Đơn vị tính: (%)
Các loại tài sản trong gia đình
(N=412)
Mức sống của gia đình tại địa phương
Khá Trung bình Nghèo
Nhóm tài sản thiết yếu
Bếp ga 97,6 97,2 76,2 Điện thoại di động 96,3 95,2 85,7 Xe máy 98,8 93,4 90,5 Tủ lạnh 100,0 91,7 66,7 Tivi 97,6 89,0 85,7 Máy giặt 95,1 85,5 42,9 Internet tại nhà 87,8 62,8 66,7 Điều hịa nhiệt độ 80,5 66,9 28,6 Bình nước nóng lạnh 86,6 64,8 23,8
Các loại tài sản trong gia đình
(N=412)
Mức sống của gia đình tại địa phương
Khá Trung bình Nghèo Nhóm tài sản trung bình Máy vi tính để bàn 42,7 25,9 14,3 Máy tính xách tay 42,7 26,2 4,8 Lị vi sóng 46,3 23,1 14,3 Video/đầu đĩa 40,2 19,7 4,8
Truyền hình cáp/ đầu kỹ thuật số 39,0 18,3 4,8
Nhóm tài sản cao cấp
Bếp từ 41,5 31,4
Máy hút bụi, hút ẩm 20,7 8,3
Ơ tơ 15,9 6,6 Máy tập thể dục thể thao 12,2 4,5
Máy quay phim 7,3 6,2
Nhạc cụ (piano, organ…) 4,9 2,8
Máy rửa chén, bát 4,9 1,7
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Từ bảng số liệu trên (bảng 3) có thể thấy, nhóm gia đình có mức sống khá giả thường sở hữu nhiều tài sản hơn và các tài sản của họ cũng thường đắt tiền hơn so với các hộ có mức sống trung bình và nghèo. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất trong số các tài sản cao cấp như: bếp từ (41,5% nhóm gia đình khá giả có); máy hút bụi, hút ẩm (20,7% nhóm gia đình khá giả có) ơ tơ (15,9% nhóm gia đình khá giả có); máy tập thể dục thể thao (12,2% nhóm gia đình khá giả có); máy quay (7,3% nhóm gia đình khá giả có); nhạc cụ (4,9% nhóm gia đình khá giả có); máy rửa chén, bát (4,9% nhóm gia đình khá giả có), trong khi nhóm các gia đình nghèo khơng có các loại tài sản này.
Các nguồn thu nhập của gia đình: Các gia đình có thể có thu nhập từ nhiều nguồn khác
nhau. Trong số 412 bậc cha mẹ tham gia cuộc nghiên cứu (đại diện cho 412 gia đình) cho biết: số gia đình có thu nhập từ trồng trọt, chăn ni là 28,2%, số gia đình có thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ là 18,9%; số gia đình có thu nhập từ việc làm chun mơn có lương chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,6%; số gia đìnhcó thu nhập từ tiền gửi về/ nhận được 5,6%; số gia đình có thu nhập từ lương hưu/trợ cấp của nhà nước 3,2%; số gia đình có thu nhập từ cho th nhà/đất 3,4%; số gia đình có thu nhập từ các nguồn khác 2,9%.
Người có thu nhập chính trong gia đình: Các số liệu từ cuộc khảo sát cho thấy, chỉ có
11,4% các gia đình do người vợ mang lại nguồn thu nhập chính; cịn có tới 40,3% các gia đình do người chồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình; và các gia đình có thu nhập của vợ và chồng ngang nhau là 48,3%.
Gia đình có người đi làm ăn xa: Trong số 412 mẫu nghiên cứu đại diện cho 412 gia đình
thì có tới 85,7% các gia đình khơng có người đi làm ăn xa (cả hai vợ chồng cùng ở nhà, làm việc và chăm con. Chỉ có 14,3% số gia đình có người đi làm ăn xa (mà chủ yếu là người chồng đi làm ăn xa).
Số thế hệ cùng sinh sống trong gia đình: Số gia đình chỉ gồm hai thế hệ (cha mẹ và con
cái) trong cuộc khảo sát chiếm gần 2/3 số mẫu (64,6%); các gia đình có ba thế hệ trở lên (ơng bà, cha mẹ và con cái) chiếm 32,3% và đặc biệt có tới 3,2% các gia đình có bốn thế hệ cùng sinh sống.
Số con trong gia đình: Cuộc khảo sát cịn tìm hiểu về số con trong mỗi hộ gia đình từ 1 - 5
gia đình có 3 con đứng thứ 2 với 32,8%; các gia đình có 4 con đứng thứ ba với 9,5%; Số gia đình có 1 con là 7,8% và có tận 2,4% các gia đình trong cuộc nghiên cứu có 5 con. Gộp chung các gia đình có từ 3 con trở lên chiếm gần một nửa các gia đình trong cuộc nghiên cứu (44,7%).
Số con trong độ tuổi 6-11 ở các gia đình: Luận án tìm hiểu sâu số con lứa tuổi 6-11 (6-11
tuổi) trong mỗi gia đình để hiểu những tương đồng và khác biệt của gia đình có nhiều con và gia đình 1 con ở độ tuổi này có sự khác nhau như thế nào trong việc chăm sóc con cái của các bậc cha mẹ ở nông thôn Vũ Thư.
Biểu đồ 3: Số con trong độ tuổi 6-11 ở các gia đình
Đơn vị tính: (%)
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Biểu đồ 3 cho thấy, các gia đình có 1 con lứa tuổi 6-11 6-11 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,3%; các gia đình có 2 con trong độ tuổi 6-11 là 32,5% và có 4,1% các gia đình có 3 con trong độ tuổi này.
Có con bỏ học giữa chừng: 100% các gia đình trong cuộc khảo sát khơng có con ở độ tuổi
6-11 bỏ học giữa chừng hoặc không đi học. Cùng với các chính sách phổ cập giáo dục tiểu học của nhà nước, qua tìm hiểu từ lãnh đạo địa phương, các xã của huyện Vũ Thư trong cuộc khảo sát cũng khơng có trường hợp nào trẻ em lứa tuổi 6-11 khơng được tới trường. Thậm chí có một tỷ lệ rất nhỏ trẻ em tàn tật, khuyết tật, gia đình vẫn cố gắng cho các em tới trường để học tập và hòa nhập với cộng đồng, địa phương và nhà trường cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho các em có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn này.
Những khó khăn gặp phải trong chăm sóc con cái: Chỉ có 15% các bậc cha mẹ cho biết
gia đình khơng gặp khó khăn gì trong q trình chăm sóc con. Cịn lại các gia đình khác gặp một số khó khăn tập trung vào một số nhóm chính như “Thời gian làm việc quá nhiều” (58,7%); “Gia đình nội, ngoại ở xa khơng có người hỗ trợ” (12,9%) và “Thu nhập thấp không đủ trang trải” (29,1%).
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận án tập trung xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, làm nền tảng cho việc triển khai và kiểm chứng các vấn đề nghiên cứu trên thực địa.
Về lý luận
Luận án làm rõ nội hàm của khái niệm “CSTE trong gia đình” bao gồm các hoạt động cơ bản là: cha mẹ chăm sóc về thể chất, chăm sóc về tinh thần và chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ em.
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về CSTE là cơ sở lý luận chính trị cho việc phân tích những vấn đề thực tiễn đặt ra về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và gia đình đối với thực hiện CSTE gắn với điều kiện về kinh tế- xã hội trong quá trình phát triển của đất nước.
Áp dụng những luận điểm chính của lý thuyết cấu trúc-chức năng cho phép luận án xem xét sự vận hành của gia đình mà cha mẹ là nhân tố chính trong CSTE diễn ra như thế nào, các hoạt động đó chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào và các mức độ ảnh hưởng khác nhau ra sao. Lý thuyết xã hội hóa được vận dụng giúp luận án tìm hiểu những khn mẫu hoạt động chăm sóc khác nhau của các bậc cha mẹ đối với trẻ 6-11 tuổi nhằm nuôi dưỡng, phát triển thể chất và hình thành nhân cách các em. Cách tiếp cận văn hóa giúp tìm hiểu và phân tích những ảnh hưởng của sự bảo lưu văn hóa truyền thống đến việc CSTE ở các gia đình Việt Nam nói chung, ở khu vực nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng, đặc biệt là sự phân cơng giữa người cha và người mẹ trong việc chăm sóc con cái.
Về thực tiễn
Việc tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi 6-11 và giới thiệu chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đặc điểm và điều kiện sống của mẫu nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn khái quát về những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới quá trình CSTE ở các gia đình nơng thơn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây chính là tiền đề cho việc nghiên cứu thực nghiệm ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NƠNG THƠN
Như đã trình bày ở chương 2, lý thuyết cấu trúc chức năng được vận dụng để xem xét chức năng CSTE của các gia đình, mà chăm sóc về thể chất là một trong những nội dung cơ bản của việc thực hiện chức năng CSTE, là hoạt động có ý nghĩa nền tảng, tạo điều kiện cho mọi hoạt động khác trong CSTE. Cha mẹ chăm sóc về thể chất cho trẻ trong các gia đình ở nơng thơn huyện Vũ Thư, trước hết thể hiện ở cách các bậc cha mẹ quan tâm đến chăm sóc về dinh
dưỡng và chăm sóc về y tế (khám chữa bệnh) cho trẻ để trẻ có thể chất khỏe mạnh, khơng đau
ốm.
3.1Cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho con
Nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ em có vai trị rất quan trọng nhằm đảm bảo không chỉ cho sự phát triển của cơ thể trẻ mà còn đáp ứng được các hoạt động thể lực đa dạng và khả năng học tập, vui chơi của các em [123]. Chất lượng bữa ăn đóng vai trị quan trọng trong phát triển tầm vóc và trí lực của trẻ em; đặc biệt, đối với trẻ em lứa tuổi 6-11, thời điểm cơ thể tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì, nhu cầu dinh dưỡng cần được quan tâm đúng mực cho sự phát triển tồn diện [60] [70].
Luận án tìm hiểu việc cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong các gia đình nơng thơn huyện Vũ Thư ở các hoạt động như: cha mẹ cân đối các loại thức ăn thường cho
con ăn; cha mẹ bồi dưỡng thêm các loại thực phẩm đắt tiền khi con ốm; cha mẹ cho con uống sữa ở nhà và tham gia chương trình sữa học đường ở trường.
3.1.1Cha mẹ cân đối các loại thức ăn thường cho con ăn
Các loại thức ăn mà cha mẹ thường cho con ăn trong các bữa ăn hàng ngày là một chỉ báo quan trọng nói lên nhận thức, sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ tới thể chất của con cái. Trẻ được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý sẽ phát triển toàn diện hơn, khỏe mạnh hơn và khả năng học tập cũng tốt hơn.
Biểu đồ 4: Các loại thức ăn cha mẹ thường chú ý cho con ăn
Nguồn: Số liệu từ cuộc khảo sát
Thịt cá, rau củ là những loại thức ăn phổ biến trong bữa cơm của các gia đình Việt Nam hiện nay nói chung, ở Vũ Thư nói riêng. Những thực phẩm này đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất đạm, chất xơ…) cho SKTC của mỗi người. Theo số liệu từ cuộc nghiên cứu, các bậc cha mẹ khá quan tâm đến vấn đề cho con ăn gì, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mà có sự thay đổi linh hoạt. Mặc dù trẻ em đa số khơng thích ăn rau củ bằng các loại thức ăn khác, tuy nhiên các bậc cha mẹ khá chú ý về vấn đề này và cho con ăn cân bằng các loại thức ăn. Có 74% các bậc cha mẹ tham gia cuộc nghiên cứu chú ý cho con cái ăn các thức ăn nhiều rau củ, cao nhất trong các nhóm thức ăn được các cha mẹ lựa chọn cho con ăn (biểu đồ 4). Thực tế phỏng vấn sâu các bậc cha mẹ ở Vũ Thư cho biết, họ phải chú ý bổ sung các thực phẩm rau củ cho con vì vấn đề sức khỏe của con chứ khơng phải vì điều kiện kinh tế gia đình nghèo mà phải ép con ăn rau củ (hộp 1).
Hộp 1: Lý do cha mẹ muốn con ăn nhiều rau củ
“Bé nhà em nó khơng thích ăn rau mấy đâu, nhưng phải ép nó ăn ấy. Cứ vài hơm nó khơng chịu ăn rau là biết ngay, bị táo bón đến là khổ”. (PVS. Chị Vũ Thị
Vân A., có con học lớp 1 Trường tiểu học xã Vũ Tiến).
“Em tồn phải ép con ăn rau ấy chứ nó lười ăn lắm. Ăn rau nhiều nó mới rỗng ruột ra chứ ăn mỗi cơm với thịt sợ thiếu chất xơ ấy”. (PVS. Chị Phạm Thị B. có con học lớp 4 Trường tiểu học xã Nguyên Xá).
“Ơi em làm đủ trị, hết dụ dỗ đến ép buộc mấy đứa mới chịu ăn rau. Nhưng hoa quả thì chúng nó cũng thích ăn đấy, thích ăn vặt”. (PVS. Chị Hồng Thị H. Có
2 con (lớp 1 và lớp 5) Trường tiểu học xã Hịa Bình).
Bên cạnh đó, những loại thức ăn giàu chất đạm (protein) như các loại thịt, cá cũng là nhóm thực phẩm được các bậc cha mẹ chú ý cho con ăn. Có 72,8% các bậc cha mẹ chú ý cho con ăn các loại thức ăn là thịt; thức ăn là các loại cá được 54,1% các bậc cha mẹ chú trọng. Trong điều kiện cơng nghiệp hóa và kinh tế xã hội đã khá phát triển như hiện nay, nhiều thực phẩm chế biến sẵn đã được sản xuất phổ biến để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ở các gia đình nơng thơn Vũ Thư trong cuộc khảo sát, có 4,1% các gia đình có điều kiện hơn cịn cho con ăn thêm các loại thức ăn chế biến sẵn, cũng như đa dạng hơn về các loại thực phẩm cho con cái họ (xem biểu đồ 4). Con số này có thể cịn tăng cao hơn nhiều trong thời gian tới. Điều này là phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Có thể thấy các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát đã chú ý thay đổi các nhóm thức ăn theo khẩu vị và sở thích của con cái để đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp cho con.
3.1.2Cha mẹ bồi dưỡng thêm các loại thực phẩm đắt tiền khi con ốm
Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ nói chung và các bậc cha mẹ ở nơng thơn huyện Vũ Thư nói riêng, ai cũng yêu thương và quan tâm đến con cái mình, cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên vì nhận thức của các bậc cha mẹ và hồn cảnh của các gia đình là khác nhau nên mỗi gia đình lại có cách chăm sóc, quan tâm, ni nấng con cái họ khác nhau.
Cũng cần phải nói thêm thế nào là “thực phẩm đắt tiền”? Khi tiến hành hỏi câu hỏi này, các bậc cha mẹ được giải thích rằng “thực phẩm đắt tiền là những thực phẩm con cái họ không được dùng thường xuyên, phổ biến mà chỉ được dùng trong những trường hợp đặc biệt giống như một phần thưởng, một món quà, thể hiện một sự cố gắng đầu tư lớn của cha mẹ dành cho con cái họ khi chúng bị đau yếu nhằm kích thích chúng vui vẻ, ăn/uống nhiều hơn để có sức khỏe đẩy lùi bệnh tật”. Có gia đình có điều kiện để đầu tư cho con nhưng cũng có nhiều gia đình khơng thể đáp ứng được điều này phụ thuộc vào một số đặc điểm về gia đình như phân tích trong bảng 4.
Khi con ốm, có gần 68% các bậc cha mẹ được hỏi đã đầu tư bồi dưỡng thêm các loại thực phẩm hoặc sữa đắt tiền. Các bậc cha mẹ trẻ tuổi có xu hướng quan tâm đến việc bồi dưỡng thêm các loại thực phẩm hoặc sữa đắt tiền cho con khi con ốm cao hơn các bậc cha mẹ ở các nhóm tuổi lớn hơn. Tỷ lệ này ở nhóm cha mẹ trẻ nhất là 76,5% và chỉ cịn 54,1% ở nhóm cha mẹ già nhất. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các nhóm cha mẹ càng trẻ tuổi
càng dễ thích ứng với cơng nghệ và học hỏi các phương pháp ni con từ cơng nghệ. Chính vì thế, trước bất cứ vấn đề gì của con cái, họ có xu hướng dễ tìm ra/trao đổi trên mạng internet hướng xử lý tốt hơn so với các bậc cha mẹ ở nhóm lớn tuổi hơn, có thể vì thế họ dễ tiếp cận được các thơng tin và lợi ích của các loại thực phẩm, sữa tốt để bồi dưỡng thêm cho con khi đau ốm (bảng 4).