KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỞNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ DIGITAL BANKING CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (Trang 33)

6.1 Kết luận

Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc chuyển đổi kỹ thuật số đối với các hoạt động ngân hàng truyền thống hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ trong ngành tài chính, bắt buộc các ngân hàng phải phát triển dịch vụ ngân hàng số để tạo điều kiện quản lý và vận hành dễ dàng hơn. Đồng thời, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số giúp khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng linh hoạt hơn, giảm thiểu các lỗi kỹ thuật có thể gặp phải khi thực hiện các giao dịch truyền thống khác.

Với sự tổng kết sâu rộng các nghiên cứu trước đây, nhóm đã xây dựng mơ hình nghiên cứu để khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của các bạn sinh viên từ các khối ngành khác nhau. Trong đó, khối ngành Kinh tế và quản lí quan tâm nhiều nhất đến ngân hàng số, tiếp đó là khối ngành Kĩ thuật, Cơng nghệ và Y dược. Qua kết quả phân tích hồi quy, nhóm tác giả nhận thấy rằng nhân tố quan trọng nhất có tầm ảnh hưởng đến lòng trung thành của sinh viên khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số là yếu tố sự tin tưởng (hệ số B = 0,346), nhân tố tác động thứ hai là yếu tố nhận thức về sự hữu dụng (hệ số B = 0,317), nhân tố thứ ba là nhận thức về sự dễ dàng sử dụng (hệ số B = 0,242) và nhân tố tác động thứ tư là yếu tố nhận thức về rủi ro có (hệ số B là thấp nhất= 0,024). Khi dịch vụ ngân hàng số luôn cố gắng mang đến những dịch vụ, ưu đãi, cũng như cung cấp những thơng tin chính xác sẽ tạo được niềm tin cho giới trẻ. Từ đó, khách hàng sẽ trở nên an tâm trong việc sử dụng, tin dùng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ đánh giá của sinh viên với yếu tố nhận thức về rủi ro ít ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng số. Bởi lẽ, các bạn sinh viên chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân, việc lộ các thông tin cá nhân tiềm tàng nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến danh dự bản thân. Các yếu tố trên sẽ giúp các ngân hàng xác định và tìm ra giải pháp để thu hút và mở rộng thị phần tới giới trẻ nói chung và các bạn sinh viên nói riêng

6.2. Hàm ý chính sách

- Đối với Ngân hàng, cần nâng cao cải thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số bao gồm:

 Chăm sóc khách hàng nhanh chóng, kịp thời.

 Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng số các chức năng.

 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn

Bên cạnh đó phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu cần thiết của khách hàng để cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần. Ngân hàng phải xây dựng hình ảnh thương hiệu có giá trị định vị trong tâm trí khách hàng sử dụng. Thứ nhất để củng cố vị thế và sự tín nhiệm, ngân hàng cần đảm bảo về nguồn vốn tự có. Thứ hai, ngồi tên gọi, logo, slogan đơn giản gây ấn tượng, các hoạt động hướng đến cộng đồng mà ngân hàng cần được một số tổ chức uy tín đánh giá xếp hạng tín nhiệm tốt. Thứ ba, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo xây dựng hệ thống dịch vụ và tạo niềm tin cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến.

- Đối với người tiêu dùng, cần cập nhật những công nghệ mới những thành tựu của Internet đem lại. Việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số đem lại cho khách hàng được tiếp kiệm thời gian, kịp thời quản lý tài khoản. Bên cạnh những lợi ích to lớn nó đem lại thì khách hàng cịn cần phải quan tâm đến yếu tố bảo mật của dịch vụ sử dụng một cách thơng minh.

- Đối với chính phủ, cần tiếp tục cải thiện và cải tổ hệ thống pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng số mới để các ngân hàng có đầy đủ hành lang pháp lý nhằm tăng trưởng và làm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ số nhiều và mạnh hơn nữa. Đồng thời, việc đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin của khách hàng là điều tất yếu của một ngân hàng. Vì vậy chính phủ nên can thiệp và thúc đẩy các hệ thống ngân hàng ngày càng kiểm soát dữ liệu chặt chẽ hơn, tạo nền tảng để ngân hàng số ngày càng ổn định và phát triển hơn nữa. Để triển khai ngân hàng số sao cho ít rủi ro nhất, chính phủ cần khuyến khích các ngân hàng gỡ bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố lộn xộn, tạo cơ sở dữ liệu lớn hơn và thực hiện chuyển đổi và trao đổi dữ liệu vào đám mây, giúp tiến trình trao đổi dữ liệu diễn ra an toàn và nhanh hơn. Cần xây dựng một tiêu chuẩn hoặc quy định thống nhất về mã Quick Response (QR) cho thị trường và các hệ thống trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau (liên ngân hàng). Khuyến khích sử dụng các văn bản điện tử thay cho văn bản

truyền thống như là văn bản giấy, phát triển mạnh chữ ký điện tử. Vì hiện nay xã hội đã bước vào giai đoạn cơng nghệ 4.0, phát triển ngân hàng số phải đi đôi với phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công cuộc điều hành và quản lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “C. Kennington, J. Hill, and A. Rakowska, Consumer selection criteria for banks in Poland, Int. J. Bank Marketing, vol. 14, no. 4, pp. 12-21, 1996”

[2] “M. Almossawi, Bank selection criteria employed by college students in Bahrain: an empirical analysis, Int. J. Bank Marketing, vol. 19, no. 3, pp. 115-125, 2001”

[3] “C. Blankson, J. M. S. Cheng, and N. Spears, Determinants of banks selection in USA, Taiwan and Ghana, Int. J. Bank Marketing, vol. 25, no. 7, pp. 469-489, 2007” [4] “H. Sayani, and H. Miniaoui, Determinants of bank selection in the United Arab Emirates, Int. J. Bank Marketing, vol. 31, no. 3, pp. 206-228, 2013”

[5] “F. Modigliani, and M. H. Miller, The cost of capital, corporation finance and the theory of investment, Am. Econ. Rev., vol. 43, no. 3, pp. 261-297, 1958”

[6] “M. H. Miller, and F. Modigliani, Dividend policy, growth, and the valuation of shares, J. Bus, vol. 34, no. 4, pp. 411-433, 1961”

[7] “M. H. Miller, and F. Modigliani, Corporate income taxes and the cost of capital: A correction, Am. Econ. Rev., vol. 53, no. 3, pp. 433-443, 1963”

[8] “H. Markowitz, The utility of wealth, J. Political Econ., vol. 60, pp. 151–158, 1952”

[9] “M. Glaser, M. Noth, and M. Weber, Behavioral finance -handbook of judgment and decision making, Chapter 26, Blackwell, 2004”

[10] “V. Ricciardi, and H. K. Simon, What is behavioral finance? Bus. Edu. Technol., vol. 2, no. 2, pp. 1-9, 2000”

[11] “W. J. Anderson, Bank selection decisions and market segmentation, J. Marketing, vol. 40, no. 1, pp. 40-45, 1976”

[12] “S. Rao, and R. K. Sharma, Bank selection criteria employed by MBA students in Delhi: An empirical analysis, J. Bus. Stud. Q., vol. 1, no. 2, pp. 56-69, 2010”

[13] “M. S. M. Saleh, M. R. M Rosman, and N. K. Nani, Bank selection criteria in a customers’ Perspective, IOSR J. Bus. Manage., vol. 7, no. 6, pp. 15-20, 2013”

[14] “Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy, Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Bách Khoa- Đại học Quốc gia

Thành phố HCM, [Online] http://www.academia.edu/ 9312135”.

[15] “M. Zineldin, and S. Philipson, Kotler and Borden are not dead: myth of relationship marketing and truth of the 4Ps, J. Consum. Marketing, vol. 24,no. 4, pp.229 – 241, 2007”

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỞNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ DIGITAL BANKING CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)