Quan điểm về quản lý di tíchvăn hố

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm về quản lý di tíchvăn hố

3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về quản lý di tích văn hố

a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý di tích văn hố

Quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa có vai trị rất quan trọng vì nó tạo tiền đề cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách và ban hành các quyết định liên quan tới bản thân thế hệ chúng ta hôm nay, tổ tiên, cha ông và các bậc tiền bối ngày xưa, và các thế hệ mai sau. Do đó quan điểm đúng đắn về bảo tồn di sản văn hóa cũng sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy q trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Từ Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng cộng sản Việt Nam, đến Sắc lệnh số 65/SL ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tới Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và sau là Nghị quyết sô 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa , con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đều thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ rằng, trong xu thế tồn cầu hố về kinh tế và quốc tế hoá về văn hoá, các quốc gia đang phát triển có cơ hội tận dụng, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong đó có thành tựu cơng nghệ thơng tin và viễn thơng do q trình này mang lại để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố dân tộc. Mặt khác q trình tồn cầu hoá cũng đang tạo ra những nguy cơ làm biến dạng nền văn

hố dân tộc, hạn chế tính đa dạng, phong phú của di sản văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Với nhận thức đó, Chính phủ Việt Nam coi vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hoá là một trong những nội dung quan trọng của Luật di sản văn hố năm 2001.. Đó là những nội dung cơ bản sau: Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; ủng hộ và tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng sáng tạo và hình thành các loại hình nghệ thuật mới; Tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia vào hoạt động văn hóa, kể cả việc hưởng thụ, sáng tạo, sản xuất phát hành và tiêu thụ các sản phẩm văn hóa; Phát triển văn hóa ở tất cả các khu vực địa lý trên toàn lãnh thổ quốc gia; Phát huy sự đa dạng về văn hóa; Nâng cao chất lượng văn hóa nghệ thuật bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa và chú ý đến khía cạnh kinh tế của văn hóa; Đảm bảo quyền tự do sáng tạo; Bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ; Chính sách văn hóa góp phần bảo vệ đạo đức, chính trị và tự do tín ngưỡng; Chính sách văn hóa quốc gia phải là một bộ phận cấu thành trong tồn bộ hệ thống chính sách phát triển quốc gia; Tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế.

Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ngày 16/7/1998, đã khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta. “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.

Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững phát triển đất nước. Nghị quyết đã đưa ra nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có nội dung hồn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

Ngày 04 tháng 4 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01- KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa XI về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Bộ Chính trị xác định nội dung định hướng tiếp tục hồn thiện pháp luật về văn hóa, thể thao, dân tộc, dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và chính sách xã hội; luật hóa chính sách tín ngưỡng, tơn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển lành mạnh, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng để kích động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa... là một trong sáu nội dung định hướng của việc tiếp tục tổ chức thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Để thực hiện định hướng này, Kết luận số 01KL/TW chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng các bộ, ngành ở Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý phù hợp với định hướng và của Nghị quyết 48-NQ/TW và Kết luận 01KL/TW.

Bên cạnh đó, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý di tích. Cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy di tích dưới sự giám sát, định hướng và hỗ trợ của cơ quan quản lý về chun mơn, nghiệp vụ và có vai trị giám sát ngược trở lại đối với hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các dự án bảo tồn di tích. Điều này tạo ra cơ chế hoạt động hai chiều giữa các bên tham gia hoạt động quản lý. Các thành phần tham gia vào hoạt động quản lý di tích đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của luật pháp cũng như những vấn đề chuyên môn về lĩnh vực DSVH. Quan điểm của Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 10/12/2019 nêu rõ:

- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đơ và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Và Nghị quyết cũng khẳng đinh đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cả về KTXH, chính trị, quốc phịng và an ninh, khơng chỉ của riêng Thừa Thiên Huế mà cịn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

- Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hịa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang Đông - Tây và con người Huế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, giữa bảo tồn, gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó có bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc trung ương, trong đó phát triển thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đo thị di sản; giữa hỗ trợ của trung ương và nỗ lực của địa phương.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý cảu các cấp chính quyền; xây dựng khối đại đồn kết tồn dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng; sự năng động, thơng minh, sáng tạo và tự lực, tự cường của người dân Huế.

b. Quan điểm của chính quyền địa phương về quản lý di tích văn hố

- Hướng mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đơ và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân

thiện mơi trường và thơng minh. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sau đặc sắc của châu Á.

- Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trong tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đơ thị di sản. Hồn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022

- Ngày 27/12/2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 275/KH- UBND về Triển khai Chương trình trọng điểm năm 2020 về di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại Khu vực I di tích Kinh thành Huế.

- Năm 2020, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và hồn thiện bộ tiêu chí về thành phố trực thuộc trung ương cho Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đơ và bản sắc văn hóa Huế. Chăm lo phát triển văn hóa xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế.

Các di tích văn hố cấp ở Huế rất đa dạng về các loại hình thức mang đầy đủ những giá trị lịch sử - văn hoá xét về mặt kiến trúc bao gồm nhiều loại hình như: từ đường, đình, đền, miếu, lăng mộ, khu lưu niệm…được coi là yếu tố cấu thành đời sống văn hoá tinh thần cộng đồng làng xã. Các cơng trình kiến trúc cơng phu đã phần nào thể hiện được ý tưởng, quan niệm của con người nơi đây với hồn cảnh lịch sử trong từng thời kì. TP Huế có tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch đặc biệt là các loại hình du lịch thăm quan các di tích lịch sử - văn hố, lễ hội Festival hàng năm, các địa danh lịch sử văn hố ấy cịn thu hút một lượng du khách lớn cả trong và ngoài tỉnh. Việc thu hút một lượng du khách lớn đến với các hoạt động văn hoá dân gian cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển những nét đẹp truyền thống của địa

phương; đồng thời quảng bá hình ảnh mảnh đất Thừa Thiên yên bình, tươi đẹp với những người dân hiền lành, mến khách... Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của các di tích lịch sử – văn hố, nhân dân và chính quyền địa phương đã chú ý tới việc khai thác tiềm năng đó vào việc phát triển du lịch văn hố. Trong điều kiện một tỉnh thuần du lịch như Huế hiện nay thì doanh thu từ du lịch đã đóng góp một phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cũng như làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện để địa phương này bắt kịp cùng với sự phát triển ngày càng năng động của cả nước trong thời kỳ đổi mới.

3.1.2. Quan điểm của tác giả luận văn về thực hiện pháp luật quản lý di tích văn hố

Con người được coi là trung tâm của q trình phát triển. Do đó, cơng cuộc bảo vệ di sản văn hóa, giữ gìn dì tích văn hóa phải được gắn với con người, cộng đồng cư dân địa phương và coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đơng đảo cơng chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động. Như vậy, việc nhận thức đúng đắn của người dân Huế về vị trí, vai trị to lớn của di tích văn hóa đối với sự phát triển xã hội có một ý nghĩa thực tiễn vơ cùng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở địa phương. Việc tu bổ, tơn tạo, giữ gìn và phát huy di sản địi hỏi trước hết là ở ý thức cộng đồng. Bởi cho dù một di sản hay di tích văn hóa có đồ sộ đến đâu, Luật Di sản có chặt chẽ đến thế nào thì cũng thật khó mà giữ gìn và phát huy, nếu ý thức và quyền lợi của người dân nằm ngồi các dự án, hoặc nói cách khác, dự án bảo tồn được xây dựng nằm ngoài đời sống của người dân .

Tồn tại trong gần 160 năm (1788-1945), với tư cách là Kinh đô, Phú Xuân – Huế là điểm hội tụ tinh hoa của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Huế . Vì vậy, trong trong tiềm thức của

người dân Huế , các di tích văn hóa có một ý nghĩa vơ cùng to lớn trong đời sống tinh thần của họ. Do vậy, người dân Huế xem đây là niềm tự hào là tài sản vật chất quý giá cần được lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Họ xem đó là trách nhiệm, là trọng trách để cùng chung tay bảo vệ một khối tài sản có giá trị của cha ơng họ để lại và nó gắn nhà thờ của dịng tộc, đình làng q hương, các di tích lịch sử, lăng mộ của các chí sĩ u nước…Việc góp sức cả về vật chất và tinh thần để giữ gìn các di sản và di tích văn hóa chính là điểm tựa tinh thần đồng thời là niềm tự hào của họ về lịch sử của thế hệ cha ông đi trước.

Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức của chủ thể văn hóa có tác động hai chiều đến cơng tác giữ gìn và phát huy giá trị các di tích văn hóa ở địa phương. Trong thời gian tới địi hỏi chính quyền địa phương phải khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế, đồng thời có giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mới có thể giữ gìn và phát huy được giá trị DSVH để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.

3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý di tích văn hố cấp quốc gia

3.2.1. Giải pháp về thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di tích văn hố

Để cơng tác QLNN đối với di sản, di tích văn hóa đạt hiệu quả cao, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững. Đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.

Trong đời sống hiện nay, các phương tiện truyền thơng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Để giáo dục, tuyên truyền, quảng bá về xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cần có sự phối hợp tốt hơn nữa với các cơ quan truyền thông đại chúng để xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.Về nội

dung giáo dục, trước hết cần tập trung vào giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. Căn cứ vào đối tượng mà lựa chọn nội dung thích hợp. Ví dụ, khi phổ biến, giáo dục về luật di sản văn hóa cho các đối tượng là cán bộ cơ sở thì phải nhấn mạnh vào nội dung thế nào là di sản văn hóa, những quy định thuộc về trách nhiệm của người dân, của cán bộ cơ sở, ai có thẩm quyền giải quyết đề nghị của cơ sở, đầu mối cần liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn…

Việc giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phải làm thường xuyên hàng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật trong quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w