Tại khoản 3 Điều 39 Luật năm 201.

Một phần của tài liệu 01. TAI LIEUTAP HUAN CONG TAC VB QPPL 2021 (Trang 34 - 37)

- Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thơng qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết.

b) Xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết và phân công cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo

Cơ quan, tổ chức đề nghị xây dựng nghị quyết trình Thường trực Hội đồng nhân dân hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết (Điều 117 Luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều này tại Luật năm 2020). Hồ sơ gồm:

(1) Tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật năm 2015, gồm:

- Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết;

- Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách;

- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách;

- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý;

- Đề cương dự thảo nghị quyết; - Tài liệu khác (nếu có).

(2) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

(3) Quyết định thơng qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 116 của Luật này.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét đề nghị; nếu chấp thuận thì phân cơng cơ quan trình dự thảo nghị quyết và quyết định thời hạn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh dự thảo nghị quyết; cơ quan trình có trách nhiệm phân cơng cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo (Điều 118 của Luật năm 2015).

Bước 7. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo xây dựng dự thảo nghị quyết Bước 8. Tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với hồ sơ dự thảo nghị quyết.

Thực hiện tương tự Bước 2 nêu trên.

Ngoài lấy ý kiến đối với các đối tượng tại Bước 2 nêu trên (trừ bộ, ngành); trường hợp dự thảo có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc thì phải lấy ý kiến phản biện xã hội của Ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; trường hợp dự thảo liên quan đến quyền, nghĩa vụ doanh nghiệp thì lấy ý kiến của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.

Bước 9. Tiếp thu ý kiến góp ý, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo nghị quyết. Bước 10. Gửi hồ sơ đề nghị Sở Tư pháp thẩm định dự thảo nghị quyết.

Hồ sơ gồm:

- Dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị ban hành nghị quyết; - Dự thảo nghị quyết;

- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến phản biện xã hội và ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến phản biện xã hội và ý kiến góp ý;

- Tài liệu khác (nếu có).

Bước 11. Tiếp thu ý kiến thẩm định, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ gồm các tài

liệu nêu tại Bước 10 và Báo cáo thẩm định, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

Bước 12. Trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc trình dự thảo ra

HĐND tỉnh.

Bước 13. Tiếp thu ý kiến của các thành viên UBND tỉnh, hoàn thiện hồ sơ

dự thảo nêu tại Bước 11; gửi hồ sơ đến Ban của HĐND tỉnh được phân công thẩm tra.

Bước 14. Chuẩn bị hồ sơ dự thảo để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thông

qua.

Một phần của tài liệu 01. TAI LIEUTAP HUAN CONG TAC VB QPPL 2021 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)