3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động biên tập tại các tòa soạn báo
3.2.1. Giải pháp đối với tòa soạn
Giải pháp đầu tiên đối với tịa soạn đó là: Cần nâng cao cơng tác đào tạo
phóng viên, biên tập viên. Qua thực tiễn hoạt động biên tập tại tòa soạn báo mạng điện tử hiện nay chúng ta cũng có thể thấy, các tin bài sau khi được biên tập duyệt vẫn cịn rất nhiều sai sót từ lỗi chính tả, sai danh tính…. Đến thơng tin thiếu chính xác khách quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các phóng viên biên tập viên tại 3 tòa soạn báo điện tử VnExpress, Tuổi trẻ Online, Dân trí cũng như 200 cơng chúng báo mạng điện tử chỉ ra đó là: Phóng viên, biên tập viên chưa được đào tạo, trình độ năng lực yếu kém (18% và 6,1%).
Chính vì vậy, giải pháp cần làm đối với các tịa soạn báo đó là: Cần nâng cao cơng tác đào tạo phóng viên, biên tập viên. Qua việc khảo sát 200 công chúng báo điện tử, công cũng cũng đã nêu khá rõ giải pháp này cho hoạt động biên tập. Để có thể khắc phục những sai sót trên báo mạng điện tử, giải pháp được công chúng lựa chọn nhiều nhất đó là: Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần được đào tạo nâng cao nghiệp vụ (giải pháp này chiếm 39.1%). Đây cũng là giải pháp mà các phóng viên, biên tập viên được khảo sát của 3 tờ báo lựa chọn niều nhất chiếm 38.6%.
Các tòa soạn cần thường xuyên nâng cao công tác đào tạo phóng viên, biên tập viên, trau dồi các kỹ năng biên tập, học và đọc thêm các loại sách về kỹ năng biên tập. Như chúng ta cũng biết, báo chí ln chạy theo cái mới, luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chính vì vậy mà hoạt động biên tập cũng không thể ngồi im một chỗ. Việc thường xuyên đưa các biên tập viên đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chun mơn trong và ngồi nước sẽ giúp cho cơng tác biên tập ln ln đảm bảo tính thời sự, tính chính xác hơn.
Giải pháp thứ hai cho tịa soạn báo điện tử đó là: Các tịa soạn cần làm
tốt công tác tuyển chọn người biên tập. Việc sàn lọc những người biên tập thông qua công tác tuyển dụng là rất quan trọng và quyết định đến chất lượng biên tập lâu dài của tịa soạn. Chính vì vậy, tịa soạn cần phải tuyển được những người có năng lực thì cơng tác biên tập mới tốt lên được, mới có thể hạn chế những sai sót trong cơng tác biên tập được. Làm tốt công tác tuyển chọn người biên tập cũng là điều mà những chông chúng báo điện tử được khảo sát lựa chọn nhiều thứ 2, chiếm 30,6%.
Với công tác tuyển chọn người biên tập này, tòa soạn cần tuyển chọn được những người có tố chất biên tập đó là: Kiên trì, cẩn thận và có trách nhiệm cao trong cơng việc, cần có đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, say mê với công viêc. Người làm biên tập cũng cần được đảm bảo các kỹ năng đó là: Am hiểu cuộc sống, am hiểu công chúng, am hiểu nhà nước và pháp luật; Viết tốt, thành thạo các kỹ năng làm báo trực tuyến; Có kiến thức sâu rộng, có
kỹ năng giao tiếp, giỏi tiếng việt, giỏi ngôn ngữ; Biết đào tạo phóng viên, biết tổ chức nguồn tin.
Giải pháp thứ ba cho tịa soạn đó là: Cần giảm áp lực và cường độ công
việc cho biên tập viên. Hằng ngày trên các báo mạng sản suất từ 300 – 700 tin bài, nhưng đội ngũ tham gia công tác biên tập lại khá mỏng chỉ từ 15 – 30 người. Với khối lượng công việc nhiều như vậy khiến cho các biên tập viên hầu hết đều bị áp lực đó là chưa kể áp lực về tính thời sự u cầu trong các tịa soạn báo điện tử.
Áp lực của đội ngũ biên tập viên cũng đã được chỉ rõ qua việc khảo sát 100 phóng viên biên tập viên tại 3 tờ báo điện tử Dân Trí, VnExpress, Tuổi trẻ Online. Trong đó, đa số một ngày phong viên, biên tập viên phải biên tập chủ yếu từ 2 - 5 bài (20.3%) hoặc 7 – 10 bài (15%) mỗi ngày. Hay như qua việc phỏng vấn sâu với báo Dân trí thì 1 trưởng ban bạn đọc phải biên tập tới 10 bài, 1 trưởng ban thời sự của báo VnExpress phải biên tập tới 60 bài… Chính khối lượng công việc lớn như vậy, khiến hầu hết phóng viên thường xuyên bị áp lực. Tỷ lệ này chiếm tới 68%, còn lại hầu hết phong viên, biên tập viên cũng thi thoảng bị áp lực chứ hiếm có người nào khơng bị áp lực. Với khối lượng công việc cho 1 người biên tập trong ngày như vậy là quá nhiều và làm áp lực lên các phóng viên, biên tập viên là vô cùng lớn. Điều ngày cũng làm tăng nguy cơ sai sót, giảm khả năng kiểm soát một cách kỹ càng của các biên tập viên.
Chính vì vậy, giải pháp cần thiết cho tịa soạn để giảm thiểu sai sót cho cơng việc viên tập đó là cần giảm áp lực và cường độ công việc cho đội ngũ biên tập. Đây cũng là giải pháp mà công chúng báo điện tử trong diện khảo sát lựa chọn cho hoạt động biên tập tức chiếm 17,8%. Việc giảm áp lực và cường độ cơng việc sẽ giúp các phóng viên biên tập viên làm việc hiệu quả hơn, đảm bảo hơn và ít xảy ra sai sót hơn.
Giải pháp thứ tư cho tịa soạn đó là: Cần tăng cường các bước kiểm soát
pháp hữu hiệu để giảm thiểu sai sót. Ví như nếu trước đây chỉ thông qua 2 khâu kiểm duyệt, thì giờ đây tịa soạn phải đầu tư tăng lên 3 khâu – 4 khâu mới có thể giảm sai sót và hạn chế tối đa sai sót. Hay trong từng khâu biên tập phải tăng cường sự cẩn trọng, thẩm định lại thông tin nhiều lần. Không chỉ tăng cường kiểm soát từ các biên tập viên mà cịn qn triệt sự sai sót và cẩn thận từ khâu viết bài của phóng viên. Đưa ra những quy định cụ thể về việc xử phạt sai sót theo cấp độ từ phóng viên đến biên tập viên.
Việc tăng cường kiểm sốt cũng khơng phải có thể làm ngày 1 ngày hai. Điều này cần có sự thường xuyên nhắc nhở và ghi nhớ đối với các phóng viên, biên tập viên. Nhắc nhở các phóng viên cẩn thận và kiểm sốt lại bài viết của mình trước khi nộp lên ban biên tập, nhắc nhở việc kiểm sốt bài vở thơng qua các cuộc họp, những buổi trao đổi nghiệp vụ.
Giải pháp thứ năm cho tịa soạn đó là: Cần có chế độ đãi ngộ tốt cho
người làm biên tập. Như chúng ta cũng biết, công việc càng áp lực, càng vất vả thì chế độ đãi ngộ lương thưởng phải đảm bảo mới có động lực và miệt mài, đam mê với cơng việc. Có một chế độ đãi ngộ tốt sẽ giúp các biên tập viên phát huy hiệu quả cơng việc một cách tốt nhất, hạn chế sai sót. Đây cũng là giải pháp được cơng chúng báo điện tử trong diện khảo sát lựa chọn chiếm 11,5%, tương tự các phóng viên biên tập viên trong diện khảo sát tại 3 tờ báo cũng cho rằng việc có chế độ đãi ngộ tốt cho người biên tập là cần thiết.
Giải pháp thứ sáu cho tịa soạn đó là: Tăng cường kêu gọi sự phản hồi
từ công chúng. Thật ra người giám sát cuối cùng trong hoạt động biên tập không phải là Tổng biên tập, hay Ban biên tập, mà chính là cơng chúng. Cơng chúng là những người tiếp nhận thông tin và đọc bài viết rất kỹ. Đặc biệt, hầu hết công chúng báo mạng hầu hết đều là người có tri thức, chuyên gia, dân văn phịng thành thạo máy tính và điện thoại. Vì thế khơng bài báo nào, khơng phóng viên, khơng tịa soạn nào có thể “qua mặt” được công chúng. Mọi sai sót trong bài viết họ đều có thể phát hiện ra, họ cũng biết bài nào hay,
bài nào dở, biết được báo nào thường xuyên mắc sai sót, biết được các báo thướng xun mắc những sai sót gì.
Ví dụ như với câu hỏi cho 200 công cúng báo mạng điện tử với câu hỏi: Tờ báo nào thường mắc các sai sót và nhận được sự trả lời khá rõ đó là: Tờ báo bị độc giả dánh giá còn nhiều lỗi nhất trong các báo được khảo sát đó là Báo điện tử dân trí với 24.9 cơng chúng lựa chọn. Tờ báo nhiều lỗi thứ 2 là Vietnamnet.vn, tờ báo nhiều lội thứ 3 là VnExpress, tờ báo nhiều lỗi thứ thư là Tuổi trẻ… Với kết quả này cũng khá tương đồng với quy trình biên tập của 3 tờ báo được khảo sát. Ví như báo tuổi trẻ ít lỗi hơn cả thì có quy trình biên tập chặt chẽ hơn thường qua 4 khâu biên tập và chọn lọc thơng tin. Cịn báo Dân trí hay VnExpress chủ yếu trải qua 2 khâu biên tập.
Chính vì vậy mà các báo cịn ít chú trọng đó là sự giám sát của cơng chúng. Các tịa soạn báo hồn tồn có thể tăng cường tiếp nhận sự giám sát của công chúng thơng qua đường dây nóng, các bình luận phản hồi trong bài viết, các trang mạng xã hội của tòa soạn.
Tất nhiên, nếu chỉ đơn thuần tiếp nhận sự phản hồi giám sát của công chúng mà khơng có một chế độ rõ ràng, thì sự giám sát ấy sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, các tịa soạn cần có nhuận bút hoặc chế độ trao thưởng cho những người phát hiện ra các sai sót cho tịa soạn đó. Như vậy mới có thể kích lệ cơng chúng và giúp tịa soạn hồn thiện mình một cách tốt nhất.