
2.5.1.2. Nguyên nhân những kết quả đạt được
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của cơng tác dân số, qua đó, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức học tập, quán triệt và cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong q trình tổ chức triển khai thực hiện ln nhận được sự quan tâm của Sở Y tế, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế, sự chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp các cấp, các ngành cũng như các xã, thị trấn và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.
Công tác tham mưu, quản lý, điều hành các chương trình kịp thời, ngày càng được nâng cao và triển khai có hiệu quả. Các chương trình hoạt động được xây dựng và triển khai ngay từ đầu năm. Trung tâm Y tế đã tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện các chương trình, đẩy mạnh cơng tác thơng tin giáo dục và tổ chức truyền thơng góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân chuyển biến nhận thức và có hành vi đúng về công tác DS-KHHGĐ.
Ngân sách cho việc triển khai thực hiện các chương trình, mơ hình, đề án
66
được bố trí hàng năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động trên địa bàn huyện.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế trong quản lý nhà nước về dân số
Một là, tổ chức bộ máy thiếu ổn định, dẫn đến tâm lý của đội ngũ cán bộ
dao động, băn khoăn, lo lắng, khơng n tâm cơng tác nên có phần nào ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện và kết quả công tác DS-KHHGĐ. Ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế. Theo đó, Trung tâm DS-KHHGĐ được sáp nhập vào Trung tâm Y tế huyện trở thành phòng DS-KHHGĐ trực thuộc Trung tâm Y tế.
Trình độ, năng lực đội ngũ dân số viên cấp xã chưa đồng đều. Chưa có hướng dẫn cụ thể việc nâng ngạch chức danh nghề nghiệp cho dân số viên hạng IV lên hạng III, từ hạng III lên hạng II cho những người đủ điều kiện theo Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV. Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, một số vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư, chất lượng dân
số chưa được giải quyết tốt. A Lưới là huyện có tỷ suất sinh thơ cao, mức giảm sinh thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; là địa phương chưa đạt mức sinh thay thế. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổng tỷ suất sinh của huyện A Lưới là 2,9 con/phụ nữ, trong khi đó tỉnh Thừa Thiên Huế là 2,3 con/phụ nữ. Trong những năm qua có thể nhận thấy xuất hiện sự mất cân bằng cơ cấu giới tính khi sinh tại huyện A Lưới số trẻ nam sinh ra đang ở mức cao. Có sự phân bố khơng hợp lý về dân cư, phần lớn dân số tập trung ở nông thôn chỉ chiêm phần nhỏ ở thành thị. Chất lượng dân số vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập đó là tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng có xu hướng giảm.
67
Thứ ba, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hố gia đình ở một
số nơi cịn gặp nhiều khó khăn; nhân lực đáp ứng dịch vụ kỹ thuật chăm sóc SKSS trình độ chun mơn chưa đồng đều, trang thiết bị chưa đầy đủ để đáp ứng các yêu cầu tư vấn và dịch vụ chuyên môn kỹ thuật; tiếp thị xã hội và các thị trường tự do các biện pháp tránh thai cịn khó khăn; các biện pháp tránh thai chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người dân theo hướng đa dạng, thuận tiện.
Thứ tư, nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ tuy được sự quan tâm
từ các cấp nhưng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của cơng tác dân số trong tình hình mới, là huyện miền núi tình hình kinh tế địa phương cịn nhiều khó khăn, phong tục tập quán một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách dân số. Trên thực tế nhu cầu kinh phí chi cho cơng tác dân số là rất lớn, song khả năng đáp ứng của ngân sách cịn thấp.
Giai đoạn 2016-2020, Quốc hội và Chính phủ chủ trương khơng duy trì