Giải pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN

3.2.4. Giải pháp chuyển giao rủi ro tín dụng

· Quy định các trường hợp khách hàng vay vốn phải thực hiện việc mua bảo hiểm

Mua bảo hiểm tín dụng là một hình thức nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khách hàng là người đầu tiên trực tiếp hứng chịu và ngân hàng sẽ là người bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, việc mua bảo hiểm là hình thức chia sẻ rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì cơng ty bảo hiểm sẽ là người chịu phần rủi ro đó, khách hàng và ngân hàng sẽ khơng phải chịu thiệt hại, không ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Chi nhánh áp dụng việc mua bảo hiểm tiền vay và tài sản đảm bảo như là một điều kiện vay vốn để phân tán rủi ro. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa có một quy định cụ thể về đối tượng và loại bảo hiểm cụ thể phải mua nên nhiều khách hàng không đồng ý thực hiện việc mua bảo hiểm vì khơng phải khách hàng nào cũng có thể hiểu hết mục đích của việc mua bảo hiểm. Do đó, Chi nhánh cần có một quy định rõ về đối tượng vay vốn phải mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, tài sản liên quan đến vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp vay vốn hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Ví dụ như: các khách hàng kinh doanh

trong các lĩnh vực có độ rủi ro cao như xăng dầu, ga…thì phải mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn; các doanh nghiệp có tài sản thế chấp là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…thì phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản thế chấp. Trong hợp đồng bảo hiểm có quy định rõ quyền thụ hưởng bảo hiểm thuộc về Chi nhánh. Như vậy thì biện pháp đảm bảo bằng tài sản Chi nhánh đang thực hiện mới được đảm bảo chắc chắn hơn.

· Quy định các trường hợp khách hàng vay vốn phải thực hiện việc bảo lãnh ngân hàng

Chi nhánh cần phải có một quy định đối với các trường hợp khách hàng vay vốn phải có bảo lãnh ngân hàng.

- Đối với các nhà cung cấp của khách hàng vay vốn: Chi nhánh cần yêu cầu các nhà cung cấp của khách hàng vay vốn khi ứng trước tiền mua vật tư hàng hóa thì phải có bảo lãnh ứng trước của ngân hàng có uy tín. Đối với các hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa có giá trị lớn, Chi nhánh cần yêu cầu các nhà cung cấp phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng để đảm bảo cho nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn được thực hiện liên tục và không bị gián đoạn.

- Đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của khách hàng vay vốn: Khi khách hàng vay vốn bán hàng chưa thanh toán tiền thì phải yêu cầu các nhà tiêu thụ phải có bảo lãnh thanh tốn của ngân hàng có uy tín.

· Nghiên cứu sử dụng các cơng cụ phái sinh hàng hóa

Chi nhánh có thể nghiên cứu và sử dụng các công cụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Trong điều kiện như hiện nay thì có thể áp dụng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng giao sau hoặc các hình thức như đơn đặt hàng, đặt cọc mua hàng ứng trước để kiểm sốt chi phí đầu vào và ổn định giá cả đầu ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)