Đối với yếu tố Quan hệ đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của Người lao động tại Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision trong bối cảnh bình thường mới (Trang 108 - 110)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.5 Đối với yếu tố Quan hệ đồng nghiệp

Trong số sáu yếu tố thì Quan hệ đồng nghiệp là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ năm. Trong bối cảnh bình thường mới hay trước đó đi chăng nữa thì hoạt động

sản xuất là một chuỗi liên tục các cơng đoạn, trong đó đầu ra của cơng đoạn trước lại là đầu vào của cơng đoạn sau nên cần có sự liên kết nhịp nhàng của tất cả các cơng đoạn. Nếu một cơng đoạn nào đó khơng tốt thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tồn bộ chuỗi hệ thống. Vì vậy, cơng ty cần phải chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa những người lao động với nhau, để đảm bảo sự phối hợp tốt trong công việc.

Để khắc phục đặc điểm nhân sự có sự chênh lệch về tuổi tác và thâm niên dẫn đến cách suy nghĩ, cư xử khác nhau làm cho người lao động cảm thấy đồng nghiệp của mình chưa thật sự thoải mái, vui vẻ và hịa đồng, cơng ty nên tổ chức định kỳ các hoạt động giao lưu cho người lao động, hay giữa các phịng ban với nhau. Đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới thì việc tăng cường sự thấu hiểu, gắn kết giữa những người lao động với nhau càng quan trọng hơn vì góp phần vào sự thành cơng khi thực hiện các mục tiêu kinh doanh đã được cập nhật lại theo tình hình mới. Tình hình dịch bệnh hiện tại về cơ bản đã được kiểm soát nên việc tổ chức lại các sự kiện giao lưu là điều cần thiết để tăng cường lại sự liên kết và thấu hiểu, tạo tiền đề cho việc thực hiện các kế hoạch đã đưa ra. Do tính chất bận rộn của công việc hàng ngày, khơng có nhiều thời gian cho việc giao tiếp thấu hiểu nhau nên nhờ vào các hoạt động này, người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn để tâm sự, chia sẻ những quan điểm sống, sở thích với nhau, tạo điều kiện cho sự thân thiết, gần gũi với nhau hơn. Quan hệ con người phần lớn được quyết định bởi sự thông cảm và thấu hiểu, khi đồng nghiệp thấu hiểu nhau thì sẽ cảm thấy tin tưởng lẫn nhau hơn, sẵn sàng giúp đỡ khi đối phương gặp phải những khó khăn, giúp cả hai cùng nhau tiến bộ để cùng hướng tới việc đạt được các kết quả tốt.

Bên cạnh các hoạt động để thấu hiểu nhau hơn thì các buổi trao đổi, chia sẻ về các bí kíp, kiến thức trong công việc cũng rất cần thiết. Trong đội nhóm lúc nào cũng có những người với năng lực và kinh nghiệm uyên thâm hơn những người cịn lại. Do đó, thơng qua việc tổ chức những buổi như thế này, những kinh nghiệm và kiến thức được san sẻ cho nhau, tạo điều kiện nâng cao tình đồn kết, tình thân giữa những người đồng nghiệp với nhau bởi khi đó mọi người xem nhau như là người thân trong gia đình, sẵn sàng chia sẻ cho đồng nghiệp những cái mình có và nhận sự

giúp đỡ từ đồng nghiệp khi bản thân gặp khó khăn. Điều này khơng chỉ giúp tăng cường sự đồn kết trong cơng việc để đạt được các mục tiêu cơng việc mà cịn tạo động lực về tinh thần để giảm tỷ lệ thơi việc đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh bình thường mới này.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao động lực làm việc của Người lao động tại Công ty TNHH Maruei Việt Nam Precision trong bối cảnh bình thường mới (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)