Thực trạng lập, phân bổ dự toán chi tại Cục Trẻ em

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 57)

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Trẻ em gia

2.2.1. Thực trạng lập, phân bổ dự toán chi tại Cục Trẻ em

2.2.1.1. Quy trình lập dự tốn chi

Bước một, hướng dẫn và yêu cầu lập dự toán:

Trước ngày 16/7 hàng năm, Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi văn bản hướng dẫn và yêu cầu lập dự toán NSNN. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện dự toán 6 tháng đầu năm và hướng dẫn, giao dự toán, triển khai lập dự toán cho năm kế hoạch. Trên cơ sở đó, bộ phận kế hoạch – tổng hợp có văn bản yêu cầu các phịng chun mơn lập dự toán chi ngân sách nhà nước.

Bước hai, lập và tổng hợp dự toán chi:

Các phịng chun mơn tiến hành lập dự tốn chi NSNN. Dự toán chi NSNN được lập vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo sẽ dựa theo năm trước liền kề, các khoản chi được bổ sung hay giảm bớt sẽ theo ý kiến, sự chỉ đạo của Cục trưởng Cục Trẻ em.

Sau khi lập dự toán chi NSNN, các phịng chun mơn có trách nhiệm gửi Phịng KHTC xem xét trước ngày 16/8 năm kế hoạch. Trong tháng 8, phịng KHTC tổ chức thảo luận dự tốn chi đối với các phịng chun mơn để tổng hợp dự tốn chi trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc lập dự tốn chi sẽ được tính cụ thể một số khoản như sau:

Chi phí khơng tự chủ:

Căn cứ trên các nhiệm vụ phát sinh năm trước để xác định số kinh phí hoạt động thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em để xây dựng. Trường hợp có nhu cầu phát sinh so với các năm trước thì thuyết minh cụ thể tại Báo cáo thuyết minh dự toán.

Bước ba, quyết định và giao dự toán chi:

Căn cứ vào Quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao dự toán chi thường xuyên NSNN năm kế hoạch cho Cục Trẻ em. Phịng KHTC có trách nhiệm giao, phân bổ dự tốn cho các Phịng chun mơn, đơn vị dự toán cấp dưới và gửi quyết định cho Vụ Kế hoạch – Tài chính để làm căn cứ kiểm sốt chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước. Trước khi triển khai thực hiện, Cục trưởng Cục Trẻ em phải tiến hành phê duyệt dự tốn chi tiết nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ được giao hoặc ủy quyền cho Giám đốc đơn vị sự nghiệp trực thuộc phê duyệt dự toán chi tiết đối với các nội dung chi của đơn vị mình.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu phân bổ dự toán chi hàng năm của Cục Trẻ em

Nguồn: [19], ]21], [22], [23], [29] ĐVT: phần trăm Chi quản lý hành chính Chi CTMT và đề án TE Chi sự nghiệp khác

Từ biểu đồ 2.1, Tác giả tổng hợp số liệu trung bình giai đoạn 2016-2020, cơ cấu dự toán chi của Cục Trẻ em do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giai giai này tập trung chủ yếu của NSNN là thực hiện các nhiệm vụ, công tác bảo vệ trẻ em qua việc thực hiện các chương trình đề án được Chính phủ phê duyệt và Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, trong đó : dự án phát triển bảo vệ công tác trẻ em và các chương trình đề án thực hiện các nhiệm vụ CSBV trẻ em chiếm hơn 80% tổng dự toán chi của ngân sách nhà nước hàng năm, chi quản lý hành chính (kinh phí tự chủ) chiếm khoảng 18,7% tổng dự tốn, phần cịn lại chi các nhiệm vụ về sự nghiệp y tế - gia đình, chi đảm bảo trật tự an tồn giao thơng chiếm khoảng 1% tổng dự tốn NSNN hàng năm giao cho Cục Trẻ em.

Biểu đồ 2.2. Tổng dự toán chi NSNN hàng năm của Cục

ĐVT: triệu đồng 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2016 2017 2018 2019 2020 KP tự chủ Kinh phí CTMT KP chi khác Nguồn: [25], [26], [27], [28], [29]

Năm 2017 dự toán chi kinh phí khơng tự chủ đã tăng lên 24.366 triệu đồng, chiếm 79,1% dự toán được giao (gồm thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực trẻ em và chi chương trình mục tiêu quốc gia dự án hệ thống bảo vệ trẻ em). Năm 2018 dự tốn chi khơng tự chủ đã tăng lên 7.450 triệu đồng, chiếm 82% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước giao. Năm 2019 chênh lệch không đáng kể so với năm 2018, chiếm 86% tổng dự toán được giao. Năm 2020, dự tốn chi kinh phí khơng tự chủ tăng 2.707 triệu đồng so với năm 2019, chiếm

83% dự toán chi ngân sách nhà nước giao. Dự toán các khoản chi kinh phí khơng tự chủ chiếm tỷ trọng lớn do giai đoạn 2016-2020 nhà nước đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Vì vậy, kinh phí khơng tự chủ tăng lên để thực hiện nhiệm vụ của Chương trình Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, trong cơ cấu phân bổ dự toán hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thực hiện phân bổ NSNN một số hoạt động chi sự nghiệp khác như y tế - gia đình, an tồn giao thơng trật tự xã hội, mua sắm tài sản cố định với tỷ trọng nhỏ, không đáng kể so với dự toán chi NSNN giao thực hiện các nhiệm vụ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

2.2.2. Tình hình chấp hành dự tốn chi tại Cục Trẻ em

Hàng năm, sau khi Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thực hiện giao dự toán chi NSNN cho Cục Trẻ em. Trên cơ sở tổng dự toán chi được giao, Cục Trẻ em bố trí lại nguồn kinh phí theo NSNN đã giao và xây dựng trình Bộ LĐTBXH phê duyệt các dự tốn chi tiết (đối với nguồn kinh phí khơng tự thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án về trẻ em do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và thực hiện phê duyệt dự toán chi tiết đối với nguồn kinh phí tự chủ và nguồn kinh phí khơng tự chủ được giao thực hiện nhiệm vụ của các chương trình đề án thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán chi tiết đã được phê duyệt nhằm thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, Cục Trẻ em điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự tốn chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết tốn.

Tổ chức thực hiện chi nguồn kinh phí được giao để thực hiện các nhiệm vụ, quản lý theo kết quả được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào dự toán chi NSNN được giao, hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết, tiến độ, khối lượng, chất lượng triển khai thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định.

- Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự tốn và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị của đơn vị gửi, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định.

Nhìn chung giai đoạn từ năm 2016-2020, Cục Trẻ em chấp hành dự toán chi NSNN theo quy định. Hàng năm thực hiện chi theo dự toán đã phê duyệt, khơng vượt q tổng kinh phí do Bộ LĐTBXH giao và thực hiện điều chỉnh dự toán chi tiết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc thực hiện chấp hành dự tốn. Cụ thể:

Chi kinh phí tự chủ:

Bảng 2.4. Số liệu chi tiết theo nội dung chi của nguồn kinh phí tự chủ

ĐVT: đồng

TT Nội dung chi

1 Lương cho CB,CC

2 Các khoản trích theo

lương

3 Chi vật tư, văn

phịng

4 Chi chun mơn

ngành

5 Chi Cơng tác phí,

hội nghị

6 Chi sửa chữa, tài sản

6 Chi khác

7 Chi thu nhập tăng

thêm

Tổng chi quản lý hành chính của Cục Trẻ em giai đoạn 2016-2020 nhìn chung khơng có sự thay đổi lớn, do bộ máy nhân sự của Cục Trẻ em đã được kiện tồn và khơng có biến động nhiều trong cơng tác nhân sự. Trong các khoản mục chi thường xuyên, nội dung chi cho chi phí quản lý hành chính chiếm tồn bộ Quỹ lương và các khoản phụ cấp kèm theo lương, các khoản đóng góp kinh phí bảo hiểm, chiếm 61%-75% tổng kinh phí tự chủ được sử dụng hàng năm trong giai đoạn 2016-2020. Lương và các khoản trích theo lương của giai đoạn 2019-2020 tăng thêm khoảng 13% so với giai đoạn 2016- 2017; chi văn phòng phẩm, thực hiện các hội nghị hội thảo, khốn cơng tác phí chiếm khoảng 23-30% tổng dự tốn chi NSNN tự chủ được sử dụng.

Dự toán chi NSNN hàng năm đã hoàn thành tốt, thực hiện chi theo kế hoạch chi tiết đã xây dựng, cụ thể:

- Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em như Luật trẻ em năm 2016, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày của Chính phủ và nhiều thơng tư, chỉ thị, Quyết định, chương trình phối hợp liên ngành về lĩnh vực trẻ em...

- Thực hiện chi trả các khoản lương, thưởng cá nhân và đột xuất, chi trong các ngày lễ lớn đối với cán bộ, công chức làm việc tại Cục Trẻ em.

- Năm 2018, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Cục Trẻ em đã sử dụng kinh phí tiết kiêm chi từ NSNN để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, cơng chức của Cục với trung bình khoảng 3,1 triệu đồng/người.

Chi không tự chủ:

Thứ nhất, chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về Phát

triển hệ thống bảo vệ trẻ em

Đối với kinh phí được giao khơng tự chủ để thực hiện các chương trình, đề án do Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Chương trình hệ thống bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình Phát triển hệ thống trợ giúp giai đoạn 2016-2020 có

sự gia tăng đáng kể, từ năm 2018 đến năm 2020 tăng 150% so với giai đoạn năm 2016-2017.

Biểu đồ 2.3. Tổng dự toán chi và quyết toán chi NSNN giai đoạn 2016-2020

ĐVT: triệu đồng

Dự toán Quyết toán

Nguồn: [25], [26], [27], [28], [29]

Đối với kinh phí được giao (kinh phí khơng thường xun thực nhiện sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em và chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em): chi cho sự nghiệp trẻ em chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán chi NSNN được giao khoảng 73% - 86% ngân sách nhà nước cấp từ năm 2016- 2020; năm 2017 là 17,85 tỷ đồng, năm 2018 là 24,366 tỷ đồng, năm 2019 là 31,817 tỷ đồng, năm 2020 là 33,898 tỷ đồng.

Việc thực hiện dự toán chi NSNN đảm bảo theo nguyên tắc tổng số chi NSNN đảm bảo khơng vượt q tổng dự tốn chi được giao. Qua biểu đồ số 2.4 trên đây, ta có thể thấy rằng chương trình MTQG và các chương trình, đề án về lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em được cấp dự tốn chi và quyết toán trong giai đoạn 2018-2020 nhiều hơn so với giai đoạn những năm đầu chương trình 2016-2017, tương ứng tỷ lệ giải ngân của các chương trình đề án giai đoạn 2018-2020 nhiều hơn so với hai năm liền kề trước đó.

Giai đoạn 2016-2017, chi các nhiệm vụ theo dự tốn chi NSNN đã có sự ổn định hơn, số hủy dự tốn thấp hơn so với giai đoạn 2013-2015, là tín

hiệu đáng mừng khi Cục Trẻ em có những điều hành chi hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước được giao để hoàn thành các nhiệm vụ trong lĩnh vực trẻ em.

Giai đoạn 2018-2020, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ duy trì được đà tăng trưởng cao nên dự toán chi ngân sách nhà nước cấp cao hơn so với giai đoạn 2016-2017. So sánh với giai đoạn 2013-2015, ngân sách trong công tác bảo vệ trẻ em giảm đáng kể, khi giai đoạn 2016-2020 ngân sách nhà nước chỉ cấp đạt 85% so với giai đoạn trước đó. Trong đó, đối với kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu

quốc gia “Hệ thống bảo vệ trẻ em”: Tổng kinh phí vốn sự nghiệp đã phân bổ từ nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020 là 252.000 tỷ đồng. Thực hiện tại Trung

ương 40,137 tỷ đồng, thực hiện tại địa phương 211.863 tỷ đồng, đạt khoảng 90% tổng kinh phí được phê duyệt; Bộ Tài chính thơng báo dự phịng chưa phân bổ 28 tỷ đồng.

Dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 tập trung vào 07 nhiệm vụ: (i) Hồn thiện và duy trì hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên biệt; (ii) Hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, duy trì hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em cho Trung tâm công tác xã hội trẻ em hoặc hợp phần trẻ em trong Trung tâm công tác xã hội; (iii) Hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, hoạt động mơ hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ tại Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp huyện hoặc Văn phòng tư vấn bảo vệ trẻ em cấp huyện; (iv) Nâng cấp và duy trì hoạt động Tổng đài điện thoại quốc gia và mạng lưới kết nối; (v) Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; (vi) Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; năng lực của cha mẹ, người

chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em; (vii) Hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em (duy trì, vận hành, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập và cập nhật thông tin về trẻ em).

Việc xây dựng thực hiện dự toán chi ngân sách đã đảm bảo sát các quy định của pháp luật về NSNN; đã bám sát các mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Chính phủ và Quốc hội đề ra; góp phần phịng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm dần số trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại; kịp thời can thiệp, trợ giúp trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại góp phần tạo mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hịa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trẻ em góp phần thực hiện quản lý, theo dõi, thống kê tình hình trẻ em, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại.

Thứ hai, chi các hoạt động sự nghiệp khác

Tuy vẫn còn một số khoản chi chiếm tỷ lệ chi thấp như chi sự nghiệp y tế - gia đình – xã hội: năm 2017 là 50 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,28% dự toán chi NSNN thực hiện chi đảm bảo xã hội sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đến năm 2018 chiếm 0,01% ngân sách cấp chi sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, năm 2019 là 50 triệu đồng chiếm 0,16% NSNN kinh phí thực hiện hoạt động BVTE và năm 2020 chiếm 0,3% NSNN được giao thực hiện sự nghiệp BVTE.

Nhìn chung, việc chấp hành theo dự toán chi NSNN được giao đảm bảo theo quy định và phù hợp với nội dung của ngành, lĩnh vực trẻ em.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w