Thay đổi tư duy, văn hóa của doanh nghiệp, định hướng phát triển nhân sự và hạ

Một phần của tài liệu Phạm Thị Thuý Diệu-QTKD27A (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

5.2. Một số đề xuất, khuyến nghị

5.2.2. Thay đổi tư duy, văn hóa của doanh nghiệp, định hướng phát triển nhân sự và hạ

nhân sự và hạ tầng kỹ thuật công nghệ.

Theo kết quả khảo sát, tại phần câu hỏi ý kiến khác, phần lớn các đối tượng khảo sát cho rằng, để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại DNNVV, giai đoạn bắt đầu là rất khó khăn. Và một điều quan trọng nữa là rất hiếm có một doanh nghiệp nào thực hiện chuyển đổi số thành công ngay từ lần đầu tiên, với thời gian 3 năm, 5 năm hay 7 năm để chuyển đổi số thành công là điều rất dễ hiểu. Do đó, để bước đầu thực hiện chuyển đổi số thành cơng đó là nghiêm túc tn thủ một lộ trình khép kín mà người cầm cán chính là Lãnh đạo, sau đó là một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả của

Giám đốc chuyển đổi số, kỹ năng vận hành của quản lý cấp trung và cuối cùng là sự nghiêm túc thực hiện của nhân viên.

Quản lý cấp cao là đối tượng ra quyết định trong việc một doanh nghiệp có thực hiện chuyển đổi số hay khơng. Để thực hiện chuyển đổi số, không nhất thiết phải chờ đến lúc phải hiểu biết rõ về chuyển đổi số mới ứng dụng vào doanh nghiệp, lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện các dự án chuyển đổi với quy mơ nhỏ, từ đó có thể rút ra bài học sâu sắc và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp của họ. Thực tế cho thấy, hiện nay doanh nghiệp được các chuyên gia đầu ngành đề nghị thực hiện các dự án nhỏ để hiểu được tầm quan trọng mà chuyển đổi số đã mang đến cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên bổ nhiệm vị trí Giám đốc chuyển đổi số hoặc chuyên gia về chuyển đổi số. Đây là người hiểu được nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp khi chuyển đổi số: Thứ nhất, đánh giá mức độ sẵn sàng và lập kế hoạch phát triển ở các mảng hoạt động chưa sẵn sàng hoặc còn hạn chế về hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực. Thứ hai, xây dựng chiến lược kinh doanh gắn kết với chiến lược chuyển đổi số, giám đốc hoặc chuyên gia chuyển đổi số sẽ là người tháo gỡ các vướng mắc và đưa ra các giải pháp về hệ thống phần cứng, công nghệ, năng lực của nhân viên để thực hiện quy trình số hóa cho doanh nghiệp. Thứ ba, xây dựng lộ trình và thực hiện kế hoạch theo nguồn lực đã có của doanh nghiệp, tiếp tục phát triển theo các giải pháp công nghệ đã đề ra dựa trên việc kết hợp nguồn lực của doanh nghiệp với các nguồn lực bên ngoài (các đơn vị tư vấn, nhà cung cấp). Cuối cùng, phối hợp với quản lý cấp trung và quản lý cấp cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch và đưa dự án vào hoạt động. Giám đốc chuyển đổi số giữ nhiệm vụ là trưởng ban quản lý dự án. Nắm vững được các nhiệm vụ trọng tâm này, doanh nghiệp sẽ dần nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng được các yêu cầu của giám đốc chuyển đổi số đưa ra.

Tại các bộ phận kinh doanh, nhân sự, marketing, tài chính kế toán, … Các quản lý cấp trung cần bám sát các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch chuyển đổi số nói trên, quản lý cấp trung đóng vai trị là người trực tiếp triển khai các hạng mục của dự án tại phòng ban của mình. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư cho việc đào tạo quản lý cấp trung trong việc sẵn sàng dịch chuyển từ hoạt động hiện tại chuyển sang hệ thống hoạt động mới.

Cuối cùng là các nhân viên của doanh nghiệp, dựa vào nền tảng số hóa, họ là người thực hiện công việc theo các trụ cột quan trọng sau:

o Mọi quyết định kinh doanh được thực hiện bởi các dữ liệu trên nền tảng số hóa

o Tất cả các hoạt động đề hướng tới giá trị khách hàng

o Mọi hoạt động giữa các phòng ban, nhà cung cấp, khách hàng cần được phối hợp thực hiện theo phương án tốt nhất, mang tính kết nối

o Giải quyết các vấn đề ngay thời gian phát sinh

o Trao đổi và chia sẻ thông tin

o Việc xử lý vấn đề ngay thời gian phát sinh giúp nhân viên học cách ra quyết định để xử lý cơng việc, khơng trì hỗn.

Việc áp dụng “văn hóa học tập” trong các DNNVV là điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp (Peillon và Dubruc, 2019). Thế giới và xã hội đang thay đổi với tốc độ chưa từng có. Cần phải có những nhân viên lành nghề, để đào tạo những nhân viên hiện tại, để tạo ra một kho các khả năng và kỹ năng cần thiết và để phát hiện những lỗ hổng. Việc tuyển dụng những người có kỹ năng về công nghệ số cần được xem xét để nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ cùng ngành (các chuyên gia CNTT và các chuyên gia hỗ trợ kinh tế xã hội). Dựa vào kết quả làm việc của nhân viên, cơng ty có thể đưa ra những chính sách khen thưởng, khích lệ nhân viên nhằm phát triển văn hóa cải tiến của doanh nghiệp (Dyk và Belle, 2019).

Xác định một lộ trình đơn giản về mục tiêu kinh doanh hoặc chuyển đổi kỹ thuật số: Khi các mục tiêu liên quan đến chuyển đổi số được xác định. Các mục tiêu này liên quan đến thời gian, tài chính, khơng gian và chất lượng (thiết kế chiến lược chuyển đổi số mới cho DNNVV, phân tích mơ hình kinh doanh hiện tại của DNNVV, yêu cầu của khách hàng, đánh giá và kỳ vọng kỹ thuật số, đặt mục tiêu, phát triển năng lực, thu thập các phương pháp hay nhất để chuyển đổi số, thiết kế kỹ thuật số lựa chọn mơ hình kinh doanh, sử dụng cơng nghệ thơng tin và hiểu, đánh giá, thiết kế mạng giá trị số, phản hồi từ khách hàng). Việc đạt được các mục tiêu trên sẽ giúp

doanh nghiệp giảm được áp lực cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Điều này hoàn toàn phù hợp với biến từ nghiên cứu của Dyk và Belle (2019).

Hợp tác với đơn vị hỗ trợ giúp DNNVV, phịng thí nghiệm đổi mới, các tổ chức nghiên cứu. Để thực hiện chuyển đổi số, có thể hữu ích nếu tham khảo ý kiến của các cơng ty có chun mơn trong lĩnh vực này bằng cách tìm kiếm các nhà tư vấn quản lý công nghệ và nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy, cung cấp hướng dẫn về phần cứng và phần mềm phù hợp, áp dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Hướng dẫn các DNNVV thông qua các xu hướng hiện tại và chứng minh tầm quan trọng của họ dựa trên các ví dụ thực tế (Dyk và Belle, 2019).

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hướng tới việc áp dụng các hoạt động kinh doanh mới và các cơng cụ ra quyết định đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh doanh và lợi thế cạnh tranh (Dyk và Belle, 2019). Ngoài ra, cơ sở hạ tầng công nghệ tốt sẽ nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu: Dữ liệu là tài sản quý giá, là một trong những thứ quan trọng nhất trong việc thực hiện chuyển đổi số (Gamache, et al., 2019; Dyk và Belle, 2019). Do vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp về an ninh mạng để tránh việc rò rỉ, bị đánh cắp dữ liệu. Việc lựa chọn các giải pháp công nghệ để xây dựng bức tường bảo vệ an ninh mạng của doanh nghiệp cần được chú trọng và đầu tư để kiểm soát và bảo vệ dữ liệu.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Thuý Diệu-QTKD27A (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w