VI. CHỨNG TỪ VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG
2. Thủ tục hải quan của vận tải đa phương thức quốc tế
2.1. Thủ tục hải quan
Công ước của LHQ về vận tải đa phương thức có một phụ lục gồm 6 điều nói về thủ tục hải quan. Ðiều 2 của phụ lục này quy định:" Hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế nói chung khơng phải kiểm tra hải quan trừ trường hợp phải thực hiện những quy tắc, điều lệ bắt buộc. Ðể thực hiện điều này, các cơ quan hải quan thông thường tự hạn chế ở mức kiểm tra niêm phong hải quan và các biện pháp niêm phong khác tại các điểm xuất nhập khẩu. Trừ khi vi phạm các quy định liên quan đến an ninh quốc tế và quốc gia, quy tắc đạo đức hoặc sức khỏe cơng chúng, hàng hóa trong vận tải đa phương thức không phải tuân thủy thêm những thủ tục quá cảnh thông thường.” Nếu thủ tục hải quan ở nước gửi, nước đến, nước quá cảnh quá phiền hà và phức tạp thì mục đích của vận tải đa phương thức không những khơng đạt được mà cịn kìm hãm sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế. Trong một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác thì vẫn cần có thủ tục hải quan.
Trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho buôn bán phát triển. Từ năm 1921 đã có cơng ước về tự do quá cảnh Barcelona. Ðến năm 1923 lại có một cơng ước quốc tế về đơn giản hố thủ tục hải quan và các thủ tục khác. Hiệp ước chung về thuế quan và bn bán (GATT) 1974 cũng có những điều khoản tiến bộ về hướng này. Năm 1950, hội đồng hợp tác hải quan đã được thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ, nhằm phối hợp hành động trong công tác hải quan của các nước trên thế giới..
2.2. Một số hệ thống thông tin được hải quan trên thế giới sử dụng trong kiểm tra hàng hóa vận tải quốc tế tải quốc tế
* ASYCUDA (Automated System for Customs Data, 1981)
UNCTAD đã thực hiện 90 dự án hiện đại hóa hải quan, trong đó có 17 dự án tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ASYCUDA.
NHÓM 5 – VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ 45 Là chứng từ tạm quản sử dụng cho hàng hoá tạm quản ngoại trừ phương tiện vận tải. Được coi “chứng từ” hải quan quốc tế sử dụng tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ (được xem như là hộ chiếu cho hàng hóa “Passport for goods” hay “Merchandise Passport”). Các loại hàng có thể áp dụng ATA carnet là:
• Hàng mẫu (Commercial Samples)
• Thiết bị chuyên dụng (Professional Equipment)
• Hàng triển lãm khơng q sáu tháng (Goods for Exhibitions, limited to 6 months)
• Áp dụng: Hàng hóa được thơng quan (giữa các nước tham gia ATA carnet) mà khơng phải đóng thuế nếu hàng tạm nhập, tái xuất trong vòng 12 tháng.
Các nước tham gia ATA carnet tại Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc. Việt Nam hiện nay chưa tham gia ATA carnet (tính đến tháng 04/2015).
* eTIR system (electronic transit international routier)
Hệ thống này được khởi động vào năm 2003 bởi các thành viên tham gia cơng ước TIR, nhằm đảm bảo an tồn cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống hải quan của các quốc gia tham gia công ước. Bên cạnh đó, hệ thống này cịn mang lại 1 số lợi ích to lớn như sau:
• Cung cấp các điều kiện bảo mật và quản lý rủi ro, qua đó giảm được nguy cơ gian lận.
• Áp dụng đối với hàng container và được gắn seal.
• Khi hàng được vận chuyển và transit giữa các nước thuộc TIR thì khơng phải kiểm tra hải quan do đó sẽ giảm thời gian và chi phí.
• Cho phép tất cả các bên tham gia giảm được đáng kể gánh nặng hành chính và tối đa hóa lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng tích hợp.
• Cung cấp thơng tin hàng hóa tiên tiến và đẩy nhanh việc trao đổi thông tin trong thời gian thực.
Thủ tục hải quan với hàng hóa của vận tải đa phương thức theo Hải quan Việt Nam được quy định trong Thông tư số 45/2011/TT-BTC ngày 04/04/2011, Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014.
2.3. Công ước hải quan
Cho đến nay, có 6 Cơng ước về hải quan có tác động lớn đến vận tải đa phương thức quốc tế
NHÓM 5 – VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ 46 Công ước này quy định quyền tự do ra biển của những nước khơng có đường trực tiếp ra biển hoặc khơng có bờ biển. Các nước có vị trí nằm giữa biển và có biển phải cho phép nước khơng có biển tự do quá cảnh qua lãnh thổ của minh. Công ước cũng quy định phải đối xử bình đẳng đối với tàu biển của nước khơng có biển trong việc sử dụng cảng biển.
* Công ước về vận tải đường bộ quốc tế (Transport International Routie – TIR)
Hiệp định TIR được ký kết lần đầu vào năm 1949 giữa một số nước Châu u và được mở rộng, nâng cấp thành Công ước TIR vào năm 1959 và được điều chỉnh, bổ sung năm 1975. Hiện nay, IRU (International Road Transport Union – Liên minh vận tải đường bộ quốc tế) là cơ quan chủ trì triển khai cơ chế TIR theo yêu cầu của Liên hiệp quốc.
Lúc đầu Công ước này chỉ áp dụng cho chun chở hàng hóa bằng đường ơ tơ. Hiện nay, hệ thống TIR đã bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải biển. Cơng ước TIR cho phép hàng hóa di chuyển từ nước gửi đến nước đến chỉ với một giấy hải quan duy nhất mà không phải qua kiểm tra hải quan dọc đường tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại hàng hóa và phương tiện vận tải. TIR cũng cho phép hàng hóa di chuyển dưới sự kiểm soát của hải quan qua các biên giới quốc tế mà khơng phải trả các loại thuế phí thường phải trả khi nhập khẩu (hoặc xuất khẩu). Đến nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước TIR.
Ngoài ra Liên Hợp Quốc cũng triển khai hệ thống thông tin hải quan eTIR áp dụng cho vận tải đường bộ và vận tải đa phương thức (nhưng phải có một phương thức sử dụng đường bộ). Hệ thống này áp dụng đối với hàng container được gắn seal. Khi hàng được vận chuyển và quá cảnh giữa các các nước thuộc TIR sẽ khơng phải kiểm tra hải quan từ đó giảm thời gian và chi phí.
* Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
Hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hịa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Tại điều V của Hiệp định GATT quy định quyền tự do quá cảnh: “Các nước thành viên tham gia Hiệp định ln có quyền tự do quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi nước thành viên khác và cho phép hàng hóa và phương tiện ra hay vào lãnh thổ của nước thành viên khác bằng các tuyến đường thuận tiện nhất cho quá cảnh quốc tế.”
Ngồi ra, Hiệp định cịn khẳng định rằng “...trừ trường hợp không tuân thủ các quy định và luật hải quan hiện hành, hàng hóa, phương tiện của một nước thành viên khi ra hay vào lãnh thổ của các nước thành viên khác sẽ không phải chịu bất kỳ sự trì hỗn hay hạn chế khơng cần thiết nào và sẽ được miễn thuế hải quan cùng tất cả các khoản thuế quá cảnh cũng như các loại phí khác đánh vào hàng hố q cảnh trừ phí vận chuyển hoặc các phí ứng với phí hành chính do việc quá cảnh mang lại hay các phí dịch vụ khác.” Hiệp định cũng quy định phải đối xử bình đẳng giữa các quốc gia trong chi phí, quy tắc hay các thủ tục liên quan tới quá cảnh.
NHÓM 5 – VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ 47
* Công ước hải quan về Container
Công ước này đầu tiên được đưa ra năm 1965 tại Geneva cho các nước thành viên của Ủy ban kinh tế Châu Âu và năm 1972 được mở rộng áp dụng cho các nước khác. Cơng ước này có hiệu lực từ năm 1975.
Nội dung công ước quy định việc miễn thuế cho các container tạm nhập (sẽ tái xuất trong vịng 3 tháng) và khơng cần xuất trình chứng từ hải quan hay an ninh (duty-and-tax-free). Công ước cũng quy định việc chấp thuận các container được niêm phong hải quan. Mục đích của Cơng ước là thúc đẩy việc sử dụng Container trong vận tải quốc tế. Hiện tại Việt Nam chưa tham gia Công ước này nên thông tin cập nhật về các hoạt động quốc tế liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với loại hình container cịn nhiều hạn chế.
* Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hịa thủ tục hải quan Kyoto 1973 (Công ước Kyoto sửa đổi 1999)
Đây là một cố gắng của Hội đồng hợp tác hải quan nhằm tạo ra một cơng cụ có tính chất quốc tế để các nước sử dụng trong việc đơn giản hóa và hồn thiện luật lệ hải quan của mình. Cơng ước này có hiệu lực từ năm 1975 và tính đến 2021 đã có 126 quốc gia tham gia.
Mục đích của Cơng ước này là xoá bỏ sự khác biệt giữa thủ tục và các thông lệ hải quan của các bên tham gia có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác, qua đó đóng góp hiệu quả vào việc phát triển thương mại. Việc hài hịa và đơn giản hóa hải quan có thể thực hiện được bằng cách thi hành các nguyên tắc sau đây:
• Thực hiện những chương trình nhằm mục đích liên tục hiện đại hóa các thủ tục và thơng lệ hải quan, áp dụng các kỹ thuật hiện đại như quản lý rủi ro và kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, và áp dụng tối đa cơng nghệ thơng tin
• Áp dụng các thủ tục và thông lệ hải quan theo phương thức có thể dự đốn được nhất qn và minh bạch
• Cung cấp cho tất cả các bên hữu quan mọi thông tin cần thiết liên quan đến pháp luật, các quy chế, hướng dẫn hành chính, thủ tục và thơng lệ hải quan
• Tạo điều kiện cho các bên chịu xử lý được dễ dàng tiếp cận q trình xét xử hành chính hay tư pháp
• Thực hiện các chuẩn mực quốc tế có liên quan