Đối với công chứng viên là lao động làm việc theo chế độ hợp đồng

Một phần của tài liệu Luận văn bồi hoàn của CCV (Trang 57 - 59)

2.1. Về vấn đề bồi thường thiệt hại của các loại công chứng viên

2.1.4. Đối với công chứng viên là lao động làm việc theo chế độ hợp đồng

Ngồi CCV là cơng chức, viên chức, chủ doanh nghiệp, thành viên hợp danh ra cịn có CCV làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng. CCV này phải ký kết với tổ chức hành nghề công chứng một hợp đồng lao động, khi tồn tại một hợp đồng lao động thì CCV được xem là “người làm

công” [24, tr.784] và tồn tại một hợp đồng lao động thì các quy định của Bộ luật

lao động (BLLĐ) năm 2012, được áp dụng. Theo quy định tại điều 22 BLLĐ năm 2012 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong ba loại (i) hợp đồng lao động không xác định thời hạn; (ii) hợp đồng lao động xác định thời hạn (thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12

tháng đến 36 tháng); và (iii) hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. CCV sẽ bị miễn nhiệm nếu “không hành

nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên” [60, Điểm d

Khoản 2 Điều 15], như vậy tổ chức hành nghề công chứng chỉ có thể ký kết hợp đồng lao động đối với CCV với loại hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn chứ không được ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định.

Tuy nhiên khái niệm “người làm công” không chỉ giới hạn trong việc có xác lập hợp đồng lao động mà cịn được mở rộng ngay cả khi khơng tồn tại một hợp đồng lao động [21, tr.116]. BLDS năm 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân

phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện cơng việc được giao và có quyền u cầu người làm cơng, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật” [64, Điều 600], với quy định như vậy ta thấy ranh giới để phân

biệt giữa Điều 597 và Điều 600 BLDS năm 2015 là không rõ ràng. Nếu đã tồn tại một quan hệ lao động thì người lao động đó có được xem là người của pháp nhân hay khơng, và nếu đã là người của pháp nhân thì tại Điều 597 đã đủ để điều chỉnh tại sao lại cần thêm Điều 600? Với quy định của BLDS năm 2015 hiện hành ta khơng có câu trả lời.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ ta có thể suy đốn được có lẽ các nhà làm luật muốn dành Điều 600 cho những trường hợp “làm công” mà khơng tồn tại hợp đồng lao động hoặc có tồn tại hợp đồng lao động thì đó là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với chủ thể khác như hộ gia đình, tổ hợp tác. Với suy luận như vậy ta không thể áp dụng Điều 600 BLDS năm 2015 cho CCV “làm cơng” cho các VPCC. Trong khi đó BLLĐ năm 2012 quy định về bồi thường thiệt hại trong mục Trách nhiệm vật chất như sau: “Người lao động làm

hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [56, Điều 130]. Quy định này cho thấy người lao động phải chịu trách nhiệm vật chất, nghĩa là phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc tài sản của

người sử dụng lao động. CCV làm việc theo chế độ hợp đồng cũng có thể làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động và đương nhiên lúc đó họ phải chịu sự điều chỉnh của quy định này. Vì vậy, CCV gây thiệt hại trong hoạt động cơng chứng không thể áp dụng quy định của BLLĐ 2102, để giải quyết. Lúc này rõ ràng chỉ còn lại Điều 38 LCC năm 2014 được áp dụng. Trong trường hợp này CCV gây thiệt hại trong hoạt động cơng chứng thì tổ chức hành nghề cơng chứng có trách nhiệm bồi thường.

Về trách nhiệm hồn trả của CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. BLLĐ 2012 không quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người lao động gây ra cho bên thứ ba nên cũng khơng quy định về trách nhiệm hồn trả. Như đã phân tích ở trên, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng mà gây ra thiệt hại thì Điều 38 LCC năm 2014 được áp dụng. Tuy nhiên quy định về thủ tục hoàn trả trong LCC năm 2014 chỉ mang tính nguyên tắc cho nên cần phải có bổ sung những quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế “hoàn trả” của CCV gây ra thiệt hại trong hoạt động công chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn bồi hoàn của CCV (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w