Chủ đề về chăm sóc tinhthần cho trẻ

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.1.2 Chủ đề về chăm sóc tinhthần cho trẻ

Sức khỏe tinh thần (SKTT) ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Khơng chỉ chăm sóc trẻ về mặt thể chất, gia đình (mà quan trọng nhất là vai trị của cha mẹ) cịn là mơi trường ni dưỡng, chăm sóc trẻ về tinh thần. Cha mẹ chăm sóc tinh thần của con cái khỏe mạnh cũng quan trọng như chăm sóc cho chúng có một cơ thể khỏe mạnh. Ở tuổi ấu thơ, gia đình là cả thế giới của trẻ, cha mẹ là những tấm gương, là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin khi bước ra cuộc sống.

Khỏe mạnh về mặt tinh thần trong suốt thời thơ ấu bao gồm việc đạt đến các mốc phát triển và cảm xúc, đồng thời học các kỹ năng xã hội lành mạnh và cách đối phó khi có vấn đề. Trẻ em khỏe mạnh về mặt tinh thần có nhiều khả năng có chất lượng cuộc sống tích cực và có nhiều khả năng hoạt động tốt ở nhà, ở trường và trong cộng đồng [89]. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái khỏe mạnh và thành công. Tuy nhiên, Mỗi bậc cha mẹ lại có những đặc điểm cá nhân khác nhau, mỗi gia đình lại có một hồn cảnh khác nhau và do đó con cái họ cũng được chăm sóc khác nhau và có những trải nghiệm khác nhau.

Về vai trị của cha mẹ trong chăm sóc tinh thần cho trẻ, theo nghiên cứu của Westley và Epstein (1969), SKTT của trẻ có mối liên hệ trực tiếp với mối quan hệ tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ. Những cha mẹ nào cân bằng được công việc với trách nhiệm chăm sóc con cái thì con cái họ sẽ khỏe mạnh hơn những đứa trẻ khác [dẫn theo 24].

Theo nghiên cứu của Wolicki S.B. và cộng sự (2021), SKTT ở cha mẹ kém liên quan đến SKTT và thể chất kém ở trẻ em. Theo đó, nghiên cứu này yêu cầu các bậc cha mẹ (hoặc những người chăm sóc có vai trị như cha mẹ) báo cáo về SKTT và thể chất của bản thân và con cái họ. Kết quả cho thấy, cứ 14 trẻ em trong độ tuổi từ 0-17 có cha hoặc mẹ có SKTT kém thì 1 trẻ có sức khỏe tổng quát kém, bị khuyết tật về tâm thần, cảm xúc hoặc phát triển, có những trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi như tiếp xúc với bạo lực hoặc đổ vỡ gia đình bao gồm ly hơn, và sống trong cảnh nghèo đói [126]. Tương tự, theo Integrisok (2021) cũng cho rằng, cách nuôi dạy con cái và SKTT của cha mẹ là những nguyên nhân chính tác động đến tinh thần của trẻ. Cha mẹ không nên bỏ bê con cái của mình, nhưng cũng khơng nên bao bọc con cái quá mức. Việc cha mẹ thường xuyên bảo vệ con cái quá mức sẽ tước đi cơ hội để chúng đối phó với các tình huống căng thẳng, lo lắng. Trẻ khơng có khả năng xử lý các tình huống đúng cách có thể dẫn đến phát triển chứng rối loạn lo âu. Và trong một số trường hợp nhất định, sự bao bọc quá mức của cha mẹ có thể dẫn đến những tác dụng ngược. Trẻ em có thể đã quá quen với việc được cha mẹ bao bọc quá mức và trong một số tình huống nhất định, chúng cảm thấy độc lập hơn khi làm ngược lại những gì cha mẹ chúng rao giảng. Ví dụ, cha mẹ bảo vệ con cái họ khỏi ma túy và rượu có thể dẫn đến việc trẻ em quá tò mò và cuối cùng dẫn đến lạm dụng chất kích thích [99]. Đồng quan điểm, năm 2021, nghiên cứu của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho thấy, SKTT của trẻ em được kết nối và được hỗ trợ bởi SKTT

của cha mẹ chúng. Sự phát triển lành mạnh của một đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ (và phụ thuộc vào những người chăm sóc đóng vai trị như cha mẹ). SKTT của cha mẹ và con cái được kết nối theo nhiều cách. Những bậc cha mẹ có vấn đề về SKTT (ví dụ như trầm cảm hoặc lo lắng, sợ hãi), có thể gặp khó khăn hơn trong việc chăm sóc con cái của họ so với những cha mẹ có SKTT tốt. Cha mẹ và con cái cũng có thể gặp phải những rủi ro chung, chẳng hạn như tính dễ bị tổn thương do di truyền, sống trong mơi trường khơng an tồn và đối mặt với sự phân biệt đối xử hoặc thiếu thốn [89].

Dành thời gian bên con là một chỉ báo thể hiện sự chăm sóc của cha mẹ đối với SKTT của con cái. Theo báo cáo của trang Thông tin dành cho các bậc cha mẹtừ các bác sĩ nhi khoa của Canada (2017), cha mẹ giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ bền chặt với gia đình và bạn bè (ví dụ như dành thời gian ăn tối cùng nhau). Việc cha mẹ thường xuyên hiện diện trong cuộc sống của trẻ đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp chúng phát triển khả năng đương đầu với ngoại cảnh. Một số biện pháp khác mà cha mẹ có thể làm để quan tâm đến SKTT tình cảm của con như dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề; giúp trẻ phát triển lòng tự trọng, để chúng cảm thấy hài lòng về bản thân, khen ngợi khi chúng làm được việc tốt. Cha mẹ cũng thường xuyên ghi nhận những nỗ lực của con cái cũng như những gì chúng đạt được. Cha mẹ quan tâm đến các hoạt động và sở thích của con, giúp con đặt ra những mục tiêu thực tế, lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của con cái. Khi trẻ cảm thấy buồn hoặc tức giận cha mẹ nên khuyến khích con nói về cảm giác của chúng. Cha mẹ cũng có thể giúp con tìm một người để nói chuyện nếu chúng khơng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với cha mẹ. Và điều quan trọng là cha mẹ nên tạo một mơi trường gia đình an tồn, tích cực. Bên cạnh đó, để quan tâm đến tinh thần của con, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông của con, cả về nội dung và lượng thời gian con cái xem tivi, internet và các thiết bị chơi game. Cha mẹ cũng hướng dẫn con nhận biết người mà chúng có thể tương tác trên mạng xã hội và trò chơi trực tuyến. Cha mẹ luôn phải cẩn thận khi thảo luận về các vấn đề nghiêm trọng của gia đình trước mặt con cái (như các vấn đề tài chính, hơn nhân hoặc bệnh tật), bởi những điều này có thể khiến trẻ lo lắng. Và cha mẹ hãy trở thành hình mẫu để con cái học tập theo bằng cách chăm sóc SKTT của chính mình [98].

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt trong chăm sóc tinh thần cho con cái của các bậc cha mẹ ở thành thị và nông thôn, năm 2019 các nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thu thập thông tin từ các bậc cha mẹ về SKTT của trẻ em. Các bậc cha mẹ được hỏi các câu hỏi về sức khoẻ tinh thần của con họ, sức khoẻ tinh thần của bản thân họ, về khu vực lân cận cùng các yếu tố cá nhân và cộng đồng khác. Cha mẹ của trẻ em bị rối loạn tâm thần, hành vi và phát triển ở các vùng nông thôn (vùng nông thôn biệt lập, vùng nông thôn nhỏ và

vùng nông thôn rộng lớn kết hợp) thường cho biết họ gặp khó khăn về thu nhập của gia đình hơn so với cha mẹ của trẻ em mắc các chứng rối loạn này ở khu vực thành thị [91].

Về vai trị giới trong các thực hành chăm sóc con cái của cha mẹ, các nghiên cứu thường tập trung vào các câu hỏi liên quan đến những hoạt động của người mẹ dành cho con cái họ, và ảnh hưởng của người mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Vai trò của người cha chỉ được chú trọng vào đầu những năm 1970 [106]. Các thế hệ học giả tiếp theo định nghĩa sự tham gia của người cha theo lượng thời gian họ dành cho con, bất kể họ thực hiện loại hoạt động nào. Sau đó, các nghiên cứu dần chuyển hướng sang chủ đề về sự tham gia của cha khi họ cam kết trực tiếp chăm sóc ni dạy và vui chơi với con, thơng qua các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ [114]. Người cha có vai trị quan trọng đối với SKTT của con cái mặc dù họ không thường xuyên được đưa vào các nghiên cứu như các bà mẹ. Nghiên cứu của Wolicki S.B. và cộng sự (2021) đã xem xét vai trị của các ơng bố và những người chăm sóc là nam giới khác và tìm thấy mối liên hệ giữa SKTT của họ với SKTT của con họ cũng tương tự như mối liên hệ giữa các bà mẹ và những người chăm sóc là nữ khác đối với tinh thần của con cái [126]. Các nhà xã hội học cũng chỉ ra rằng việc chia sẻ đồng đều trách nhiệm chăm sóc con cái giữa cha và mẹ báo hiệu sự cam kết ổn định và sự hài lòng về mối quan hệ của họ từ cả cha và mẹ [90].

Trong việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái của cha và mẹ, năm 2010, nghiên cứu của Teubert D., Pinquart M., đưa ra quan điểm cho rằng các ông bố và các bà mẹ nên đóng góp cơng sức như nhau trong việc ni dạy con cái. Có nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng việc cha mẹ cùng tham gia chăm sóc sẽ có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ [122], nhưng việc đánh giá tác động của hoạt động này với sự phát triển và nhận thức của trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Sử dụng dữ liệu từ 2.027 gia đình tại Hà Lan, nghiên cứu của Renske Keizer và cộng sự (2020) phân tích việc chia sẻ trách nhiệm của cha mẹ đã tác động trực tiếp đến các hoạt động vui chơi giải trí và phát triển nhận thức của trẻ em. Nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng chứng minh cho giả thuyết rằng việc chia sẻ trách nhiệm như nhau của cha mẹ đối với các hoạt động vui chơi giải trí của con đóng vai trị là tác nhân trung gian giúp cha mẹ giáo dục trẻ phát triển nhận thức [102].

Qua các nghiên cứu nước ngồi tiếp cận được, có thể thấy vai trị quan trọng của cha mẹ trong chăm sóc tinh thần cho con và quan trọng nhất là SKTT của conphụ thuộc nhiều vào SKTT của của cha mẹ, những người trực tiếp và chăm sóc trẻ nhiều nhất trong gia đình.

Một phần của tài liệu LA LuongThiThuTrang-Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w