CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Thực trạng hoạt động của DNNY trên TTCK ở Việt Nam
2.1.1 Về doanh thu của các DNNY trên TTCK
Cùng với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp, tổng doanh thu thuần của các DNNY trên TTCK cũng tăng nhanh qua qua các năm.
Doanh thu chính là dữ liệu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực nhất. Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các dữ liệu về doanh thu được xác định ở nhiều giá trị khác nhau như doanh thu thuần, doanh thu ròng, lợi nhuận sau thuế …..
Doanh thu thuần (Net Revenue): là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ sau khi đã khấu trừ các loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt…), các loại giảm giá (chiết khấu thương mại, giảm giá)… Theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính, cơng thức tính doanh thu thuần được quy định:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của DN – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Xem xét doanh thu thuần của các DNNY trên TTCK để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN có thực sự mang lại hiệu quả.
Hình 8: Biểu đồ doanh số thuần của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007-2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu thuần của DNNY trên TTCK tăng nhanh và có sự biến động nhẹ qua qua các năm. Nhìn vào biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, các hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt. Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư rót vốn đầu tư vào các DN này.
Cùng với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp, tổng doanh thu của các DNNY trên TTCK doanh thu thuần của các doanh nghiệp có tốc độ tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2018, tổng doanh thu thuần đạt 212,327 triệu tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2017, gấp gần 8 lần mức doanh thu của năm 2007.
2.1.2 Một số chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động DNNY trên TTCK
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ số như: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, Hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay, doanh thu thuần của DNNY trên TTCK.
- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ đồng Năm
Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số ROE là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp hay nói cách khác nếu doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng tiền lời. Nếu chỉ số này mang giá trị dương, là cơng ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
ROE càng cao thì khả năng sử dụng nguồn vốn càng hiệu quả. Những mã cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và thường có giá cao hơn.
Cơng thức tính chỉ số ROE được tính bằng cơng thức như sau:
ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu.
Hình 8.1: Hiệu suất sinh lời trên VCSH của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007-2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Chỉ số ROE có biên độ dao động rất lớn qua các năm. Ngoại trừ năm 2010 có tăng đột biến lên 22,49%, sau đó giảm dần ở mức 16.20% năm 2018. Doanh nghiệp lớn có mức ROE cao nhất. Xu hướng thay đổi của ROE tăng lên trong giai đoạn 2009 - 2010, sau đó giảm trong giai đoạn 2011 - 2016 và có dấu hiệu tăng nhẹ trong các năm 2017, 2018. Giai đoạn 2007 – 2010 thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, cơ cấu nguồn vốn của DNNY trên TTCK còn thấp nên mặc dù chỉ số hiệu suất sinh lời của DN khá cao nhưng hiệu quả lợi nhuận mang lại cho DN không nhiều.
22.257% 17.492% 22.341% 22.492% 17.261% 14.948% 15.438% 14.603%15.493% 15.021%16.479% 16.199% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 T ỷ lệ % Năm
Hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay
Cũng tương tự như chỉ số hiệu suất sinh lời trên VCSH, hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay của DN phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của DN có mang lại hiệu quả cho DN hay khơng. Cứ một đồng tiền vốn vay thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng tiền lãi từ đồng vốn vay đó. Chỉ số hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay càng cao và tăng nhanh càng cho thấy DN đang sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và mang lại hiệu quả cho DN, chứng tỏ nhà đầu tư hay doanh nghiệp càng sớm thu hồi được vốn.
Hình 8.2: Biểu đồ chỉ số sinh lời trên nguồn vốn vay của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay của DN có sự biến động mạnh qua các năm, tăng cực đại vào năm 2007: 18,6% và giảm cực tiểu năm 2012 đạt 8,6%. Năm 2007 tăng mạnh do Luật Chứng khốn chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho thị trường chứng khốn Việt Nam có cơ hội phát triển. Các tiêu chuẩn để DN tham gia TTCK được nới lỏng hơn trước. Do vậy, số lượng các DNNY trên TTCK tăng đột biến so với giai đoạn trước năm 2007, do vậy chỉ số hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay của DN cũng tăng theo. Tuy nhiên cũng giống như chỉ số hiệu suất ROE giai đoạn 2007 -2010 tổng nguồn vốn của
18.600% 11.402% 15.942% 14.220% 10.859% 8.632% 10.107% 9.022% 10.589% 9.810% 12.077%11.856% .00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ % Năm
DNNY trên TTCK còn thấp nên mặc dù chỉ số hiệu suất sinh lời của DN khá cao nhưng hiệu quả lợi nhuận mang lại cho DN không nhiều. Năm 2012 giảm sâu chỉ cịn lại 8%, sau đó tiếp tục có sự biến động trong giai đoạn 2013 – 2018. Giai đoạn 2013- 2018 mặc dù có sự biến động nhưng do giai đoạn này TTCK đã bắt đầu đi vào ổn định, cơ cấu nguồn vốn của các DN cũng tăng cao, do đó mặc dù tỷ lệ tăng nhẹ nhưng hiệu quả kinh doanh của các DN được đánh giá đạt hiệu quả cao trên thị trường.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hiệu suất sinh lời / Tổng nguồn vốn vay 18.6% 11.4% 15.9% 14.2% 10.9% 8.6% 10.1% 9.0% 10.6% 9.8% 12.1% 11.9% Hiệu suất sinh lời / VCSH 22.3% 17.5% 22.3% 22.5% 17.3% 14.9% 15.4% 14.6% 15.5% 15.0% 16.5% 16.2%
Bảng 9: Chỉ số sinh lời trên VCSH và nguồn vốn vay cuả DNNY trên TTCK giai đoạn 2007 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào số liệu tổng hợp ở bảng trên so sánh hiệu suất sinh lời từ hai nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay cho chúng ta thấy hiệu suất sinh lời trên nguồn VCSH của DN cao hơn từ nguồn vốn vay của doanh nghiệp. Giải thích cho lý do tỷ suất sinh lời trên nguồn VCSH cao hơn là vì đây là nguồn vốn sẵn có, nguồn vốn ban đầu hình thành nên doanh nghiệp và nguồn lợi nhuận giữ lại nên khơng phải chi trả các khoản chi phí lãi vay và các chi phí liên quan khác nên chỉ số này cao hơn chỉ số hiệu suất nguồn vốn vay.
Chỉ số hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay thấp hơn vì phải chi trả lãi suất cho các khoản nợ vay và các chi phí liên quan đến khoản vay. Mặc dù chỉ số hiệu suất sinh lời trên nguồn vốn vay thấp nhưng DN vẫn phải tiếp cận các khoản nợ vay để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN cho thấy nhu cầu về vốn của các DN là rất lớn.
2.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn của DNNY trên TTCK
Từ khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, thị trường Tài chính Việt Nam cơ bản được hình thành và phát triển nhanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018: Tính đến cuối năm 2018 hệ
thống TCTD tại Việt Nam bao gồm 04 NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 03 ngân hàng mua bắt buộc; 01 ngân hàng Chính sách xã hội; 01 ngân hàng phát triển; 28 NHTMCP; 02 ngân hàng liên doanh; 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngồi; 26 cơng ty tài chính, cho thuê tài chính; 01 ngân hàng Hợp tác xã; 1.182 QTDND và 04 tổ chức tài chính vi mơ. Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, quy mô hoạt động tiếp tục tăng. Hệ thống tài chính có nhiều thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở các khu vực: ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng, thị trường chứng khoán gồm cả cổ phiếu và trái phiếu, thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, quy mơ thị trường vẫn cịn nhỏ so với khu vực và hiệu quả chưa cao, chưa bền vững và phát triển chưa có sự đồng bộ. Thị trường tài chính hiện nay vẫn do hệ thống các ngân hàng chi phối. Khu vực ngân hàng được xem là hệ thống chủ đạo trong hệ thống tài chính và là kênh huy động vốn chủ yếu góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên nguồn vốn chính thức DN tiếp cận từ hệ thống ngân hàng rất hạn chế.
Tổng vốn vay của các DNNY trên TTCK giai đoạn từ 2007 - 2018 theo tính tốn của tác giả dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được chiếm tới 60,1% trên tổng cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn vay của DNNY trên TTCK được mô tả như biểu đồ dưới đây:
Hình 10: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu vốn vay của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
29 31
Tỷ trọng nguồn vốn vay
Nhìn vào biểu đồ trên cho chúng ta thấy nguồn vốn vay chính thức và phi chính thức của các DNNY trên TTCK gần tương đương nhau trong cơ cấu nguồn vốn. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là quyết định vô cùng quan trọng đối với mỗi DN. Bởi cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên nguồn vốn và mức độ rủi ro về tài chính của DN. So sánh với các doanh nghiệp ở các nước trên thế giới, DN Việt Nam sử dụng nợ ở mức tương đối cao. Tỷ lệ nguồn vốn vay chính thức và phi chính thức gần như ngang nhau nhưng nguồn vốn chính thức vẫn là chủ yếu chiến ưu thế hơn 30,9% so với nguồn vốn phi chính thức chiếm 29,1%.
Hình 11: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn vay của DNNY trên TTCK giai đoạn 2007 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy tỷ trọng nguồn vốn vay chính thức và phi chính thức của DNNY trên TTCK trong giai đoạn 2007-2018 chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau. Năm 2018 tỷ trọng vốn vay chính thức và phi chính thức gần ngang bằng nhau. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn vốn của doanh nghiệp là rất lớn. Mặc dù nguồn vốn phi chính thức nếu như DN vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thức, vay nóng từ các TCTD đen….với lãi suất rất cao, gây rủi ro cho DN nhưng các DN vẫn chấp nhận khoản vay này để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn vay này phần nào giải quyết nhu cầu vốn cấp bách của, mang tính thời vụ, giải quyết những khó khăn trước mắt
- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Cơ cấu nguồn vốn vay của doanh nghiệp
của DN. Mặc dù chưa được thừa nhận bằng các văn bản pháp luật nhưng nó vẫn tồn tại song song với các nguồn vốn vay chính thức trên thị trường tài chính.
Nguồn vốn vay chính thức vẫn ln chiến tỷ trọng cao hơn chiếm 50% trong cơ cấu vốn vay năm 2018 vì đây là nguồn vốn lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, với mức lãi suất ổn định hơn so với nguồn vốn phi chính thức. Khi các doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức này thì sẽ tìm đến nguồn vốn vay phi chính thức. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng …. thì các DN vẫn có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn phi chính thức, nguồn vốn ngắn hạn, mang tính thời vụ. Một số DN sẽ tìm cách như tăng mua chịu, kéo dài thời gian trả các khoản nợ, tăng cường thu tiền từ người mua, tăng cường nhận tiền ứng trước từ khách hàng, đối tác ….. nhằm chiếm dụng nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề này cho thấy một thực trạng là DN ngoài nhu cầu về nguồn vốn dài hạn các DN vẫn đang cần một nguồn vốn thời vụ, ngắn hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu như các NHTM, các tổ chức TD vốn xây dựng được những gói cho vay ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu của DN thì đây chính là một thị trường đầy tiềm năng để các NHTM đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình thúc đẩy phát triển các DN.
Tỷ trọng huy động vốn của các ngành có sự khác nhau cho thấy các ngành khác nhau có tỷ trọng huy động nguồn vốn khác nhau. Ngành có mức huy động vốn cao nhất là ngành cơng nghiệp và dầu khí chiếm năm 2018 chiếm 28% tổng cơ cấu vốn vay toàn ngành.
Hình 12: Biểu đồ cơ cấu vốn của DN ngành Cơng nghiệp và Dầu khí niêm yết trên TTCK giai đoạn 2007- 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 T ỷ đồng Năm
Ngành Cơng nghiệp & Dầu khí
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy ngành cơng nghiệp và dầu khí tỷ lệ nguồn vốn vay phi chính thức cịn cao hơn nguồn vốn vay chính thức tới 15,7% . Đây là khối ngành các DN cần có sự đầu tư vốn lớn về kỹ thuật chuyên môn, KH&CN, nhà xưởng, kho bãi….. để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả thì nhu cầu nguồn vốn vay của DN cũng khá cao so với các ngành khác. Do các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì mức tăng trưởng cao và sự phục hồi của ngành cơng nghiệp khai khống, tỷ lệ cơ cấu vốn vay bình quân tăng 198,4 nghìn tỷ. Năm 2018 tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp ngành công nghiệp và Dầu khí là 591,256 nghìn tỷ đồng, tăng 9,74% so với năm 2007.
Hình 13: Biểu đồ cơ cấu vốn của các DN ngành Công nghệ thông tin & Viễn thông niêm yết trên TTCK giai đoạn 2007 - 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Fiinpro
Cơ cấu vốn của các DN ngành công nghệ thông tin & viễn thông niêm yết trên TTCK giai đoạn 2007 – 2018 có nhiều biến động, mức vốn huy động thấp hơn so với các ngành nghề khác. Tỷ lệ vốn vay của nhóm doanh nghiệp này có tăng giảm thất thường, có nhiều biến động, giảm sâu nhất vào năm 2013 với 29,331 nghìn tỷ đồng, cao nhất vào năm 2017 với 74,319 nghìn tỷ đồng, có sự giảm nhẹ vào năm 2018: 70,172 nghìn tỷ đồng, do tình hình biến động chung, tương đương với tỷ lệ 5,5%. Mặc dù mức huy động nguồn vốn thấp hơn so với các ngành khác nhưng có những thời điểm nguồn vốn phi chính thức của ngành này cao hơn nhiều lần so với nguồn vốn vay chính thức. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn vay của