Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 62)

ĐVT: Tỷ đồng

Ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất 4.440,0 100 4.977,1 100 5.500,0 100

1. Nông nghiệp – Thủy sản 1.015,9 22,88 1.046,3 21,02 1.077,7 19,59 2.Công nghiệp – Xây dựng 1.653,9 37,25 1.863,7 37,45 2.076,1 37,75 3.Thương mại – Dịch vụ 1.770,2 39,87 2.067,1 41,53 2.346,2 42,66 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ Cùng với tốc độ phát triển khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Theo bảng 3.4, năm 2014, khu vực Nông nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 22,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,25% và khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 39,87%. Bước sang năm 2015, các tỷ trọng tương ứng là 21,02% - 37,45% - 41,53%). Đến năm 2016

cơ cấu nền kinh tế vẫn phát triển theo hướng tích cực, các tỷ trọng tương ứng là 19,59% - 37,75% - 42,66%.

Các quan hệ sản xuất cũng được xây dựng ngày càng phù hợp. Kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Nơng thơn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều cơng trình thủy lợi đã hồn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây cơng nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Về cơ bản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Lữ giai đoạn 2014 - 2016

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ ,000 500,000 1000,000 1500,000 2000,000 2500,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông nghiệp – Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa… tiếp tục được duy trì và phát triển. Tồn huyện đã có 20 trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ làng, khu phố văn hóa đạt 96%... Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại được thực hiện nghiêm túc; công tác bảo vệ môi trường ngày càng được thực hiện tốt.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo cơ cấu trà vụ, sản lượng, năng suất tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt khá. Thu ngân sách vượt kế hoạch. Chi ngân sách đúng nhiệm vụ, đúng chế độ, tiết kiệm, chống lãng phí. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước. Cơng tác giáo dục, y tế, văn hóa phát triển khá tồn diện. Các chế độ, chính sách xã hội đối với người có cơng, các đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo. Quốc phòng - an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Công tác giải quyết khiếu nại - tố cáo, đơn thư đạt nhiều kết quả tích cực. Cơng tác cải cách hành chính, phịng chống tham nhũng được thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tôi chọn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên làm địa bàn nghiên cứu vì những nguyên nhân cơ bản sau: Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, dân số hầu hết sống ở khu vực nông thôn thực hiện sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, trên địa bàn huyện có 15 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chủ yếu cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong sản xuất nơng nghiệp, q trình đổi mới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thành viên và người dân địa phương. Vấn đề đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của huyện đang là một trong những vấn đề được quan tâm và ưu tiên để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.

Để thực hiện luận văn này tơi tiến hành điều tra, khảo sát tồn bộ số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (tổng số 15 Hợp tác xã) trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được cơng bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thu thập số liệu sẵn có liên quan đến hoạt động của các HTX tại các cơ quan như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (Viện chiến lược, chính sách, Cục kinh tế hợp tác & PTNT), Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên, các ban, ngành ở huyện Tiên Lữ; thu thập các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, sách báo, internet,… Việc thu thập các số liệu thứ cấp là căn cứ khoa học để hoàn thiện nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận văn.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được cơng bố, tính tốn chính thức. Nó phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.

Số liệu được thu thập từ 15 HTX DVNN trong huyện bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ và thành viên của HTX trên địa bàn. Tổng số người tham gia lấy ý kiến là 90 người (bình quân 6 người/HTX), tuy nhiên, sẽ căn cứ vào số lượng thành viên của HTX để lựa chọn số người tham gia lấy ý kiến cho phù hợp, đảm bảo độ tin cậy và có tính đại diện cao.

Nội dung mẫu phiếu điều tra gồm các phần: - Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: + Tổng số xã viên, số lao động trong HTX;

+ Tổng số cán bộ quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ HTX; + Tình hình tài sản, vốn quỹ và phân phối lợi nhuận của các HTX;

+ Tình hình cung cấp các hoạt động dịch vụ hỗ trợ của HTX (khả năng cung

ứng dịch vụ, loại dịch vụ, thái độ phục vụ,...) để bảo đảm nhu cầu của thành viên;

- Đối với các thành viên HTX:

+ Các thông tin chung về xã viên HTX: họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hố, địa chỉ…

+ Đánh giá của thành viên về: hiệu quả công tác đổi mới của HTX; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng; tình hình sử dụng dịch vụ của thành viên, chất lượng dịch vụ mà HTX cung ứng ….

vấn trực tiếp nhằm thu thập những thơng tin cần thiết khác ngồi các chỉ tiêu trong phiếu.

Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và thành viên HTX để thu thập số liệu. Số liệu thu thập được tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Những tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: tài liệu về lý luận; tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung; tài liệu thu thập được của huyện Tiên Lữ và các hợp tác xã được nghiên cứu.

Những tài liệu sơ cấp thu được tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tính tốn số liệu thực hiện trên các chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, điều kiện không gian khác nhau, các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu để thấy được các kết quả, sự khác nhau của HTX trước và sau khi thực hiện đổi mới hoạt động.

- Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng các số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh, lao động, vốn của hợp tác xã nhằm phân tích kết quả và hiệu quả công tác đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý nhà nước và chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để đánh giá về thực trạng và các giải pháp thực hiện đổi mới hoạt động của các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ và những vấn đề cần lưu ý, quan tâm giải quyết.

3.2.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là việc đánh giá chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định. Phân tích SWOT được trình bày dưới dạng 1 ma trận 02 hàng và 02 cột chia làm các phần: S - Các điểm mạnh, W - các điểm yếu, O - các cơ hội và T - các thách thức.

- Phân tích các yếu tố bên trong HTX (Các điểm mạnh, điểm yếu) có thê bao gồm: mơ hình tổ chức, nguồn lực, trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động, quy mơ, tài chính, khoa học cơng nghệ,…

- Phân tích các yếu tố bên ngồi HTX (các cơ hội và thách thức) có thể bao gồm: khách hàng, cơ chế chính sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Trên cơ sở đó, lựa chọn các kết hợp để đưa ra các nhóm giải pháp giúp các HTX DVNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thực hiện đổi mới hoạt động đạt hiệu quả.

3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 3.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về quy mơ 3.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về quy mơ

- Số lượng HTX - Cơ cấu bộ máy - Số lượng thành viên

- Số lượng các dịch vụ mà HTX thực hiện - Phạm vi địa bàn hoạt động của HTX

3.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế - Nhóm chỉ tiêu kết quả - Nhóm chỉ tiêu kết quả

+ Tổng doanh thu các hoạt động dịch vụ chủ yếu (DT) + Tổng chi phí (TCP)

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

+ Lợi nhuận thu được của HTX (DT – TCP)

+ Giá trị doanh thu trên một đồng chi phí = (DT/TCP) 3.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ

Để đánh giá được chất lượng hoạt động dịch vụ của các HTX, cần có sự đánh giá của khách hàng, sự cảm nhận của khách hàng đối với các chỉ tiêu như: Sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự bảo đảm, sự đồng cảm, thái độ của người cung cấp dịch vụ và sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ.

- Sự tin cậy là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách tin cậy và chính xác, nó cịn bao gồm sự nhất quán mà ngay từ lần đầu cung ứng dịch vụ, đơn vị cung cấp phải thực hiện đảm bảo dịch vụ tin cậy là một trong những trông

đợi cơ bản của khách hàng.

- Sự bảo đảm là việc thực hiện dịch vụ đảm bảo về số lượng, chủng loại và thời gian cung cấp dịch vụ, ngoài ra phải phục vụ cho khách hàng hài lịng, giao tiếp có kết quả với khách hàng.

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ của người cung cấp dịch vụ: thể hiện việc chăm sóc phục vụ chu đáo, chú ý tới từng cá nhân khách hàng, bao gồm cả khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

- Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ là nói đến số lượng, chủng loại nhiều hay ít của hệ thống các dịch vụ mà đơn vị kinh doanh dịch vụ cung cấp.

- Sự hài lòng của khách hàng: khi khách hàng cảm nhận được chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách thì khả năng tiếp tục sử dụng dịch vụ sẽ cao hơn, cịn nếu khơng đáp ứng được thì khách hàng sẽ từ chối sử dụng dịch vụ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH THÌNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Về số lượng

Huyện Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, trên địa bàn huyện hiện có 15 HTX DVNN đang hoạt động (chiếm 9,8% số HTX DVNN của tỉnh - 153 HTX DVNN). Các HTX DVNN trên địa bàn huyện hoạt động với quy mô là HTX toàn xã thực hiện các dịch vụ mà từng hộ cá thể không làm được hoặc làm khơng có hiệu quả nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp của các thành viên và người dân địa phương. Các dịch vụ chính của HTX như dịch vụ thủy nơng, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng giống, vật tư, phân bón, dịch vụ khuyến nơng, tiêu thụ sản phẩm,...

Bảng 4.1. Tình hình thực hiện các dịch vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Tiên Lữ năm 2016

ĐVT: HTX Dịch vụ Năm 2016 Số HTX thực hiện Tỷ lệ (%) 1. Dịch vụ thủy nông 15 100 2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 15 100 3. Dịch vụ cung ứng giống 6 40

4. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 4 26,67

5. Dịch vụ khuyến nông 15 100

6. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 2 13,33

7. Dịch vụ làm đất 3 20

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ (2016) Qua bảng 4.1 ta thấy các HTX DVNN của huyện chủ yếu thực hiện các dịch vụ đầu vào phục vụ cho q trình sản xuất, trong đó, 100% số HTX đã tổ chức thực hiện được các dịch vụ thủy nông, bảo vệ thực vật, khuyên nông. Các HTX chưa quan tâm đến thực hiện các dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân,.. số lượng các HTX thực hiện các dịch vụ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

4.1.2. Tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012

Luật HTX năm 2012 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 quy định: HTX thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật này thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, tức là phải hoàn thành xong trước ngày 1/7/2016.

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở NN & PTNT tỉnh Hưng Yên và phòng NN & PTNT huyện Tiên Lữ, các HTX đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về vật chất và tinh thần thông qua sự nhất cao của toàn thể thành viên trong HTX khi thực hiện Đại hội thành viên để tiến hành công cuộc đổi mới. Các HTX trong huyện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng NN & PTNT đã tiến hành Đại hội xã viên thơng qua đó tun truyền chủ trương, chính sách của nhà nước về vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động của loại hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)