Xuất bộ tiêu chí đánh giá Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 34 - 78)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. xuất bộ tiêu chí đánh giá Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Việt

Việt Nam

So với đánh giá các chiến lƣợc/chính sách kinh tế, việc đánh giá một chiến lƣợc Nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp có nhiều tính đặc thù, do vậy tác giả đề xuất sử dụng bộ tiêu chí đánh giá dƣới đây để làm căn cứ đánh giá Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2016, các tiêu chí mang tính phổ biến, dễ thực hiện và thích hợp để tiến hành đánh giá.

Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá Chiến lược nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2016

TT Tiêu chí Nội dung

1 Phù hợp/ khả thi (Relevance)

- Mục tiêu đề ra phù hợp với điều kiện hiện có (nguồn lực hiện có)

- Mức độ mà các đầu ra, kết quả hoặc các mục đích của nhiệm vụ duy trì tính giá trị đúng nhƣ khi đƣợc lập kế hoạch ban đầu hoặc đúng nhƣ khi chỉnh sửa do có sự thay đổi về hoàn cảnh mơi trƣờng bên ngồi của nhiệm vụ đó

2 Tác động (Impact)

- Tích cực và tiêu cực (Dƣơng tính, âm tính, ngoại biên) - Ngắn hạn và trung hạn của mỗi can thiệp vào sự phát triển

- Trực tiếp hay gián tiếp - Dự định hay không chủ định 3 Hiệu quả

(Effects)

- Sự thay đổi của những vấn đề đã định hƣớng và chƣa hƣớng tới, trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thay đổi. Hiệu quả bao gồm kết quả và tác động

- Đo lƣờng sự thích hợp của các mục tiêu đƣợc chọn và mức độ chúng đƣợc thực hiện, hiệu quả chính là phép so

sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra. 4 Tính bền vững

(Sustainability)

- Kết quả có thể đƣợc nhân rộng tiếp tục phát triển - Kết quả khơng làm phƣơng hại đến tƣơng lai 5 Tính xã hội

(Social)

- Tính xã hội trong các nghiên cứu khoa học

- Tác động của Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học tới xã hội, không gây nên những hệ lụy xã hội, đặc biệt đối với ngƣời nghèo, ngƣời yếu thế.

Trong quá trình đánh giá, tác giả đánh giá căn cứ vào từng tiêu chí và điều kiện cụ thể về thẩm quyền có thể, thơng tin, số liệu, dữ liệu sử dụng phƣơng pháp phù hợp với thực tiễn. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện là tiêu chí tổng hợp, có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá định lƣợng hoặc định tính để đánh giá, cách thức linh hoạt nhằm đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:

Trong Chƣơng 1 của luận văn, tác giả tập trung vào phân tích Phƣơng pháp luận về đánh giá Chiến lƣợc phát triển và Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học dựa trên các tiếp cận lý thuyết đánh giá, khái niệm đánh giá, đánh giá chiến lƣợc và đánh giá kết quả thực hiện chiến lƣợc. Cũng trong nội dung của Chƣơng 1, tác giả đã trình bày, phân tích cụ thể những tiêu chí cơ bản trong đánh giá Chiến lƣợc phát triển nói chung và Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học nói riêng từ đó đƣa ra đƣợc bộ tiêu chí đánh giá trong Nghiên cứu trƣờng hợp Đánh giá Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Bộ tiêu chí đánh giá đƣợc tác giả đề xuất bao gồm các tiêu chí: Tính phù hợp, tính tác động, tính hiệu quả, tính bền vững và tính xã hội. Dựa trên bộ 5 tiêu chí đề xuất trên đây; đối chiếu với mục tiêu,

các nhiệm vụ chủ yếu và thực trạng thực hiện của Chiến lƣợc nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam 2008-2016 (sẽ đƣợc tác giả phân tích trong chƣơng 2), những kết quả đánh giá và các khuyến nghị sẽ đƣợc phân tích và trình bày trong chƣơng 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÂM

NGHIỆP VIỆT NAM TỚI NĂM 2016

2.1. Mục tiêu và những nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lƣợc phát triển ngành lâm nghiệp và Chiến lƣợc nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam

2.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam (2006- 2020)

2.1.1.1. Quan điểm phát triển

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hang hóa và dịch vụ từ rừng nhƣ các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trƣờng có liên quan đến rừng; đồng thời ngành Lâm nghiệp có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ mơi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo.

2.1.1.2. Mục tiêu Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất đƣợc quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ mơi trƣờng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời dân nơng thơn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

2.1.1.3. Nhiệm vụ của Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

 Về mặt kinh tế:

Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cƣờng các hoạt động nơng lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ

có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác

 Về mặt Xã hội:

Cải thiện sinh kế của ngƣời làm nghề rừng thơng qua xã hội hố và đa dạng hố các hoạt động lâm nghiệp; tạo cơng ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của ngƣời dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít ngƣời, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bƣớc tạo cho ngƣời dân làm nghề rừng có thể sống đƣợc bằng nghề rừng, góp phần xố đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phịng.

 Về mặt Mơi trƣờng:

Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phịng hộ mơi trƣờng đơ thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mịn, giữ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trƣờng (phí mơi trƣờng, thị trƣờng khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hố, nghỉ dƣỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nƣớc.

Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020; Đến năm 2010 trồng 0,25 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng;

Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng. Hạn chế canh tác nƣơng rẫy trên đất lâm nghiệp.

2.1.2. Mục tiêu và nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020

2.1.2.1. Mục tiêu của Chiến lược nghiên cứu khoa học lâm nghiệp đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu lâm nghiệp nhằm góp phần định hƣớng phát triển lâm nghiệp, thực hiện có hiệu quả Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp và kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam tới năm 2020; phục vụ yêu cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam tới năm 2020.

Mục tiêu cụ thể:

triển ngành theo hƣớng xã hội hoá nghề rừng, đồng thời phát huy chức năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ mơi trƣờng của rừng.

 Mục tiêu sản xuất lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học: Nâng cao hiệu quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học đối với phát triển của ngành đạt các chỉ tiêu sau:

- Nâng cao năng suất rừng tự nhiên lên 1,5 lần cho nhóm cây có giá trị kinh tế; - Phát triển rừng trồng sản xuất với một số lồi cây chủ lực có năng suất cao và bền vững (tăng 1,5 - 2 lần);

- Bảo vệ và phát huy giá trị phòng hộ của các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển.

- Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn đa dạng sinh học, các nguồn gen của rừng, kể cả các nguồn lâm sản ngồi gỗ;

- Cải tiến cơng nghệ đảm bảo khai thác tác động thấp đối với rừng tự nhiên, phát triển công nghệ chế biến gỗ qui mơ vừa và nhỏ, đa dạng hố sử dụng nguồn nguyên liệu.

 Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu:

Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống tổ chức nghiên cứu, kết hợp nghiên cứu với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm đƣa trình độ khoa học cơng nghệ lâm nghiệp đạt ngang tầm các nƣớc trong khu vực. Các mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc là:

Hệ thống tổ chức nghiên cứu phù hợp, có hiệu quả; thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu - đào tạo - phổ cập.

Cán bộ nghiên cứu đƣợc đào tạo đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế, có các cán bộ nghiên cứu đầu ngành đủ năng lực và có tính kế thừa.

Cơ sở hạ tầng và thiết bị nghiên cứu hiện đại đƣợc tăng cƣờng phù hợp với trình độ chung của khu vực.

Xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin, có cơ sở dữ liệu đủ mạnh phục vụ cho nghiên cứu và triển khai áp dụng các kết quả nghiên cứu lâm nghiệp vào thực tiễn sản xuất.

2.1.2.2. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020

a) Ƣu tiên nghiên cứu

Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và Chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ 2010 đã đƣợc phê duyệt, các ƣu tiên nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo các lĩnh vực và chia theo 3 cấp độ ƣu tiên: ƣu tiên cao, ƣu tiên trung bình và ƣu tiên thấp.

Các vấn đề ƣu tiên nghiên cứu đƣợc sắp xếp trong 6 lĩnh vực: 1) Quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng; 2) Chính sách và thể chế lâm nghiệp; 3) Quản lý rừng bền vững; 4) Môi trƣờng rừng và đa dạng sinh học; 5) Lâm học và kỹ thuật lâm sinh (rừng tự nhiên, rừng trồng, lâm sản ngồi gỗ); 6) Cơng nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản.

Giai đoạn 2008 - 2010, dành ƣu tiên cao cho các chủ đề: xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát tài nguyên rừng; chính sách giao đất, giao rừng, đồng quản lí các loại rừng và dịch vụ mơi trƣờng rừng, chính sách hƣởng lợi, phát triển lâm nghiệp xã hội, định giá rừng, xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lí rừng bền vững, lƣợng giá giá trị mơi trƣờng của rừng và cảnh quan, quản lí thiên tai và rủi ro môi trƣờng; cải thiện giống; thâm canh rừng trồng cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ và cải tạo rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm cung cấp gỗ lớn; đánh giá thị trƣờng lâm sản, nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ...

b) Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu

 Sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu

- Mục tiêu chính của sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu là nâng cao hơn nữa hiệu quả nghiên cứu, hạn chế trùng lặp trong các đề tài nghiên cứu. Những vấn đề trọng yếu đƣợc quan tâm là:

Định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nghiên cứu, từng bƣớc định hình các “mũi nhọn” của các tổ chức nghiên cứu trong toàn hệ thống nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

lâm nghiệp thông qua sự phối kết hợp trong nghiên cứu, tổ chức tốt thông tin nghiên cứu, đào tạo…

Sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu trong toàn quốc và trong từng cơ quan nghiên cứu cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới.

- Mối quan hệ phối hợp của các tổ chức nghiên cứu:

Hệ thống nghiên cứu nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp) hiện nay đƣợc tổ chức theo ba cấp: cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Xu hƣớng sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu nông nghiệp sẽ giảm dần cơ quan nghiên cứu ở Trung ƣơng, mở rộng cơ quan nghiên cứu cấp vùng và cấp tỉnh.

Khuyến khích phát triển và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học lâm nghiệp khác, ngoài Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, nhất là các tổ chức nghiên cứu ngoài nhà nƣớc.

Ở các địa phƣơng và cơ sở, khuyến khích các nghiên cứu mang tính tổng kết thực tiễn, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia nghiên cứu lâm nghiệp; có thể hình thành các trung tâm nghiên cứu ở những nơi có nhu cầu cấp thiết và có đủ điều kiện về nguồn lực.

Đƣa nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lâm nghiệp nhƣ một nhiệm vụ thƣờng xuyên của mình đối với các tổ chức trong hệ thống các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các Công ty lâm nghiệp, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu thông qua hệ thống thông tin nghiên cứu chia sẻ chung, cùng tham gia các chƣơng trình nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu có yêu cầu trên diện rộng hay đa ngành, đa lĩnh vực...

- Với việc hình thành các tổ chức nghiên cứu đa dạng, từng bƣớc xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nghiên cứu cho phù hợp và thiết lập mối quan hệ của hệ thống tổ chức nghiên cứu.

- Từng bƣớc hoàn thiện cơ cấu tổ chức nghiên cứu trong cùng một Viện/ Trung tâm cho phù hợp với đặc thù nghiên cứu lâm nghiệp. Phát triển các trung tâm nghiên cứu trên từng lĩnh vực, các nghiên cứu chuyên đề, các trung tâm vùng, các trung tâm chuyển giao kỹ thuật. Có thể hình thành các tổ chức nghiên cứu linh hoạt

trong một thời gian nhất định nhƣ các nhóm nghiên cứu chuyên đề và đa lĩnh vực... - Chú trọng xây dựng quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa viện nghiên cứu với các trƣờng đại học, các viện vùng và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài ngành, các tổ chức phi chính phủ.

- Chuyển đổi mạnh hệ thống quản lý về kế hoạch và tài chính các tổ chức nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu mới của các tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí và doanh nghiệp khoa học. Các tổ chức nghiên cứu phải hƣớng tới đa lĩnh vực, có năng lực cạnh tranh, tham gia đấu thầu các đề tài, dự án trong nƣớc và quốc tế, có uy tín để liên doanh, liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

 Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu lâm nghiệp theo những định hƣớng cơ bản sau:

- Đào tạo toàn diện, chuyên sâu và đồng bộ: đào tạo chuyên sâu ƣu tiên ở các cơ quan nghiên cứu Trung ƣơng, đào tạo toàn diện ƣu tiên cho các cán bộ nghiên cứu ở địa phƣơng.

- Đào tạo đồng bộ và hài hồ giữa cán bộ nghiên cứu có học vị nhƣ Thạc sỹ, Tiến sỹ với các Kỹ sƣ thực hành, các Kỹ thuật viên.

- Chú trọng đúng mức đào tạo nguồn nhân lực nữ trong nghiên cứu.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho các Viện, cơ quan nghiên cứu phải đặc biệt chú ý nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng đại học, nhất là các trƣờng đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chiến lược nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp việt nam đến năm 2020 (Trang 34 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)